Kết quả thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp hs phát huy năng lực sáng tạo trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận văn học ở trường thpt (Trang 102 - 121)

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

3.3.Kết quả thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm

Theo kế hoạch thực nghiệm, quá trình dạy học thực nghiệm và đối chứng đã được tiến hành tại 2 trường THPT Hùng Vương và THPT Trí Đức ở khối lớp 12.

Bảng 3.1

*Việc đánh giá kết quả bài làm của HS được chúng tôi tính theo thang điểm 10. Trong đó:

Bảng 3.2

TT Thang điểm Đánh giá xếp loại 1 Từ 8 đến 10 Giỏi

2 Từ 6 đến 7 Khá

3 Điểm 5 Trung bình 4 Dưới 5 Yếu

Quá trình đánh giá được tiến hành một cách linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo những yêu cầu chung của thực nghiệm: đòi hỏi đánh giá đúng năng lực sáng tạo của HS trong quá trình

Trường Lớp thực nghiệm/ đối chứng

Khối lớp 12

Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số

THPT Hùng Vương

Thực nghiệm 12A3 45 12A8

44 Đối chứng 12A10 46 12A12

44

THPT Trí Đức

Thực nghiệm 12A3 43 12A7

42 Đối chứng 12A8 42 12A6

viết bài làm văn. Do đó, trong đánh giá, chúng tôi đã đề nghị GV khuyến khích những cảm nhận riêng, những ý kiến độc đáo trong vận dụng kiến thức, những cách tưởng tượng, liên tưởng mới mẻ... của HS; đồng thời cũng nhắc nhở, cảnh cáo bằng hình thức trừ điểm với những HS mắc các lỗi chính tả, diễn đạt… hoặc tỏ ra cẩu thả khi làm bài.

Từ các số liệu thu được, chúng tôi đã lập bảng thống kê sau:

Bảng 3.3 Nhóm Số HS được KT Điểm đạt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 174 0 2 5 10 31 52 38 27 8 1 0% 1,16 % 2,87 % 5,75 % 17,82 % 29,89 % 21,84 % 15,52 % 4,58 % 0,57 % Đối chứng 175 2 6 10 18 51 44 27 14 3 0 1,14 % 3,43 % 5,72 % 10,26 % 29,13 % 25,14 % 15,42 % 8 % 1,71 % 0% Bảng 3.4 Nhóm Số HS được kiểm tra

Kết quả kiểm tra

Giỏi Khá Trung bình Yếu Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Thực nghiệm 174 36 20 90 52 31 18 17 10 Đối chứng 175 17 10 71 40 51 30 36 20

Từ số liệu thu thập được thông qua bảng thống kê cùng với những thông tin về giờ học chúng tôi thấy rằng việc áp dụng các biện pháp giúp HS phát huy năng lực sáng tạo trong quá trình tạo lập văn bản NLVH ở trường THPT là có khả thi:

- HS ở các lớp thực nghiệm đã phát huy được phần nào năng lực sáng tạo trong quá trình tạo lập văn bản NLVH; khả năng vận dụng kiến thức văn học; khả năng vận dụng các thao tác làm văn; khả năng tự bộc lộ; khả năng liên tưởng, tưởng tượng; khả năng tự học sáng tạo cũng tốt hơn.

- Qua kết quả kiểm tra chúng tôi thấy số lượng bài làm đạt điểm khá giỏi ở các lớp thực nghiệm đạt tỷ lệ cao hơn hẳn các lớp đối chứng. Số HS bị điểm yếu cũng giảm đáng kể. Ở các lớp đối chứng tập trung nhiều HS đạt điểm trung bình và yếu.

Kết quả trên đây mặc dù chưa thể phản ánh toàn bộ kết quả thực nghiệm bởi do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nhưng cũng là kết quả đáng khích lệ thể hiện tính khả thi của đề tài. Từ đó chúng tôi cũng khẳng định các biện pháp được đề xuất trong luận văn là đúng đắn. Tuy nhiên để có thể phát huy tối đa hiệu quả của nó cần thiết phải có sự vận dụng sáng tạo, tài năng sư phạm và sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ GV trực tiếp đứng lớp.

