Nhờ có đƣờng dẫn cam mà làm cho hệ thống con trƣợt tự động trƣợt theo phƣơng ngang khi hệ thống khuôn mở.
Hình 2.28: Tháo lõi mặt bên bằng hệ thống đường dẫn 2.4.7.6. Hệ thống tạo hình sản phẩm.
Hệ thống này bao gồm lòng khuôn và lõi khuôn.
Đây là bộ phận quan trọng nhất của khuôn. Nó quyết định đến hình dáng bao ngoài và trong của sản phẩm. Hệ thống này thƣờng là hai nửa cụm chi tiết ghép lại tạo thành khoang rỗng. Biên dạng của khoang rỗng chính là âm bản của sản phẩm.
Hình 2.29: Hình ảnh một số lòng và lõi khuôn thông dụng
67
+ Phải chịu đƣợc áp lực cao, đủ cứng vững, đủ kích thƣớc để bố trí các cụm phụ trợ nhƣ hệ thống làm mát, đẩy sản phẩm, …
+ Có mặt phân khuôn hợp lý để có thể lấy sản phẩm ra khỏi khuôn dễ dàng. Phải gia công đƣợc các bề mặt của khoang tạo hình.
*Mặt phân khuôn.
Là mặt tiếp xúc giữa hai nửa khuôn và là nơi tạo khoảng sáng để lấy sản phẩm khi mở khuôn. Mặt phân khuôn có thể là mặt phẳng hoặc mặt cong hay mặt gãy khúc tùy thuộc vào biên dạng sản phẩm. Giao của mặt phân khuôn với khoang khuôn gọi là đƣờng phân khuôn.
2.4.7.7. Hệ thống định vị khuôn.
Trong quá trình hoạt động hai nửa khuôn tĩnh và động luôn đƣợc đóng và mở vì vậy cần định vị hai nửa khuôn khi chúng đóng lại. Hệ thống này bao gồm chốt dẫn hƣớng và bạc dẫn hƣớng. Chức năng chính của chúng là đƣa khuôn động vào khuôn tĩnh và làm hai phần thẳng hàng. Chốt dẫn hƣớng nằm ở khuôn động, bạc dẫn hƣớng nằm ở khuôn tĩnh để dễ điều khiển để đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn. Dƣới đây là một số hình ảnh về hệ thống dẫn hƣớng.
Hình 2.30: Hệ thống dẫn hướng khuôn
2.4.8. Trình tự thiết kế và bảo quản khuôn.
68
B2: Vẽ đƣờng phân khuôn, trong trƣờng hợp cần thiết phải có góc vát mép để cho các thanh thép không có sát vào nhau làm hỏng đƣờng phân khuôn.
B3: Đặt các miệng phun và chốt đẩy cho các kênh nhựa → vị trí sản phẩm và một đƣờng trung tâm của khuôn đƣợc xác định.
B4: Để có sự bố trí phù hợp nên bắt đầu từ tấm khuôn trƣớc. Khi vị trí của một lòng khuôn đã cố định, thêm vào bạc cuống phun → thiết kế vị trí khác của lòng khuôn có liên quan đến bạc cuống phun.
B5: Sau khi đã bố trí xong lòng khuôn, có thể xác định hình dạng ngoài của miếng ghép lòng khuôn.
B6: Thiết kế hệ thống làm nguội xung quanh miếng ghép để đảm bảo quá trình làm nguội tiết kiệm nhất.
B7: Đặt bổ sung các chốt dẫn hƣớng sau khi các kích thƣớc của khuôn đã cố định. Bổ sung bộ phận kẹp của khuôn để hoàn tất quá trình thiết kế tấm khuôn trƣớc.
B8: Sau khi làm xong khuôn trƣớc, thiết kế độ dày của các miếng ghép và đồng thời độ dày tấm khuôn cũng đƣợc xác định.
B9: Xác định các miếng ghép lõi và khi tiến hành cần đặc biệt chú ý đến khía cạnh gia công.
B10: Xác định quá trình đẩy và cố định độ dày tấm.
B11: Sơ đồ khuôn đã hoàn chỉnh. Thiết kế lõi khuôn có liên quan đến các vị trí lòng khuôn dùng hình dạng vừa xác định đƣợc của các miếng ghép, bổ xung thêm phần làm nguội quanh các miếng ghép và hoàn chỉnh hình dạng ngoài của tấm.
B12: Thêm các chốt hồi về và xác định hình dạng hệ thống đẩy.
B13: Lập bảng kê chi tiết thiết kế trên khuôn với đầy đủ thông tin nhƣ kích thƣớc, vật liệu, số lƣợng….
B14: Hoàn thiện bản vẽ từng chi tiết cụ thể để tiến hành gia công.
2.4.9. Vật liệu làm khuôn.
Vật liệu làm khuôn là một yếu tố rất quan trọng khi thiết kế khuôn. Khi chọn vật liệu làm khuôn cần lƣu ý đến số lƣợng sản phẩm yêu cầu và loại nhựa để phun
69
khuôn vì có những loại nhựa có hại cho thép làm khuôn.
Đối với quá trình sản xuất loạt nhỏ, khuôn nhựa có thể làm bằng đồng hoặc nhôm nhƣng nói chung các chi tiết khuôn nhƣ thân khuôn, các miếng ghép hoặc các tấm khuôn dùng để định hình các chi tiết sản phẩm và các chốt đẩy làm bằng các loại thép khác nhau. Lựa chọn vật liệu không phải do giá vật liệu chi phối mà do tính gia công của nó và từ đó giảm bớt công sức và thời gian gia công.
Thân khuôn: Có thể mua thân khuôn nhƣ một bộ tiêu chuẩn đã có sự lựa chọn vật liệu. Thép cacbon loại trung bình (CW 45W) thƣờng dùng nhƣng với quy trình sản xuất cao dùng thép hóa tôi (35Cr Mo2).
Các miếng ghép lòng khuôn và lõi: Dùng thép hóa tốt nếu không cần phải tôi. Loại vật liệu thông dụng nhất là 35CrMo2: Vật liệu này tốt cho gia công, nhƣng không tốt cho đánh bóng hoặc chạm trổ. 40CrMnMo7: Vật liệu này hơi khó gia công nhƣng dễ cho đánh bóng cũng nhƣ chạm trổ. Nếu cần phải tôi cứng thì có thể chọn: 40NiCrMoV4: Đây là loại thông dụng để làm miếng ghép hoặc các tấm tôi cứng hoàn toàn. 40Cr13: Loại này dễ đánh bóng và cũng là vật liệu chịu ăn mòn tốt. Chốt và bạc dẫn hƣớng: Có thể làm bằng đồng hoặc đồng thau hoặc đối với quá trình sản xuất loạt lớn dùng thép đã tôi và mài vô tâm.
Một số mác thép dùng làm thân khuôn