Tổ chức quy trình trả bài làm văn theo hướng HS tự đánh giá, chỉnh sửa và

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp hs phát huy năng lực sáng tạo trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận văn học ở trường thpt (Trang 68 - 69)

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

2.5.Tổ chức quy trình trả bài làm văn theo hướng HS tự đánh giá, chỉnh sửa và

đánh giá lẫn nhau

Mỗi năm trong chương trình phân môn Làm văn ở bậc THPT thường có từ 4 – 6 bài viết (thời lượng từ 1 – 2 tiết). Sau mỗi bài viết lại có thêm một tiết trả bài. Giờ trả bài làm văn có tầm quan trọng đặc biệt. Việc quy định cụ thể, chặt chẽ về giờ trả bài theo Phân phối

chương trình môn Ngữ Văn đã thể hiện được điều đó. Nó không chỉ là công việc đánh giá

mức độ thành thạo về kĩ năng, mức độ tiếp thu kiến thức của HS mà phần nào giúp GV tự đánh giá công việc dạy học của mình và có biện pháp điều chỉnh sao cho hợp lí, phù hợp với tình hình học tập của HS. Nó cũng không chỉ dừng lại ở mục tiêu đánh giá và thông báo kết quả học tập môn Ngữ Văn của các em bằng điểm số mà còn hướng tới những mục tiêu cao hơn là giúp các em tự đánh giá, tự nâng cao năng lực viết bài, năng lực học Văn của bản thân theo hướng phát huy tư duy độc lập, sáng tạo và tính chủ động, tích cực.

Nhưng chấm và trả bài Làm Văn như thế nào đạt được những mục tiêu đó là việc làm không dễ dàng. Trong các giáo trình phương pháp dạy học môn Ngữ Văn, một số định hướng về việc chấm - trả bài làm văn đã được nêu ra, nhưng đó mới chỉ là những định hướng có tính chất gợi mở. Do vậy, trong thực tế dạy học, nhiều GV với quan điểm cá nhân đã tự chọn cho mình giải pháp riêng. Ở đây chúng tôi chọn tổ chức giờ trả viết theo định hướng để HS tự đánh giá, chỉnh sửa và đánh giá lẫn nhau. Bởi như chúng tôi đã trình bày, bước cuối cùng của tạo lập văn bản là kiểm tra sửa chửa bản thảo. Chưa hoàn tất công việc này là chưa hoàn thành quy trình tạo lập văn bản. Hơn nữa, theo nghiên cứu của AAIA: “Tự đánh giá là một thành phần chủ yếu của việc đánh giá quá trình học; nó rất quan trọng và

trách nhiệm đối với quá trình học của chính họ. Tự đánh giá là từ dùng để mô tả việc xác định mức độ đã đạt được về kiến thức cũng như các mặt khác của người học. Do đó, tự đánh giá là cách thức để mang lại những tiến bộ thực sự trong việc hiểu về bản thân người

học” [38].

Một phần của tài liệu một số biện pháp giúp hs phát huy năng lực sáng tạo trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận văn học ở trường thpt (Trang 68 - 69)