8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
1.5.1. Về phía GV
Cũng nhờ có sự đổi mới đồng bộ, toàn diện cả về chương trình lẫn phương pháp nên chất lượng giảng dạy Ngữ văn nói chung và Làm văn nói riêng đã thu được kết quả khả quan. Nhất là đã hạn chế được tình trạng GV thuyết giảng lí thuyết khô cứng, rập khuôn, máy móc trong các giờ Làm văn. GV đã chú trọng nhiều hơn đến việc rèn luyện kĩ năng, vận dụng các thao tác cho HS một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn và thành công hơn cả là GV đã giúp HS tiếp cận với cuộc sống thực tế, tạo cho HS những động cơ hứng thú với phân môn Làm văn.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đáng tự hào đó, vẫn còn một bộ phận nhỏ GV với những giờ Làm văn hời hợt, vẫn giữ lối tư duy, lối dạy cũ, tách rời giữa lí thuyết và thực hành chưa tạo được thu hút đối với HS; vẫn còn tồn tại việc GV chỉ truyền thụ lí thuyết
suông hoặc thậm chí chỉ là bắt buộc HS ghi chép theo những bài văn mẫu mà GV mong muốn; chưa chú ý đến nhân tố sáng tạo và những suy nghĩ mang tính chất cá nhân, trung thực của HS trong Làm văn. Nhìn chung, công việc của GV phần nhiều là tìm kiếm, phát hiện những cái hay, cái đẹp từ nhiều nguồn tham khảo, quy chúng lại thành những nhận định chung chung và cố gắng truyền thụ cho HS khối lượng kiến thức đó một cách nhạt nhẽo, nhàm chán, rồi kiểm tra kết quả đó bằng con đường tái hiện. GV phải luôn luôn đối diện với một khuôn mẫu đã được định sẵn đến nỗi họ bị đánh mất đi sự nhạy cảm, hoặc phải kiềm chế cảm xúc tự nhiên, vốn là bản chất bắt buộc đối với người dạy.
“Một nguyên nhân quan trọng khác là ở nội dung và phương thức giáo dục đào tạo (từ
năm 1975 đến nay) của Việt Nam. Về nội dung giáo dục: khối lượng tri thức quá tải (ở
bậc trung học trở xuống), thiếu hụt, lạc hậu (ở bậc đại học trở lên), nặng về tri thức
nhẹ về thực hành, yếu về kĩ năng; cấu trúc môn học chưa hợp lí; chỉ thấy vai trò của “học”
mà coi nhẹ vai trò của nghiên cứu “sáng tạo”. Giảng dạy có tính áp đặt, nhồi nhét,
không gợi mở tư duy, chưa khuyến khích, kích thích tính tích cực, sáng tạo của người
học” [18].
Kết quả của quá trình ấy là những sản phẩm con người không mạnh dạn sáng tạo.
“Năm 2012, Tổ chức Sở hữu trí tuệ toàn cầu (World intellectual Property Organization -
WIPO thuộc Liên hiệp quốc) đã công bố chỉ số đổi mới và sáng tạo quốc gia, Việt Nam
xếp thứ 76/141 nước, đứng thứ 5 trong khu vực sau Singapore, Malaysia, Brunei
Darussalam, Thailand. Các năm trước đó, thứ hạng của Việt Nam như sau: Năm 2008
xếp thứ 65/153 nước, năm 2009: 64/130nước, năm 2010: 71/132 nước, năm2011: 51/125
nước. Như vậy, chỉ số đổi mới và sáng tạo của Việt Nam nhìn chung ở mức dưới trung bình”[18].