Hình 2.21: Kênh dẫn nhựa cho bố trí lòng khuôn dạng hình chữ nhật. Hình 2.22: Kênh dẫn nhựa cho bố trí lòng khuôn dạng vòng tròn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng NX 7 0 trong thiết kế chế tạo khuôn mẫu (Trang 61 - 64)

Diện tích kênh nhựa và miệng phun đƣợc xác định dựa vào yêu cầu của sản phẩm và kinh nghiệm thiết kế của ngƣời thiết kế.

62

Miệng phun có tiết diện nhỏ thì khi cắt bỏ dễ và vết cắt để lại trên sản phẩm nhỏ do đó sản phẩm sẽ có hình thức đẹp. Nhƣng nhƣ thế thì dòng nhựa chảy vào khuôn sẽ khó khăn hơn, tiết diện thƣờng đƣợc chọn nhỏ nhất có thể, sau đó dựa vào sản phẩm ở nguyên công đúc thử để quyết định sửa lại vị trí hoặc mở rộng miệng phun, nếu sản phẩm đúc thử có các khuyết tật nhƣ: Hụt vật liệu, cong vênh, để lại đƣờng hàn, tạo ra đuôi, co ngót do thiếu vật liệu, có lõm, co do khí không thoát ra khỏi lòng khuôn thì ta sẽ phải điều chỉnh lại miệng phun vào lòng khuôn.

Có nhiều loại kênh nhựa đƣợc sử dụng trong công việc thiết kế khuôn. Hiện nay những kiểu kênh nhựa thông dụng nhất đó là: Hình tròn, hình thang, hình chữ nhật trong đó hình tròn là loại đƣợc ƣa chuộng nhất vì tiết diện ngang là hình tròn cho phép một lƣợng vật liệu tối đa chảy qua mà không bị mất nhiệt, nhƣng kênh nhựa loại này khi gia công sẽ mất nhiều thời gian hơn vì kênh nhựa phải nằm trên hai bên của mặt khuôn.

Kênh nhựa hình thang cũng đƣợc sử dụng nhiều vì loại này gia công dễ nhƣng lƣợng vật liệu thừa lớn. Loại này có lợi khi kênh nhựa chỉ đi qua một mặt trƣợt.

Loại kênh nhựa hình chữ nhật và hình bán nguyệt là loại kênh nhựa không tốt vì nó hay gây ra nhiều sự cố, loại này hiện nay không đƣợc sử dụng nữa.

Kênh nhựa đƣợc thiết kế phải đƣợc điền đẩy lòng khuôn theo đúng tỷ lệ quy định để tránh quá lƣợng dẫn gây lãng phí vật liệu cũng nhƣ gây ra sự cố sản phẩm bị công vênh. Để tránh điều này cần có sự cân bằng hệ thống kênh nhựa.

c. Miệng phun.

Miệng phun là chỗ mở giữa kênh nhựa và lòng khuôn, nó rất quan trọng vì nếu cổng nhựa càng nhỏ thì khuôn có thể dễ dàng tách ra.

63

Hình 2.23: Một số dạng miệng phun thường dùng

a) – Vòng tròn đai, b) Điểm chốt, c)Đƣờng ngầm, d) Dải quạt

Trong thực tế tùy theo kết cấu của sản phẩm và kết cấu của khuôn mà ngƣời ta chọn kết cấu miệng phun cho phù hợp

2.4.7.4. Hệ thống làm nguội khuôn

Để đạt đƣợc thời gian đúc ngắn nhất và đạt chất lƣợng trên toàn bộ sản phẩm ngƣời thiết kế khuôn phải thiết kế hệ thống làm nguội khuôn đồng bộ và đầy đủ ở lòng khuôn và lõi khuôn .Vị trí này phụ thuộc vào kích thƣớc của sản phẩm và sự khác nhau về độ dày thành.

Bộ phận làm nguội nên đặt ở chỗ mà nhiệt khó truyền từ nhựa nóng qua thân khuôn. Các kênh làm nguội đƣợc thiết kế cách nhau ít nhất 3mm . Với những kênh dài hơn 150mm thì khoảng cách giữa các kênh là 5mm.

Hệ thống làm nguội đa phần chỉ làm trên hai tấm khuôn là lòng và lõi khuôn, vì nó có ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất ép nhựa và tuổi bền khuôn.

Hệ thống làm nguội có thể đƣợc khoan xung quanh lòng khuôn .

Để kiểm tra nhiệt độ khuôn ta cần kiểm tra lƣợng chất lỏng làm nguội qua hệ thống làm nguội. Có những hệ thống làm nguội mà ta có thể làm tăng hoặc giảm lƣợng chất lỏng, những hệ thống này phải đƣợc nối với những khuôn có bộ phận kiểm tra.

64

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng NX 7 0 trong thiết kế chế tạo khuôn mẫu (Trang 61 - 64)