5. Ý nghĩa của đề tài
3.1.3. Một số tính trạng hình thái bông
3.1.3.1. Dài bông
Chiều dài bông là một trong những yếu tố đảm bảo cho sức chứa hạt của bông. Chiều dài bông thay đổi tuỳ từng giống. Khush,1991 cho rằng: Gen lặn đột biến đánh dấu “sp” trực tiếp xác định bông dài ở dạng ban đầu. Dưới tác dụng của phóng xạ, locus Sp (hay còn gọi là locus Lp) có thể phát sinh đột biết lặn theo nhiều hướng khác nhau, có hướng tăng cường chiều dài bông (ví dụ: Sp1> sp1,sp2, sp3) ở các mức độ khác nhau. (dẫn theo [1])
Theo Syakydo (1985), tính trạng chiều dài bông do 6 gen kiểm soát nhưng chưa rõ các gen cụ thể, chỉ cho biết tính trạng này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường. Okuno và Kawai (1978), khi lai giữa giống gốc Norin - 8 có bông và thân dài với dòng đột biến có bông và thân ngắn phát sinh từ nó, ở F2 nhận được tỉ lệ phân li 3 bông dài: 1 bông ngắn, (dẫn theo [1]).
Nhưng một số nghiên cứu khác Jones (1928), Ramiash (1930) cũng xác định bông dài là trội so với bông ngắn nhưng sang thế hệ sau lại thấy chiều dài bông phân ly theo kiểu phân li của các gen đa phân. Chứng tỏ có nhiều locus cùng xác định chiều dài bông lúa nhưng theo kiểu tương quan trội lặn.
Chiều dài bông là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành năng suất lúa. Các nghiên cứu khoa học gần đây đều đi đến kết luận: Bông ngắn là trội hoặc trội không hoàn toàn so với bông dài và tính trạng này di truyền theo định luật Menden trong phép lai đơn.
Như vậy những nghiên cứu trước đây đều khẳng định chiều dài bông là yếu tố quyết định đến năng suất cá thể, khi chúng ảnh hưởng đến sức chứa hạt của bông (số hạt trên bông). Vì vậy, lựa chọn các dòng có bông lúa dài rất được các nhà chọn giống chú ý. Tuy nhiên chiều dài bông cần cân đối với các đặc tính khác của cây như chiều rộng và chiều dài hạt….Vì thế, chiều dài bông có thể dài nhất nhưng năng suất chưa hẳn đã cao nhất.
Theo tiêu chuẩn của Quy phạm khảo nghiệm giống lúa của Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn: Chiều dài trục chính của bông lúa chia thành 4 mức độ khác nhau:
Rất ngắn: < 20 cm; Ngắn: 20 – 25 cm; Trung bình: 26 – 30 cm; Dài: 31 – 35 cm; Rất dài: 35 cm.
Bảng 3.11. Kết quả thống kê về TT dài bông vụ xuân
Dòng Mẫu TB SD Nhỏ nhất Lớn nhất 3.6 30 29.80 1.92 27.0 33.0 4.6 30 26.40 3.73 16.0 30.0 7.1 30 28.60 1.99 26.0 32.0 9.9 30 28.03 3.12 21.0 32.0 1.12 30 27.63 0.67 27.0 29.0 7.9 30 24.73 3.56 19.0 35.0 4.5 30 28.03 1.25 26.0 30.0 1.5 30 28.43 1.17 26.0 30.0 1.4 30 27.50 1.36 25.0 29.0 7.2 30 27.27 1.41 25.0 29.0 Tổng 300 27.64 2.58 16.0 35.0
Bảng 3.12. So sánh về TT chiều dài bông của các dòng trong vụ xuân
Dòng Mẫu Trung bình Sai khác thống kê
7.9 30 24.73 X 4.6 30 26.40 X 7.2 30 27.27 XX 1.4 30 27.50 XXX 1.12 30 27.63 XX 4.5 30 28.03 XX 9.9 30 28.03 XX 1.5 30 28.43 X 7.1 30 28.60 X 3.6 30 29.80 X
Biểu đồ 3.5. So sánh TT chiều dài bông giữa vụ xuân và vụ mùa
Qua số liệu bảng 3.12 cho thấy: Các dòng nghiên cứu, hầu hết có chiều dài bông trung bình (26 đến 29,8cm) chỉ trừ dòng D7.9 có chiều dài bông 24,7cm. Theo số liệu xử lí thống kê cho thấy, chiều dài bông của 10 dòng nghiên cứu có độ phân tán khá rộng, thể hiện tiềm năng năng suất của các dòng lúa lai trên.
Theo số liệu thống kê bảng 3.12 ta nhận thấy: chiều dài bông của D7.9 khác với các dòng D4.6, D7.2, D1.4 khác với các dòng D1.12, D4.5, D9.9, khác nhiều với D1.5 và D7.1 và khác rất nhiều với D3.6.
Hình 3.7. Sự đa dạng về chiều dài bông của các dòng
Mức độ sai khác về chiều dài bông ở các dòng lai biểu hiện rất đa dạng, điều này chứng tỏ các dòng lai khác nhau có sự sai khác nhất định về số lượng gen quy định chiều dài bông trong kiểu gen quy định tính trạng chiều dài bông. Mức phản ứng của các kiểu gen quy định tính trạng này ở các dòng khác nhau là khác nhau.
Nhìn chung, bông của các dòng nghiên cứu ở vụ xuân dài hơn trong vụ mùa và D3.6, D7.1 là những dòng phù hợp nhất với mục tiêu chọn giống.
