Hình 1.11 – Nguyên lý kỹ thuật ngƣợc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng NX 7 0 trong thiết kế chế tạo khuôn mẫu (Trang 25 - 27)

1.3. Tình hình ứng dụng công nghệ CAD/CAM ở Việt Nam.

Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập với thế giới bên ngoài, kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc, các kỹ thuật sản xuất tiên tiến của nƣớc ngoài cũng vì thế mà đƣợc thâm nhập, tiếp thu. Ngành cơ khí nói chung và ngành khuôn mẫu nói riêng cũng không phải là ngoại lệ.

Năm 1997 là năm mà các phần mềm CAD/CAM bắt đầu du nhập vào Việt Nam, có thể kể đến là phần mềm Cimatron, cho đến nay, thị trƣờng CAD/CAM tại Việt Nam phát triển rất đa dạng nhƣ Pro/Engineer, MasterCAM,Catia, NX,SolidCAM….Tuy vậy chỉ có rất ít các cơ sở sản xuất có đủ nguồn lực tài chính để mua bản quyền các phần mềm này, phần lớn trong đó là các phần mềm đƣợc bẻ khóa, hoặc dùng thử. Rõ ràng tính năng của phần mềm bẻ khóa hay miễn phí là hạn chế và chúng chỉ giải quyết một lớp nhỏ các bài toán thực tế và chỉ mang tính giới thiệu.Bên cạnh đó nguồn nhân lực sử dụng CAD/CAM đƣợc đào tạo bài bản cũng không nhiều dẫn đến hạn chế trong khai thác các tính năng của chúng.

Các máy CNC sử dụng trong các xí nghiệp đa phần là các máy đã qua sử dụng từ các nƣớc phát triển nhƣ Nhật Bản, Đài loan…dẫn đến sự hạn lạc hậu về công nghệ, sai số lớn trong gia công, chất lƣợng kém, dễ hƣ hỏng. Các máy CNC của các trƣờng đại học, viện nghiên cứu phần đa đƣợc mua từ nguồn ngân sách, nhiều máy CNC mới nhƣng không đƣợc sử dụng do nguồn nhân lực không đƣợc đào tạo dẫn đến sự lãng phí lớn. Vật mẫu cần tạo bản sao (Target object) Số hoá 3D với bộ 3D Digitizer Lập mô hình 3D của vật thể mẫu (3D- Modeling Tạo lập tệp STL Quá trình tạo mẫu nhanh (RP- process) Bản sao từ vật mẫu (Replica)

26

Mặc dù còn nhiều vấn đề khó khăn kể trên nhƣng phong trào ứng dụng các phần mềm CAD/CAM vẫn không ngừng phát triển, đặc biệt là ở trong lĩnh vực sau đây:

Hiện nay, phong trào ứng dụng kỹ thuật CAD/CAM vào trong sản xuất đƣợc phát triển mạnh mẽ. Các Viện nghiên cứu, các Trƣờng Đại học, các cơ sở sản xuất đã mạnh dạn đầu tƣ các công cụ thiết kế, tính toán nhằm tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm, nâng khả năng cạnh tranh của hàng nội địa cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu ngày một cao của xã hội.

1.3.1 Ứng dụng CAD/CAM trong chế tạo khuôn mẫu

Do sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp nhựa ở Việt Nam trong những năm gần đây mà yêu cầu về việc tạo ra các sản phẩm nhựa đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội là một nhu cầu cấp thiết. Việc ứng dụng các phần mềm CAD/CAM để thiết kế sản phẩm, thiết kế khuôn và gia công tạo hình vì lẽ đó mà phát triển rộng rãi.Các doanh nghiệp đa phần đều sử dụng các công cụ CAD/CAM trong việc hỗ trợ quá trình sản xuất, phổ biến nhất có thể kể đến là ProEngineer, MasterCAM, Solidworks…..Lĩnh vực ứng dụng không chỉ ở thiết kế khuôn nhựa, mà còn ứng dụng trong thiết kế khuôn đột dập, thiết kế vỏ tàu thủy, các tính toán, phân tích động học, ứng suất….., trong gia công đồ mỹ nghệ, đồ gỗ.

Trong thiết kế khuôn mẫu, việc ứng dụng CAD/CAM để sản xuất đồ tiêu dùng ở nƣớc ta là phổ biến hơn cả do đặc thù về yêu cầu kỹ thuật không cao của các loại mặt hàng này, cũng nhƣ những lý do lạc hậu về công nghệ, thiết bị nhƣ đã nói ở trên.

1.3.2 Ứng dụng CAD/CAM trong thiết kế ngược- Reverse Engineering

Kỹ thuật “thiết kế ngƣợc” du nhập vào nƣớc ta chƣa lâu nhƣng đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Các ứng dụng của lĩnh vực thiết kế ngƣợc rất đa dạng trong đó có thiết kế , chế tạo dụng cụ y tế, dụng cụ chỉnh hình…, các chi tiết có hình dạng phức tạp, có yêu cầu cao về thẩm mỹ,các sản phẩm có tính nghệ thuật, tái tạo các chi tiết trong khảo cổ…

27

Hình 1.12: Thiết bị quét 3D

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng NX 7 0 trong thiết kế chế tạo khuôn mẫu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)