Kết luận chương 3

Trong quá trình thực nghiệm áp dụng các biện pháp giúp HS phát huy năng lực sáng tạo trong quá trình tạo lập văn bản NLVH, chúng tôi nhận thấy còn nhiều khó khăn nhất định như: trình độ HS không đồng đều, HS còn thói quen thụ động, ỷ lại, HS có quá ít thời gian dành cho môn Ngữ văn... Song với sự nhiệt tình đổi mới, các GV thực nghiệm đã giúp chúng tôi vững tin vào sự khả thi của các biện pháp đưa ra trong luận văn này. Thi hào Gớt đã nói "lí thuyết là màu xám và cây đời mãi mãi xanh tươi". Thật vậy tư tưởng khoa học đúng đắn nhưng nếu không được thực tiễn kiểm nghiệm, không được áp dụng vào thực tiễn thì các giải pháp khoa học đưa ra cũng sẽ chỉ là cây chết mà thôi.

KẾT LUẬN

1. Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra cái mới, có giá trị giải quyết vấn đề đặt ra một cách hiệu quả. Trong hoạt động sáng tạo thì chủ thể sáng tạo giữ vai trò trung tâm. Trong chủ thể sáng tạo, yếu tố cốt lõi là năng lực sáng tạo của chủ thể. Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra cái mới có giá trị của cá nhân dựa trên tổ hợp các phẩm chất độc đáo của cá nhân đó. Đối với người Việt Nam hiện nay, từ những số liệu trên nhiều phương diện cho thấy trình độ sáng tạo của chúng ta ở mức thấp. Đây là một điều đáng buồn. Tuy nhiên, từ những sáng chế của những người lao động bình dân, qua những thành tựu nổi bật về khoa học - công nghệ của người Việt ở nước ngoài, cho thấy tiềm năng sáng tạo của người Việt Nam là không nhỏ, vấn đề ở chỗ phải “đánh thức” tiềm năng đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Viết sáng tạo là một trong các yêu cầu của dạy học tạo lập văn bản ở các nước phát triển. Viết sáng tạo (creative writing) cũng như đọc sáng tạo (creative reading) nhằm góp phần hình thành cho học sinh (HS) năng lực chung là năng lực sáng tạo (creative competence), một năng lực cốt lõi rất cần cho HS khi phải đối mặt với những thách thức và sự thay đổi liên tục của cuộc sống hiện đại. Từ trước đến nay ở Việt Nam thường chú ý đến bài văn hay. Nhưng thế nào là hay thì phụ thuộc khá nhiều vào cách nghĩ, cách cảm - “cái gu” thưởng thức của từng cá nhân… thành ra nhiều khi đánh giá bài văn vẫn nặng về cảm tính, chủ quan. Yêu cầu viết sáng tạo rõ hơn. Đó là phải có cái mới, phải có yếu tố mới cho dù nhỏ: mới về ý tưởng (nội dung), mới về cách biểu đạt (hình thức). Tuy nhiên để có sáng tạo là rất khó, cần phải tập dần, yêu cầu sáng tạo dần, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao… Trong luận văn này, thông qua việc tìm hiểu những cơ sở lí luận của năng lực sáng tạo từ góc độ tâm lí học, lí luận dạy học hiện đại cũng như từ tình hình thực tế dạy học của GV – HS, chúng tôi đề xuất một số biện pháp cần thiết nhằm duy trì và phát huy năng lực sáng tạo cho HS trong quá trình tạo lập văn bản NLVH ở trường THPT. Những biện pháp này dựa vào các yếu tố nội tại của năng lực sáng tạo (tư duy sáng tạo trong vận dụng, sắp xếp kiến thức, kĩ năng; khả năng liên tưởng, tưởng tượng; năng lực tự học sáng tạo). Đồng thời vì là tạo lập văn bản nghị luận về vấn đề văn học nên phần lớn các biện pháp dựa trên mối quan hệ tích hợp giữa tiếp nhận (Đọc – hiểu) và tạo lập văn bản (Làm văn) :

Biện pháp “Định hình các “mẫu” tạo lập văn bản NLVH qua giờ Đọc – hiểu” được xây dựng trên cơ sở cấu tạo đơn vị bài học trong SGK Ngữ văn THPT theo quan điểm tích hợp giữa các phân môn Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Làm văn, mỗi bài học được xây dựng tương ứng với một tuần học. Các giờ Đọc – hiểu sẽ có vai trò như những “mẫu” chuẩn mực để

giúp rèn kĩ năng làm văn nghị luận cho HS về: thao tác chia đối tượng ra thành các khía cạnh; cách thức phân tích TPVH; sử dụng dẫn chứng; sử dụng lời bình; so sánh mở rộng vấn đề. Thông qua các “mẫu” tạo lập văn bản NLVH đã được GV nhiều lần thực hành, HS tiếp nhận các “mẫu” và dần dần định hình được cho mình các thao tác cơ bản trong làm văn NLVH.

