5. Ý nghĩa của đề tài
2.3.2. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh hóa
2.3.2.1. Phương pháp xác định mùi thơm
Theo phương pháp của “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa” (IRRI, 1996), [32]. Mỗi mẫu sử dụng 30 hạt gạo, ngâm vào 20ml dung dịch KOH 0,1N trong 5 phút ở nhiệt độ 50°C. Sau đó xác định độ thơm bằng cảm quan.
Cấp 0 Không thơm
Cấp 1 Hơi thơm
Cấp 2 Thơm
2.3.2.2. Phương pháp xác định độ bền thể gel
Xác định theo phương pháp của Tang và cộng sự, 1991.
Các mẫu để cùng phòng 2 ngày cho độ ẩm bằng nhau, nghiền mẫu và rây thành bột mịn 100 mesh. Cách tiến hành:
‒ Cân mỗi mẫu 100mg cho vào ống nghiệm (mỗi mẫu lặp lại 3 lần). Cho vào ống nghiệm 0,1ml ethanol 95% có chứa 0,025% thymol blue. Thêm 2ml KOH 0,2N. Lắc trên máy Vortex genie ở tốc độ 6 để trộn, bịt ống nghiệm bằng giấy nhôm.
‒ Đun các ống nghiệm trong nồi chưng cách thủy đang sôi trong 8 phút rồi lấy ra để yên 5 phút, sau đó làm lạnh trong nước đá 20 phút.
‒ Đặt các ống nghiệm nằm ngang trên giấy kẻ ô, để gel chảy từ từ. Sau 1 giờ đọc kết quả: đo chiều dài gel từ đáy ống nghiệm đến mí gel.
Phân loại gel theo “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa”, IRRI(1996), [32].
Độ dài thể gel Độ bền thể gel
> 80 mm Rất mềm 61 – 80 mm Mềm 41 – 60 mm Trung bình 36 – 40 mm Hơi cứng < 35mm Cứng 2.3.2.3. Phương pháp xác định độ hóa hồ
Xác định theo phương pháp của Little và cộng sự, 1958.
Độ hóa hồ được xác định bằng dung dịch KOH 1,7% trong 23 giờ ở nhiệt độ 30°C: Dùng đĩa Petri xếp 6 hạt gạo đã chà trắng vào mỗi hộp, xếp các hạt gạo cách
nhau để khi các hạt gạo tan ra không đụng vào nhau. Cho vào 10ml KOH 1,7%, đậy nắp hộp rồi để nguyên trong 23 giờ.
Đánh giá độ hóa hồ theo tiêu chuẩn hệ thống đánh giá mẫu của “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa”, IRRI (1996), [32].
Độ tan trong kiềm Điểm Phân loại ĐHH
Hạt gạo còn nguyên, màu trắng bột. 1 Cao
Hạt gạo phồng lên. 2 Cao
Hạt gạo phồng lên, chưa rõ nét, hẹp trắng bột. 3 Cao
Hạt gạo phồng, viền rộng, rõ nét, tâm nhòe trắng đục. 4 Trung bình Hạt gạo rã ra, nứt, tâm nhòe đục, viền rõ trong suốt. 5 Trung bình Hạt gạo tan ra bờ viền, tâm nhòe đục, viền rõ trong suốt. 6 Thấp Hạt gạo tan hết quyện vào nhau, tâm và viền trong suốt. 7 Thấp
2.3.2.4. Phương pháp xác định hàm lượng prôtêin
Xác đinh bằng phương pháp Micro – Kjeldahl (Yoshida et al., 1976), (Lê Doãn Diên, 2002) [11].
Cách tiến hành:
Nguyên liệu – hóa chất – thiết bị.
‒ Nguyên liệu: mẫu gạo lức xay nhuyễn được sấy khô tuyệt đối.
‒ Hóa chất: hỗn hợp xúc tác là K2SO4/CuSO4 (9:1), H2SO4 0,01N, nước cất vô đạm, cồn 96º, acid Tricloacetic (TCA), thuốc thử đỏ Methyl.
‒ Thiết bị: bếp đun, máy cất đạm PARNAS – WARGNER.
