5. Ý nghĩa của đề tài
3.2.5. Số bông hữu hiệu trên khóm
Số bông hữu hiệu trên khóm là một trong những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất cây lúa, bằng nhiều thực nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng: số bông hữu hiệu trên khóm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: kiểu gen, chế độ chăm sóc, bón phân, mật độ cấy,…
Khóm lúa có số bông vừa phải, nhưng số hạt chắc trên bông cao sẽ có ảnh hưởng đến năng suất tốt hơn là số bông trên một đơn vị diện tích cao mà số hạt chắc trên bông thấp.
Số bông hữu hiệu trên khóm không những phụ thuộc vào kiểu gen và điều kiện chăm sóc mà còn phụ thuộc vào khả năng đẻ nhánh hữu hiệu. Yếu tố bông/m2 đóng góp tới 74% chỉ số năng suất, các yếu tố còn lại chỉ đóng góp 26% cho chỉ số năng suất.
Bảng 3.23. Kết quả thống kê về số bông trên khóm
Dòng Mẫu TB SD Nhỏ nhất Lớn nhất 3.6 30 7.30 1.60 5.0 11.0 4.6 30 5.40 1.54 3.0 9.0 7.1 30 6.63 1.59 4.0 10.0 9.9 30 5.87 1.43 3.0 8.0 1.12 30 4.97 1.33 3.0 7.0 7.9 30 6.57 1.14 5.0 9.0 4.5 30 4.93 0.94 3.0 6.0 1.5 30 5.17 1.32 3.0 8.0 1.4 30 6.13 1.36 3.0 9.0 7.2 30 5.73 1.41 3.0 8.0 Tổng 300 5.87 1.55 3.0 11.0
Bảng 3.24. So sánh về TT bông trên khóm của các dòng trong vụ xuân
Dòng Mẫu Trung bình Sai khác thống kê
4.5 30 4.93 X 1.12 30 4.97 X 1.5 30 5.17 XX 4.6 30 5.40 XX 7.2 30 5.73 XX 9.9 30 5.87 XXX 1.4 30 6.13 XXX 7.9 30 6.57 XX 7.1 30 6.63 XX 3.6 30 7.30 X
Biểu đồ 3.10. So sánh TT bông trên khóm giữa vụ xuân và vụ mùa
Hình 3.16. Số bông hữu hiệu trên khóm ở 2 dòng D9.9 và D7.1
Hình 3.17. Biến dị đẻ nhánh nhiều của D7.9
Muốn tăng số bông hữu hiệu trên khóm phải đảm bảo mật độ cấy thích hợp, bón thúc sớm để lúa đẻ sớm, đẻ tập trung, hạn chế lúa đẻ lai rai và đẻ nhánh vô hiệu. Đồng thời để tăng khả năng đẻ nhánh hữu hiệu phải đảm bảo chất lượng mạ tốt, cấy nông tay, đều tay, thẳng hàng, cấy đúng mật độ, đúng tuổi mạ, làm đất kỹ, chăm sóc bón phân cân đối hợp lý và cấy đúng thời vụ.
Khả năng đẻ nhánh do 3 cặp gen không alen xác định và tác động theo kiểu cộng gộp. Gen lặn ti: đẻ nhánh khỏe; Ti: không đẻ nhánh. Khả năng đẻ nhánh được đánh giá theo “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa”, IRRI (1996) như sau:
+ Điểm 1: Rất cao (trên 25 nhánh/cây)
+ Điểm 2: Tốt (20 – 25 nhánh/cây)
+ Điểm 5: Trung bình (10 – 19 nhánh/cây)
+ Điểm 7: Thấp (5 – 9 nhánh/cây)
Các dòng lúa nghiên cứu đều thuộc dạng đẻ nhánh yếu, dao động từ 4, 9 – 7,3 nhánh/ khóm. Vì vậy, có thể các dòng này chỉ chứa 1 cặp gen lặn 2 cặp gen trội. Ti1Ti1 Ti2Ti2ti3ti3 hoặc Ti1Ti1ti2ti2Ti3Ti3 hoặc ti1ti1Ti2Ti2Ti3Ti3….