3.1.3.2. Dài cổ bông
Chiều dài cổ bông tuy không trực tiếp quyết định đến năng suất cây lúa, tuy nhiên nó ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lúa, theo các tác giả khác thì chiều dài cổ bông phù hợp nhất với hầu hết các giống là từ 1,5 - 3 cm, cổ bông quá dài hay quá ngắn đều ảnh hưởng không tốt cho cây. Chiều dài cổ bông dài làm cho bông yếu, dễ bị đổ, gãy khi có gió, mưa hay các tác động cơ học khác. Đặc biệt với các giống có số hạt trên bông cao thì cổ bông dài càng tỏ ra bất lợi. Tuy nhiên nếu cổ bông quá ngắn, hoặc trổ không thoát thì nhiều hoa sẽ không thoát ra được dẫn đến làm tăng tỷ lệ hạt lép từ đó làm giảm năng suất lúa.
Bảng 3.13. Kết quả thống kê về tính trạng dài cổ bông vụ xuân Dòng Mẫu TB SD Nhỏ nhất Lớn nhất 3.6 30 12.40 1.89 9.0 15.0 4.6 30 12.20 3.72 5.0 21.0 7.1 30 12.07 1.08 10.0 14.0 9.9 30 12.07 1.48 10.0 15.0 1.12 30 13.53 1.78 11.0 18.0 7.9 30 11.77 1.81 9.0 16.0 4.5 30 11.63 1.16 10.0 14.0 1.5 30 11.90 1.30 10.0 14.0 1.4 30 11.87 1.28 10.0 14.0 7.2 30 12.17 2.52 9.0 16.0 Tổng 300 12.16 1.99 5.0 21.0
Bảng 3.14. So sánh về TT chiều dài cổ bông của các dòng trong vụ xuân
Dòng Mẫu Trung bình Sai khác thống kê
4.5 30 11.63 X 7.9 30 11.77 X 1.4 30 11.87 X 1.5 30 11.90 X 7.1 30 12.07 X 9.9 30 12.07 X 7.2 30 12.17 X 4.6 30 12.20 X 3.6 30 12.40 X 1.12 30 13.53 X
Theo số liệu bảng 3.14 và biểu đồ 3.7 cho thấy: Chiều dài cổ bông của ở vụ xuân cao nhất là D1.12 (13.5333cm), thấp nhất là D4.5 (11.6333cm) còn ở vụ mùa cao nhất là D1.12 nhưng thấp nhất là D7.9.
Theo bảng 3.14 các dòng có chiều dài cổ bông khác nhau, nhưng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ thể hiện giữa D1.12 và các dòng còn lại và D1.12 cũng là dòng có chiều dài cổ bông dài nhất (13.5333cm) nên cũng không phù hợp với mục tiêu chọn giống nhất.
Hình 3.8. TT chiều dài bông của D3.6 và D4.6
Biểu đồ 3.6. So sánh TT chiều dài cổ bông giữa vụ xuân và vụ mùa
Hình 3.9. Sự đa dạng về chiều dài cổ bông
Kết quả trên có thể được giải thích là do, các dòng lai sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi là các dòng có chiều dài thân cao, nên cổ bông của chúng cũng cao hơn.
Ở 2 vụ xuân và mùa chiều dài cổ bông có sự dao động đều ở các dòng và chiều dài cổ bông ở vụ xuân dài hơn vụ mùa khoảng 0,5 đến 1cm. Điều này cho thấy, tính trạng dài cổ bông ít nhiều đã chịu tác động của điều kiện môi trường. Tính trạng dài cổ bông của cả 10 dòng đều không phù hợp với mục tiêu chọn giống. Tuy nhiên, những dòng có năng suất cao nhưng cổ bông còn dài chúng ta cần phân lập và tiếp tục chọn lựa trong các vụ tiếp để nhân lên phục vụ sản suất hoặc làm nguyên liệu gây đột biến thực nghiệm nhằm cải tạo tính trạng này.
3.1.3.3. Hình dạng bông và phân nhánh thứ cấp trên bông
Hình dạng bông tuy không ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng của giống, tuy nhiên hình dạng bông là một chỉ tiêu được các nhà chọn giống dùng để đánh giá các dòng, giống nghiên cứu. Dựa vào hình dạng bông có thể dự đoán được tỷ lệ hạt chắc trên bông, số hạt trên bông và năng suất lúa. Theo đó, những dạng có bông dạng xòe thường có số hạt trên bông ít hoặc tỷ lệ lép cao, mức độ tích lũy vật chất kém. Ngược lại với những dạng có số hạt trên bông cao, số hạt chắc lớn thì
bông nặng và bông thường có dạng chụm. Hiện nay hầu hết các giống đang được sử dụng đều là các giống có trạng thái bông chụm.
Hình 3.10. Hình dạng bông của dòng D4.5
Các dòng nghiên cứu đều thuộc loại hình bông gọn, chụm, đáp ứng được mục tiêu chọn giống.
Mức độ phân nhánh thứ cấp trên bông là một trong những đặc điểm quan trọng trong việc tăng năng suất lúa. Bông lúa có mức độ phân nhánh càng cao thì sức chứa của bông càng cao và ngược lại. Do đó, việc chọn ra các dòng, giống có mức độ phân nhánh thứ cấp trên bông cao rất được các nhà chọn giống quan tâm.
10 dòng lai sử dụng trong nghiên cứu đều có mức độ phân nhánh thứ cấp ở mức trung bình (phân nhánh cấp 2), các nhánh cấp 2 thường rất ngắn và chứa rất ít hạt. Khi so sánh giữa các dòng trong một vụ và ở các vụ khác nhau chúng tôi nhận thấy, ở vụ xuân mức độ phân nhánh cấp 2 mạnh hơn và nhánh cấp 2 nhiều và dài hơn trong vụ mùa.