Tiến hành thí nghiệm
‒ Vô cơ hóa mẫu: cân 0,5g nguyên liệu cho vào bình Kjeldahl, thêm vào đó vài giọt nước cất 2 lần để thấm ướt bột, cho 10ml H2SO4 đậm đặc + 2 – 3 giọt H2O2 30%. Để nghiêng bình trên bếp và đặt trong tủ đốt, đun 2 – 3 giờ cho đến khi
dung dịch trở nên trong suốt, để nguội và chuyển dung dịch sang bình định mức 100ml, tráng bình nhiều lần bằng nước cất 2 lần, cho nước đến vạch 100ml.
‒ Cất đạm: Lấy 10ml dung dịch đạm đã vô cơ hóa pha loãng và 10ml NaOH 30% cho vào bình chưng cất (cho mẫu vào trước và tráng phễu sạch bằng nước cất rồi mới cho NaOH vào).
‒ Bình hứng NaOH: Cho vào bình 10ml 0,01N và 3 giọt Methyl đỏ (thuốc thử), lưu ý đặt bình hứng sao cho đầu ống sinh hàn ngập trong dung dịch H2SO4 0,01N.
‒ Chuẩn độ bằng NaOH 0,01N, quá trình kết thúc khi dung dịch chuyển từ màu vàng đỏ sang màu vàng nhạt.
Cách tính nitơ tổng số: d a b B A Nts × × × × − =( ) 0,0014 100 %
Trong đó: A: số ml H2SO4 cho vào bình hứng B: số ml NaOH 0,01N chuẩn độ lượng H2SO4dư a: số gram nguyên liệu đem thí nghiệm
b: tổng số ml dung dịch mẫu
d: số ml dung dịch mẫu cho vào máy cất Công thức tính hàm lượng prôtêin thô:
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số đặc điểm hình thái và nông sinh học có giá trị chọn giống
3.1.1. Một số tính trạng hình thái thân.
3.1.1.1. Màu sắc thân, lá
Các dòng lai sử dụng trong nghiên cứu đều có thân màu xanh, ở cả vụ xuân và vụ mùa. Hầu hết các giống lúa hiện nay đều có thân màu xanh, thân màu xanh tạo điều kiện thuận lợi cho sự quang hợp và làm tăng năng suất sinh học của lúa.
Hình 3.1. Màu sắc thân các dòng lúa
3.1.1.2. Tính trạng chiều cao cây
Bảng 3.1. Kết quả thống kê về chiều cao cây vụ xuân
Dòng Mẫu TB SD Nhỏ nhất Lớn nhất 3.6 30 120.77 6.12 111.0 132.0 4.6 30 122.07 7.39 111.0 132.0 7.1 30 128.13 5.26 116.0 157.0 9.9 30 116.73 5.28 111.0 127.0 1.12 30 121.13 7.37 110.0 135.0 7.9 30 120.33 6.88 112.0 132.0 4.5 30 123.73 6.20 115.0 135.0 1.5 30 119.37 7.65 112.0 135.0 1.4 30 118.80 5.98 110.0 126.0 7.2 30 124.77 8.09 113.0 134.0 Tổng 300 121.58 8.54 110.0 157.0
Bảng 3.2. Sự khác biệt về TT chiều cao cây vụ xuân
Dòng Mẫu Trung bình Sai khác thống kê
9.9 30 116.73 X 1.4 30 118.80 XX 1.5 30 119.37 XX 7.9 30 120.33 XXX 3.6 30 120.77 XXXX 1.12 30 121.13 XXX 4.6 30 122.07 XXX 4.5 30 123.73 XX 7.2 30 124.77 XX 7.1 30 128.13 X
Biểu đồ 3.1. So sánh TT chiều cao cây giữa vụ xuân và vụ mùa
Chiều dài thân được đo từ mặt đất đến đầu mút bông dài nhất trong khóm, vào giai đoạn sinh trưởng 7 – 9.