Biện pháp “Hướng dẫn HS ý thức tích lũy và vận dụng vốn kiến thức văn học trong

bài NLVH” được đề xuất nhằm khắc phục thực trạng chưa có có ý thức và chưa biết cách

vận dụng vốn kiến thức văn học vào bài viết của HS khiến nội dung bài viết thường nghèo nàn, không có sức sáng tạo. Ở biện pháp này, chúng tôi chỉ ra cho HS tác dụng của các loại kiến thức văn học trong bài văn NLVH, từ kiến thức VHS, kiến thức LLVH đến kiến thức về TPVC và đặc biệt nhấn mạnh vai trò của hệ thống kiến thức liên văn bản. Đồng thời chúng tôi cũng chỉ ra cách thức giúp các em tích lũy có hệ thống các loại kiến thức này trên cơ sở phát huy năng lực liên tưởng để vận dụng trong quá trình viết bài NLVH. Từ việc nắm được vai trò, ý nghĩa của các loại kiến thức, nắm được cách thức tích lũy và sử dụng, chúng tôi tin rằng HS hoàn toàn có khả năng chủ động, sáng tạo trong hoạt động tạo lập văn bản NLVH.

Biện pháp “Định hướng hoạt động tự học của HS” được đề xuất để giúp HS làm quen với các dạng đề mở trong văn nghị luận văn học. Việc ra đề theo hướng mở nhằm phát huy khả năng tự nhận thức, tự bộc lộ, năng lực cảm thụ và nhất là năng lực sáng tạo của HS. Và thực tiễn dạy học cũng cho thấy, tự học ở nhà, là một trong những hình thức học tập có tác dụng hỗ trợ đắc lực những giờ học trên lớp nhằm giúp HS nắm vững kiến thức, kĩ năng. Việc xác định chính xác nội dung và có biện pháp tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động tự học ở nhà phù hợp, góp phần nâng cao năng lực sáng tạo cho HS là một hướng đi đúng đắn.

Biện pháp “Tạo thêm điều kiện cho HS tạo lập văn bản và bộc lộ cảm xúc” được đề cập vì yếu tố cảm xúc có tham gia tích cực vào quá trình sáng tạo. Hơn nữa, trong điều kiện một năm chỉ làm vài ba bài làm văn nên HS có rất ít cơ hội tạo lập văn bản, khả năng viết bài, khả năng sáng tạo cũng ít có điều kiện phát huy. Vì thế, biện pháp này sẽ giúp HS có thêm điều kiện tạo lập văn bản, giải phóng cảm xúc, giải phóng tiềm năng sáng tạo của mình trong quá trình học tập.

Biện pháp “Tổ chức quy trình trả bài làm văn theo hướng HS tự đánh giá, chỉnh sửa

và đánh giá lẫn nhau” được gợi ý từ bước cuối cùng trong quy trình tạo lập văn bản – Hoạt

phán, tự xem xét, tự nhận thức về những giới hạn của bản thân và sự cố gắng khắc phục, vượt qua các giới hạn ấy. Trong quá trình ấy, hoạt động tư duy sáng tạo cũng đồng thời diễn ra. Kết quả tất yếu là chất lượng bài viết lại sẽ cao hơn, HS cũng thể hiện được năng lực sáng tạo của bản thân.

Các biện pháp này nếu được nghiên cứu và vận dụng một cách phù hợp sẽ giúp GV đảm bảo tính khoa học trong quá trình định hướng, dẫn dắt, phát huy tối đa hứng thú học tập, đồng thời kích thích được tính chủ động, suy nghĩ độc lập và khả năng sáng tạo của HS. Đó là việc HS tự đặt ra thách thức cho bản thân, sẵn sàng ra khỏi vùng an toàn, vượt qua thử thách; không đi theo những suy nghĩ “dựa theo” mang tính lối mòn với lòng tin và sự đam mê. Vì vậy cần giúp mỗi HS có niềm tin để quyết tâm cố gắng bởi tiềm năng sáng tạo có sẵn ở tất cả mọi người hay nói cách khác, sáng tạo là sáng tạo ngay từ bản thân.

