5. Ý nghĩa của đề tài
3.2.3. Khối lượng 1000 hạt
Khối lượng 1000 hạt là yếu tố quyết định đến năng suất. Khối lượng 1000 hạt tương đối ổn định, ở mỗi giống, ít bị thay đổi do điều kiện chăm sóc, đất đai, phân bón, sâu bệnh hại. Khối lượng nghìn hạt do đặc tính giống quyết định và do hai thành phần tạo nên đó là vỏ trấu và lượng tinh bột tích luỹ trong đó. Kích thước vỏ trấu phụ thuộc vào sự biến đổi chút ít của bức xạ mặt trời trong hai tuần trước khi nở, do đó các giống khác nhau có khối lượng nghìn hạt khác nhau.
Khối lượng 1000 hạt liên quan đến kích thước hạt, theo đó hạt càng dài, càng to thì khối lượng 1000 hạt càng lớn và ngược lại. Trong chọn giống các nhà chọn giống rất quan tâm đến tính trạng này.
Bảng 3.20. Trọng lượng 1000 hạt của các dòng
Dòng Vụ
Xuân (gam) Mùa (gam)
3.6 21.56 21.52 4.6 22.37 22.34 7.1 21.77 21.61 9.9 21.63 21.59 1.12 21.38 21.19 7.9 21.73 21.52 4.5 21.76 21.34 1.5 21.82 21.72 1.4 21.31 21.17 7.2 21.45 21.26
Từ bảng 3.20 ta nhận thấy trọng lượng 1000 hạt của các dòng trong vụ xuân cao hơn trong vụ mùa, giữa các dòng trong cùng một vụ trọng lượng 1000 hạt cũng có sự sai khác tuy nhiên mức độ sai khác là không nhiều.
Có thể sự sai khác này có liên quan đến thời gian sinh trưởng của các dòng ở vụ xuân dài hơn làm cho khả năng tích lũy chất tinh bột và các thành phần khác trong gạo đầy đủ hơn so với vụ mùa.
Nhìn chung các dòng nghiên cứu đều có khối lượng 1000 hạt ở mức trung bình. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cũng rất có ý nghĩa vì các dòng nghiên cứu đều được tạo ra từ các giống lúa chất lượng, gạo thơm, cơm dẻo và có năng suất thấp.