Tiến trình trả bài viết trên lớp

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp hs phát huy năng lực sáng tạo trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận văn học ở trường thpt (Trang 72 - 74)

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

2.5.2.Tiến trình trả bài viết trên lớp

Theo định hướng chung, một giờ trả bài trên lớp thường gồm các bước sau: phân tích

yêu cầu đề; xây dựng dàn bài mẫu; nhận xét, đánh giá bài viết; chữa lỗi cụ thể; đọc bài làm

tốt; trả bài; giải đáp thắc mắc; tổng kết; dặn dò. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh các

bước thể hiện rõ được định hướng tổ chức HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, bao gồm 3 bước như sau:

Bước 1:Tổ chức cho học sinh tái hiện và tìm hiểu đề bài. Mỗi HS sử dụng phiếu biên

tập đã chuẩn bị của mình làm phương tiện học tập. GV gọi bất kì thành viên trong lớp trình bày phần chuẩn bị của mình. Sau khi các HS nhận xét lẫn nhau, GV chiếu lên màn hình đề bài và các yêu cầu của đề về 3 mặt: nội dung kiến thức, kỹ năng làm bài, phạm vi tư liệu được sử dụng.

Bước 2: Tổ chức cho học sinh xây dựng dàn ý của bài văn. Việc xây dựng dàn ý là

giúp các em tìm ra các luận điểm, luận cứ, luận chứng phù hợp với đề bài, sắp xếp chúng thành một dàn ý có bố cục chặt chẽ, đảm bảo tính lôgic. Đây là một dịp tốt để các em đối chiếu, nhìn lại những luận điểm, luận cứ đã nêu trong bài viết, tự đánh giá lần nữa mức độ đạt, chưa đạt trong bài làm. Với những HS yếu đây là cơ hội để củng cố, rèn luyện, bồi đắp thêm kỹ năng lập ý. Ngoài ra rất nhiều kiến thức về đời sống, xã hội và văn học sẽ được củng cố, khắc sâu trong HS nhờ bước này của khâu trả bài làm văn. Do vậy, GV cần làm cho HS hiểu rõ bản chất và quy trình tìm ý, lập dàn ý. GV hướng dẫn cụ thể từ những câu hỏi tìm ý đến từng thao tác của quá trình tìm ý, sắp xếp ý, kết hợp với những câu trả lời từ phiếu biên tập của HS để đi đến một dàn bài mẫu. GV cho HS chép dàn bài mẫu để học tập và tự chỉnh sửa bài ở nhà.

Sau đó, GV tạo điều kiện cho HS tương tác với nhau: Cho hai HS cạnh nhau tạo nhóm cặp đôi, trao đổi những suy nghĩ và cảm xúc của mình khi đọc bài viết của bạn. HS ghi chép nhận xét của mình trên phiếu biên tập của bạn, sau đó, đổi bài và phiếu biên tập của mình cho bạn và làm tương tự. HS có nhiệm vụ đọc và phản hồi những nhận xét của nhau khi tự xem lại tờ biên tập của mình. Thông qua cùng một bài viết, bản thân các em có dịp tham khảo mẫu dàn ý của GV, bài viết của bạn học, các em có điều kiện so sánh và nhìn nhận lại rõ hơn những ưu khuyết điểm của bản thân, cũng như xem những nhận xét của bạn mà bản thân không nhận ra, có cơ học tập lẫn nhau. Cũng cần chú ý, việc tổ chức cho HS trao đổi bài để đánh giá lẫn nhau có thể được tiến hành trong các nhóm học tập, các tổ học tập và trong cả lớp dưới nhiều hình thức, trong tiết trả bài và cả ngoài giờ học, theo hình thức tự nguyện giữa các nhóm HS kết hợp với việc GV hướng dẫn HS có bài viết tốt trao đổi với bạn có bài viết yếu...Thực hiện thao tác này, người học có cơ hội tương tác, chia sẻ với nhau. Đọc bài của những HS khá giỏi, HS kém chắc chắn sẽ học hỏi được nhiều điều hay. Khi đọc bài của HS kém hơn, những HS khá giỏi cũng có cơ hội nhận ra những sai sót trong bài viết của bạn để tránh mắc những lỗi tương tự. Sự tương tác này tạo ra những xung đột nhận thức, qua đó, trợ giúp và thúc đẩy nhận thức của HS phát triển.