3. Đề tài phát huy năng lực sáng tạo cho HS có thể tìm hiểu từ nhiều hướng khác nhau, nhưng vì điều kiện thời gian hạn hẹp và muốn luận văn tập trung chuyên sâu vào một hướng thống nhất nên chúng tôi đi theo con đường tích hợp giữa phân môn “Đọc – hiểu” và phân môn Làm văn để đề xuất các biện pháp. Chúng tôi cho rằng nếu đi từ hướng tích hợp giữa phân môn Tiếng Việt và phân môn Làm văn chắc chắn sẽ còn có những biện pháp hay và mang tính thực tiễn. Chẳng hạn như biện pháp giúp HS tích lũy và phát huy khả năng ngôn ngữ, biện pháp ra hệ thống bài tập giúp HS tự nhận thấy các biện pháp tu từ thường sử dụng trong tác phẩm văn học... Bên cạnh đó, có thể đề xuất thêm biện pháp giúp HS phát huy năng lực sáng tạo từ các yếu tố nội tại của phân môn Làm văn, chẳng hạn như quy trình từ bài văn mẫu đến văn bản sáng tạo của HS; ra hệ thống bài tập giúp HS biết cách thêm ý, sắp xếp ý khi làm bài văn...Nếu có điều kiện tiếp tục hoàn thiện đề tài này từ những hướng như vừa nêu, chúng tôi tin rằng đề tài sẽ có thêm nhiều đóng góp hơn nữa cho phân môn Làm văn nói riêng, cho môn Ngữ văn nói chung.

Thực tiễn dạy học cũng như dư luận xã hội hiện nay rất quan tâm tới công tác dạy văn trong nhà trường, nhất là vấn đề bồi dưỡng, phát huy năng lực cảm thụ, năng lực sáng tạo của HS. Việc thử nghiệm bước đầu những biện pháp của đề tài là một hướng đi có ý nghĩa tích cực. Và để chuyển đổi quan niệm và cách thức dạy học Ngữ văn theo hướng chú trọng năng lực sáng tạo của chủ thể HS không thể đòi hỏi trong một sớm một chiều mà phải là một quá trình chuyển biến lâu dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anderson, L. W., Krathwohl, D. R. (2001), Phân loại tư duy cho việc dạy học và

đánh giá, New York: Longman.

2. Lê A (1997), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 3. Lê A, Nguyễn Trí (2001), Làm Văn, Nxb Giáo dục.

4. Nguyễn Đức Ân (1996), Một số vấn đề về dạy học giảng văn, TP.HCM.

5. Nguyễn Đức Ân (2009), Bài giảng chuyên đề: lý thuyết tiếp nhận với việc dạy học

tác phẩm văn chương ở trường THPT, TP.HCM.

6. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm (2000), Ngữ pháp văn

bản và việc dạy làm văn, Nxb Giáo dục.

7. Nguyễn Duy Bình (1983), Dạy văn dạy cái hay cái đẹp, Nxb Giáo dục.

8. Trần Thanh Bình (1983), “Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ học và môn học Tiếng Việt – Làm văn, ĐH và THCN, số 4.

9. Trần Thanh Bình (2013), Bài giảng chuyên đề: phương pháp dạy học làm văn ở trường THPT”, TP.HCM.

10.Lương Duy Cán (2002), Rèn luyện kĩ năng làm văn, Nxb Giáo dục. 11.Đình Cao, Lê A (1989), Làm văn, Nxb Giáo dục.

12.Nguyễn Gia Cầu (2008), “Giúp học sinh khắc phục kiểu học tập thụ động”, Tạp chí

Giáo dục, số 197.

13.Nguyễn Gia Cầu (2010), “Bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, chủ động trong quá trình tự học Văn”, Tạp chí Giáo dục, số 237. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14.Nguyễn Gia Cầu (2012), “Tôn trọng những ý kiến khác biệt của học sinh trong quá trình dạy học”, Tạp chí giáo dục, số 283.

15.Lê Linh Chi (2009), “Nhật kí văn học như một biện pháp dạy học đối thoại”, Tạp chí

Giáo dục, số 215.

16.Nguyễn Viết Chữ (2009), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

17.Phan Huy Dũng (2012), “Vận dụng lý thuyết liên văn bản vào việc dạy học Ngữ văn ở phổ thông”, Trường Đại học Vinh.

18.Trần Việt Dũng (2013), “Một số suy nghĩ về năng lực sáng tạo và phương hướng phát huy năng lực sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học

19.Vũ Dũng (2000), Từđiển Tâm lý học, Nxb Từ điển Bách Khoa.

20.Phạm Văn Đồng (1973), “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện”, Tạp chí

nghiên cứu giáo dục, số 28.

21.Bùi Minh Đức (2008), “Đổi mới phương pháp giảng bình theo hướng phát huy vai trò chủ thể cảm thụ, bạn đọc sáng tạo của học sinh”, Tạp chí Giáo dục, số 194.

22.Bùi Minh Đức (2008), “Phát huy vai trò bạn đọc sáng tạo của học sinh trong hoạt

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp hs phát huy năng lực sáng tạo trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận văn học ở trường thpt (Trang 102 - 121)