- Tấm kẹp đẩy: Giữ chốt đẩy, chốt hồi, chốt giật cuống.
- Tấm đẩy: Dùng để chặn các chốt lắp trên tấm kẹp đẩy trong quá trình đẩy sản phẩm ra ngoài không thể rơi các chốt ra đƣợc.
Tấm đẩy và tấm kẹp đẩy đƣợc bắt chặt thành một khối và đƣợc gọi là giàn đẩy. Giàn đẩy nằm phía dƣới khuôn dƣới và trên tấm kẹp dƣới.
- Chốt hồi: Làm cho giàn đẩy có thể quay trở về khi khuôn đóng lại.
-Trụ kê: Dẫn hƣớng chuyển động và đỡ cho tấm đẩy, tránh cho tấm khuôn khỏi bị cong do áp lực đẩy cao, tăng tuổi thọ cho khuôn.
- Tấm khuôn dưới: Là một bộ phận cũng rất quan trọng, nó là đƣờng bao quyết định hình dáng bên trong của sản phẩm. Khuôn dƣới và khuôn trên kết hợp với
54
nhau để tạo ra hình dáng hoàn chỉnh của chi tiết. Khuôn trên là bộ phận đứng yên, khuôn dƣới là bộ phận di động.
2.4.3. Các yêu cầu kỹ thuật đối với khuôn ép nhựa.
- Đảm bảo độ chính xác về kích thƣớc, hình dáng biên dạng sản phẩm.
- Đảm bảo độ bóng cần thiết cho cả lòng khuôn và lõi để đảm bảo độ bóng của sản phẩm.
- Đảm bảo vị trí chính xác về tƣơng quan giữa 2 nửa khuôn. - Đảm bảo lấy sản phẩm ra khỏi khuôn một cách dễ dàng.
- Vật liệu chế tạo khuôn phải có tính chống mòn cao và dễ gia công.
- Khuôn phải đảm bảo độ cứng khi làm việc tất cả bộ phận của khuôn không đƣợc biến dạng hoặc lệch khỏi vị trí cần thiết khi chịu lực ép lớn (vài trăm tấn)
- Khuôn phải có hệ thống làm lạnh bao quanh lòng khuôn sao cho lòng khuôn phải có nhiệt độ ổn định để vật liệu dễ điền đầy vào lòng khuôn và định hình nhanh chóng trong lòng khuôn từ đó rút ngắn chu kì ép và tăng năng suất.
- Khuôn phải có kết cấu hợp lý không quá phức tạp sao cho phù hợp với khả năng công nghệ hiện có.
2.4.4. Các cơ sở dữ liệu cần thiết khi thiết kế khuôn.
- Bản vẽ chi tiết với đầy đủ kích thƣớc nhƣ vật liệu chế tạo chi tiết (loại nhựa), vật liệu của lòng khuôn, độ chính xác của chi tiết bao gồm độ chính xác về kích thƣớc độ chính xác về hình dáng hình học và vị trí tƣơng quan giữa các bề mặt, số lƣợng các chi tiết yêu cầu, các bề mặt làm việc và không làm việc của chi tiết.
- Các thông số kĩ thuật của máy ép nhƣ lực kẹp khuôn lớn nhất của máy là bao nhiêu, khối lƣợng vật liệu lớn nhất của máy có thể gia công đƣợc, kích thƣớc bàn máy để lắp khuôn, áp lực phun lớn nhất của máy, khoảng mở tối thiểu và tối đa của máy, kích thƣớc lỗ định vị khuôn trên bàn máy.
2.4.5. Các loại khuôn phổ biến.
2.4.5.1. Khuôn 2 tấm.
Có kết cấu đơn giản và thƣờng đƣợc sử dụng nhất. Khi lấy sản phẩm thì chỉ có một khoảng sáng nên còn đƣợc gọi là khuôn một khoảng sáng, khi đó sản phẩm ra
55
khỏi khuôn nó dính liền với kênh dẫn nhựa và cổng nhựa do đó cần phải có một công đoạn khác để tách lấy riêng sản phẩm. Tuy nhiên loại khuôn này tiết kiệm đƣợc vật liệu do kênh nhựa ngắn.
Hình 2.14: Khuôn 2 tấm