. Hơn bất cứ đặc điểm nào khác, chiều dài thân có liên quan tới tính đổ ngã, tỷ lệ hạt và rơm, tính cảm ứng với phân đạm và tiềm năng cho năng suất cao. Thân rạ cao, dễ đổ ngã sớm, bộ lá rối, tăng hiện tượng bóng rợp tạo điều kiện cho sâu bệnh cư trú, gây hại, cản trở quá trình vận chuyển sản phẩm quang hợp về hạt làm cho hạt bị lửng và giảm năng suất. Chiều dài thân lúa thích hợp là: 80 – 100cm, có thể
đến 120 cm, trong một số điều kiện nhất định (Jenning và cs., 1979) (dẫn theo [1]). Thân cao 90-100 cm được coi là chiều cao lý tưởng về năng suất.
Hình 3.2. Sự đa dạng về TT chiều cao cây của các dòng lúa
Chiều cao thân là chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng tới năng suất, những giống có chiều cao thân thấp, thân rạ cứng thường là những giống chịu thâm canh cao, khả năng tích luỹ vật chất lớn, có tiềm năng năng suất cao. Xu hướng hiện nay là chọn,
D3.6
tạo giống lúa mới năng suất cao, phẩm chất tốt, cây thấp, chịu thâm canh, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu bệnh.
Số liệu trong bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy chiều cao thân của các dòng lai sử dụng trong nghiên cứu ở vụ xuân luôn cao hơn so với vụ mùa, dòng lai có thân cao nhất D7.1 (128.133cm, thấp nhất là D9.9 (116.733cm) ở vụ xuân. Còn ở vụ mùa, cao nhất là D7.1 (124.267cm), thấp nhất là D9.9 (115.0cm).
Khi so sánh chiều dài thân của các dòng lai ở vụ xuân và vụ mùa chúng tôi thấy: chiều dài thân ở vụ xuân và vụ mùa có sự chênh lệch đáng kể, mức độ chênh lệch khác nhau ở các dòng khác nhau, điều đó chứng tỏ chiều dài thân không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường như: thời tiết, chế độ chăm sóc,…
Như vậy, trong các dòng lai nghiên cứu chúng tôi thấy các dòng có chiều dài ngắn nhất lần lượt là D9.9 (116.733cm); D1.4 (118.8cm); D1.5 (119.367cm), điều này rất có ý nghĩa trong công tác chọn, tạo giống cây trồng đặc biệt là trong việc rút ngắn chiều dài thân của các giống đặc sản. Các dòng D9.9 (116.733cm), D1.4 (118.8cm); D1.5 (119.367cm) có thể sử dụng trực tiếp để nhân lên phục vụ sản xuất hoặc làm nguyên liệu trong lai, tạo giống mới tốt hơn.
Nhìn chung, chiều cao của các dòng lúa lai từ tổ hợp lai giữa các dòng đột biến dao động từ 116 – 128 cm, biểu hiện biến dị liên tục về chiều cao cây, D9.9 có độ sai khác hoàn toàn so với D7.2 và D7.1, chứng tỏ chiều cao cây đã biểu hiện tính đa dạng về kiểu gen và chiều cao do nhiều locus gen quy định. (Chang 1964)
3.1.2. Một số tính trạng hình thái lá
3.1.2.1. Tính trạng chiều dài lá đòng
Bảng 3.3. Kết quả thống kê về chiều dài lá đòng vụ xuân
Dòng Mẫu TB SD Nhỏ nhất Lớn nhất 3.6 30 35.50 5.44 28.0 45.0 4.6 30 36.10 4.51 29.0 48.0 7.1 30 32.53 2.91 29.0 38.0 9.9 30 34.93 3.45 30.0 39.0 1.12 30 35.73 3.94 29.0 40.0 7.9 30 40.50 4.10 34.0 46.0 4.5 30 34.17 5.72 29.0 45.0 1.5 30 36.13 4.12 32.0 42.0 1.4 30 33.93 4.93 29.0 44.0 7.2 30 31.23 3.69 28.0 40.0 Tổng 300 35.08 4.90 28.0 48.0
Bảng 3.4. So sánh về TT chiều dài lá đòng của các dòng trong vụ xuân
Dòng Mẫu Trung bình Sai khác thống kê
7.2 30 31.23 X 7.1 30 32.53 XX 1.4 30 33.93 XX 4.5 30 34.17 XX 9.9 30 34.93 X 3.6 30 35.50 X 1.12 30 35.73 X 4.6 30 36.10 X 1.5 30 36.13 X 7.9 30 40.50 X
Chiều dài lá đòng được đo ở giai đoạn trổ bông, chiều dài lá đòng liên quan trực tiếp đến khả năng tổng hợp vật chất, quyết định đến mức độ tích lũy chất dinh dưỡng trong hạt, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như phẩm chất hạt. Do đó, chiều dài lá đòng là một trong những tính trạng được các nhà chọn giống rất quan
tâm. Hơn nữa, trạng thái lá đòng cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều tới năng suất phẩm chất giống (lá đòng đứng, xiên, ngang), vì trạng thái lá đòng liên quan đến mức độ che khuất nhau, do đó ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây. Bộ lá đòng vừa dài trung bình và đứng là bộ lá lý tưởng cho cây lúa có tiềm năng năng suất cao.