GV phải xây dựng phương án đánh giá cá nhân, chẳng hạn: Lẩn tránh trách nhiệm cá nhân, không có ý thức hợp tác với bạn bè trong nhóm, không mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình, để nhắc nhiều lần: - 0,5 đ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng kết quả chưa cao: 0đ: HS tích cực hợp tác với bạn, động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ, kết quả hoàn thành nhiệm vụ tương đối cao: +0,5đ. GV cũng phải xây dựng phương án điểm thưởng thi đua giữa các nhóm trong buổi học nhằm kích thích, động viên các thành viên hoạt động có hiệu quả như sau: 0,5đ cho việc thành lập nhóm nhanh dưới 1 phút, 0,5 đ cho nhóm hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn sớm nhất, 0,5 đ cho nhóm có các thành viên làm việc tích cực và hiệu quả làm việc tốt nhất. Phương án này tạo dựng được động cơ, kích thích các thành viên trong nhóm cố gắng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau, có trách nhiệm cá nhân cao hơn…hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cách đánh giá cho điểm này được ghi chép, đánh giá trong các giờ trả bài, nên GV cần công khai các tiêu chí đánh giá để HS thấm nhuần từ khi bắt đầu môn học.

Cũng cần chú ý rằng việc HS đánh giá bài cho bạn cũng là một công việc không dễ dàng. Bởi mỗi HS đều có nhận thức, dụng ý, có cái tôi cá nhân khác nhau nên khó góp ý; giữa người viết và người đọc không cùng quan điểm nên khó thoả hiệp; khó tìm ra hướng

chữa lỗi bài viết của bạn; bản thân người viết cũng chưa hiểu hết yêu cầu của đề bài nên khó góp ý; trình độ của người viết và người chỉnh sửa như nhau. Do vậy, câu hỏi hướng dẫn HS thực hiện hoạt động đánh giá của GV có vai trò quan trọng. Các câu hỏi này còn giúp HS ý thức rõ hơn vai trò của công việc chỉnh sửa trong tiến trình viết, qua đó, bổ sung kĩ năng viết.

Mặt khác, HS chưa quen với công việc tự đánh giá và chưa thể đánh giá bài của bạn vì trình độ ngang nhau nên trong lần trả bài đầu, GV chỉ nên cho HS chỉnh sửa ngữ pháp, chính tả chứ không đi sâu vào bố cục. Và để HS đi vào hoạt động có nề nếp, GV nên hướng dẫn và rèn luyện kĩ cho HS quen dần bằng cách: GV làm mẫu cho HS; cho HS chỉnh sửa đoạn văn đến chỉnh sửa toàn bài; cho điểm khuyến khích với những HS có cố gắng chỉnh sửa và những HS có sự hợp tác, đóng góp chân thành cho bạn; dùng các cặp nhóm làm tốt để làm mẫu cho các HS khác; cung cấp cho HS tiêu chí đánh giá; tăng tiết thực hành…

Bước 3: Tổ chức cho HS phân tích và chữa lỗi trong bài làm văn. GV chiếu bảng

tổng kết đánh giá về tình hình bài viết của HS lên màn hình để HS quan sát (Nó đóng vai trò là công cụ chuẩn bị cho việc phân tích chữa lỗi trên các bài làm của HS. Thông qua nó, HS nhận ra và nắm được tình hình bài làm của mình trong sự so sánh với các HS khác trong lớp). GV cho HS phát hiện các lỗi (lỗi dùng từ, đặt câu, sử dụng phép liên kết, lỗi sắp xếp ý,…)và đề xuất các cách sửa chữa. GV cũng sử dụng bảng tổng kết để làm công cụ giám sát hoạt động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của các nhóm cặp đôi (trong phiếu biên tập, có thao tác cho HS dựa trên các quy ước về lỗi sai được GV đánh dấu trong bài viết để đề xuất các phương án sửa chữa, các nhóm cặp đôi đã đọc và nắm được các lỗi của bạn học). Sau khi các nhóm phát biểu, GV thống nhất cách sửa. Tất nhiên trong quá trình này, GV luôn phải ở bên cạnh các em bằng những gợi ý. Ví dụ sửa lỗi về câu, GV nên định hướng: nhìn vào cấu trúc câu, đặt câu này trong mối liên hệ với câu trước để xác định lỗi người viết đã mắc phải. Với lỗi đó có những phương án sửa chữa nào? Phương án nào ưu việt hơn?…

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp hs phát huy năng lực sáng tạo trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận văn học ở trường thpt (Trang 72 - 74)