Hình 3.18. Đẻ nhánh vô hiệu và không đẻ nhánh
Số liệu bảng 3.24 cũng cho thấy: ở vụ xuân, tất cả các dòng lai nghiên cứu đều có số bông hữu hiệu/khóm lớn hơn 4,9. Dòng có số bông nhiều nhất là: D3.6 (7.3 bông/khóm), D7.1 (6.633 bông/khóm); thấp nhất là: D4.5 (4.933 bông/khóm) và D1.12 (4.966 bông/khóm). Trong cả vụ xuân và vụ mùa, số bông hữu hiệu ở các dòng lai có sự biểu hiện rất đa dạng ở các dòng lai, dao động từ 4.93 bông/khóm ở dòng D4.5 đến 7.3 bông/khóm ở D3.6. Khi so sánh số bông của các dòng nghiên cứu ở vụ xuân và vụ mùa ta thấy: số bông hữu hiệu trên khóm ở vụ xuân (trung bình khoảng 5,87 bông/khóm) lớn hơn vụ mùa (trung bình khoảng 5,59 bông/khóm). Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.23 chứng tỏ rằng: Số bông hữu hiệu trên khóm phụ thuộc rất nhiều vào kiểu gen nhưng cũng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường. Vì vậy để
có số bông hữu hiệu trên khóm cao ngoài việc sử dụng giống tốt cần chú ý thực hiện tốt công tác chăm sóc, đảm bảo sự phát triển tốt của cây lúa đặc biệt trong giai đoạn đẻ nhánh. Đặc biệt chúng tôi ghi nhận được dòng D3.6 có số bông hữu hiệu cao nhất trong các dòng lai ở cả vụ xuân và vụ mùa và có tính ổn định nhất, có tiềm năng tăng năng suất cao, phù hợp với mục tiêu chọn giống.
3.2.6. Phân tích tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất
Các nhà khoa học chọn tạo giống khi nghiên cứu vật liệu di truyền luôn quan tâm đến hai nhân tố: Sự biến động của các tính trạng và sự tương quan của các tính trạng đó.
Nghiên cứu mối tương quan giữa các tính trạng của cây lúa có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp người làm công tác chọn tạo giống xác định đúng vật liệu, phương pháp lai tạo và chọn lọc, nhằm mục tiêu kết hợp được các tính trạng trong một giống.
Trong một số trường hợp do tương quan giữa các đặc tính mà sự cải tiến một đặc tính riêng biệt nào đó có thể kéo theo sự suy giảm một số đặc tính khác mà ta không mong muốn. Qua phân tích tương quan, chúng ta xác định được hướng chọn lọc thích hợp với mục tiêu nghiên cứu, đặc biệt là các tính trạng cấu thành năng suất và phẩm chất của các vật liệu di truyền.
Bảng 3.25. Các phương trình tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất của vụ xuân và vụ mùa
Vụ Hàm hàm thử nghiệm R SE Chỉ tiêu thống kê Pa Pb F P
hàm
Vụ xuân (1) 0,88 77% 0.0020 0.0055 10.99 0.0000
Vụ mùa (2) 0,81 66% 0.0230 0.0008 8.99 0.0000
(1): NSCT = 13.1072 + 0.170056*BTK + 0.0257222*HCTB - 0.105062*TLHL (2): NSCT = 11.8709 + 0.102347*BTK + 0.0332112*HCTB - 0.0858421*TLHL
Từ kết quả trình bày ở bảng 3.25 cho thấy hệ số tương quan giữa các phương trình khá cao (R>0,8) chứng tỏ giữa các yếu tố cấu thành năng suất có mối tương
quan chặt chẽ với nhau. Mức ý nghĩa (Pa, Pb, Phàm) của các tiêu chuẩn kiểm tra sự tồn tại của các tham số đều nhỏ hơn mức cho phép (p<0,05), sai số tiêu chuẩn SE khá thấp.
Theo (1) và (2) số bông trên khóm và số hạt chắc trên mỗi bông có mối tương quan thuận với năng suất, bên cạnh đó tỉ lệ hạt lép có mối tương quan nghịch với năng suất cá thể của các dòng nghiên cứu.
Như vậy, năng suất của các dòng nghiên cứu bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhưng số bông trên khóm và số hạt chắc trên bông có mối tương quan chặt chẽ hơn cả.
Hình 3.19. Khu thí nghiệm vụ xuân