Biểu đồ 3.2. So sánh TT chiều dài lá đòng giữa vụ xuân và vụ mùa
Số liệu bảng 3.4 và biểu đồ 3.2 cho thấy: Chiều dài lá đòng ở vụ xuân luôn cao hơn vụ mùa.
Ở 10 dòng lai nghiên cứu, chiều dài lá đòng của các dòng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên sự sai khác giữa các dòng không đáng kể, ngắn nhất là D7.2 (31.2333cm) và dài nhất ở D7.9 (40.5cm). Sự khác biệt về chiều dài lá đòng cho thấy, tính trạng kích thước lá đòng (chiều dài) không những phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường (tính mùa vụ).
Như vậy, trong 10 dòng nghiên cứu, dòng D7.9 có chiều dài lá đòng dài nhất (40,5 cm), các dòng khác dài lá đòng dao động từ 30 – 35 cm. Về hình thái cây lúa, lá đòng và lá công năng có chiều dài trung bình và góc lá đòng < 25o, giúp cây gọn và tiếp thu ánh sáng tốt nhất. Số liệu biểu đồ 3.2 còn cho thấy những dòng D4.6; D3.6; D1.12; D1.5 có chiều dài tương đối dài, góc lá đòng hẹp, do đó đây là những
dòng có triển vọng cao, cần lưu ý. Tuy nhiên cần khảo sát các đặc điểm khác và mối tương quan có ý nghĩa giữa các tính trạng để có kết luận chính xác hơn và có phương hướng sử dụng có hiệu quả nhất.
Hình 3.3. TT chiều dài lá đòng
3.1.2.2. Tính trạng chiều dài lá công năng
Lá công năng là lá ngay sát lá đòng, cùng với lá đòng nó có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra chất hữu cơ nuôi dưỡng cây lúa trong giai đoạn trổ, chín. Vì vậy lá công năng có vai trò quan trọng trong việc tạo năng suất, phẩm chất hạt.
Bảng 3.5. Kết quả thống kê về chiều dài lá công năng vụ xuân
Dòng Mẫu TB SD Nhỏ nhất Lớn nhất 3.6 30 55.83 7.60 39.0 67.0 4.6 30 59.27 6.62 47.0 72.0 7.1 30 48.20 6.49 38.0 59.0 9.9 30 54.67 6.86 48.0 64.0 1.12 30 58.17 4.67 53.0 65.0 7.9 30 61.63 4.46 55.0 71.0 4.5 30 51.97 7.73 45.0 64.0 1.5 30 55.60 6.18 47.0 64.0 1.4 30 52.07 8.46 43.0 67.0 7.2 30 51.17 5.95 44.0 67.0 Tổng 300 54.86 7.59 38.0 72.0 D7.2 D7.9 D9.9
Bảng 3.6. So sánh về TT chiều dài lá công năng của các dòng trong vụ xuân
Dòng Mẫu Trung bình Sai khác thống kê
7.1 30 48.20 X 7.2 30 51.17 XX 4.5 30 51.97 XX 1.4 30 52.07 XX 9.9 30 54.67 XX 1.5 30 55.60 XX 3.6 30 55.83 XX 1.12 30 58.17 XX 4.6 30 59.27 XX 7.9 30 61.63 X
Biểu đồ 3.3. So sánh TT chiều dài lá công năng giữa vụ xuân và vụ mùa
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra tính trạng lá công năng dài là trội không hoàn toàn so với lá công năng ngắn. Và tính trạng chiều dài lá công năng được di truyền theo định luật Menden trong phép lai đơn.
Các dòng lai sử dụng trong nghiên cứu đều là các dòng có chiều cao trung bình do đó chiều dài lá đòng và lá công năng có nhiều hạn chế.
Từ biểu đồ 3.3 ta nhận thấy ở vụ xuân tất cả các dòng đều có chiều dài lá công năng dài hơn 50 cm trừ dòng D7.1.
Kết quả nghiên cứu bảng 3.6 cho thấy: Dòng D7.9 và D4.6 có chiều dài lá công năng dài nhất, các dòng D1.4 và D9.9 và D4.5 không những có lá công năng dài mà còn có tính ổn định hơn những dòng khác giữa vụ xuân và vụ mùa.
Khi đối chiếu kết quả thu được trong vụ xuân và vụ mùa ta thấy: ở các dòng nghiên cứu, chiều dài lá công năng ở vụ xuân đều lớn hơn vụ mùa. Tuy nhiên, chiều dài lá công năng ở các dòng có sự biểu hiện rất đa dạng trong cùng một vụ, dao động từ 48 – 61cm (vụ xuân).
Theo số liệu thống kê bảng 3.6 ta nhận thấy: Các dòng D7.1 và D 7.2 thể hiện sự sai khác với các dòng D9.9, D1.5, D3.6 và sai khác nhiều nhất so với các dòng D4.6 và D7.9. Sự sai khác đó cho thấy, các dòng nghiên cứu biểu hiện sự đa dạng về kiểu gen quy định chiều dài lá công năng.
Hình 3.4. Chiều dài lá công năng của các dòng lúa
3.1.2.3. Chiều rộng lá đòng
Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã khẳng định: So với chiều dài thì chiều rộng lá đòng ổn định hơn, cũng như chiều dài lá đòng, chiều rộng lá đòng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động sinh lý của cây, mức độ tích luỹ chất dinh dưỡng của cây, hơn nữa nó còn liên quan đến mức độ khỏe của lá đòng, độ đứng của lá đòng.
Bảng 3.7. Kết quả thống kê về chiều rộng lá đòng vụ xuân
Dòng Mẫu TB SD Nhỏ nhất Lớn nhất 3.6 30 1.50 0.12 1.3 1.6 4.6 30 1.53 0.08 1.4 1.6 7.1 30 1.48 0.08 1.4 1.6 9.9 30 1.45 0.08 1.3 1.5 1.12 30 1.43 0.08 1.3 1.5 7.9 30 1.50 0.09 1.4 1.6 4.5 30 1.49 0.11 1.4 1.7 1.5 30 1.47 0.08 1.4 1.6 1.4 30 1.44 0.08 1.3 1.5 7.2 30 1.48 0.10 1.4 1.6 Tổng 300 1.48 0.09 1.3 1.7
Bảng 3.8. So sánh về TT chiều rộng lá đòng của các dòng trong vụ xuân
Dòng Mẫu Trung bình Sai khác thống kê
1.12 30 1.43 X 1.4 30 1.44 X 9.9 30 1.45 X 1.5 30 1.47 X 7.1 30 1.48 X 7.2 30 1.48 X 4.5 30 1.49 X 7.9 30 1.50 X 3.6 30 1.50 X 4.6 30 1.53 X
Kết quả nghiên cứu trình bày trong bảng 3.7 cho thấy: Các dòng có chiều rộng lá đòng lớn trong cả vụ xuân và vụ mùa là D4.6; D7.9; D3.6; D4.5. Ở vụ xuân dòng
D4.6 có chiều rộng lá đòng lớn nhất, dòng D1.12 có chiều rộng lá đòng nhỏ nhất, ở vụ mùa dòng D4.6 có chiều rộng lá đòng lớn nhất dòng D1.4 có chiều rộng lá đòng