4. Ý nghĩa trong học tập và thực tiễn của đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lí
Phường Tân Lập nằm tại khu vực trung tâm về mặt địa lý của thành phố Thái Nguyên và cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về phía nam. Tân Lập tiếp giáp với phường Đồng Quang một đoạn nhỏ ở phía bắc phân cách bởi tuyến đường Thống Nhất, giáp với phường Gia Sàng ở phía đông bắc với ranh giới là tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều, giáp với phường Phú Xá ở phía đông nam qua suối Loàng, giáp với phường Tích Lương ở phía nam và tây nam, tiếp giáp với phường Tân Thịnh ở phía tây bắc với ranh giới là tuyến đường Thống Nhất và 3/2 (Quốc lộ 3).
Phường Thịnh Đán nằm ở khu vực trung tâm địa lý của thành phố và có vị trí đông giáp phường Tân Lập; tây giáp xã Quyết Thắng; nam giáp xã Thịnh Đức; bắc giáp phường Tân Thịnh và xã Quyết Thắng. Trên địa bàn phường có tuyến tỉnh lộ 260 nối giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ chạy qua. Ngoài ra, còn có tuyến tỉnh lộ 263 nối với xã Tân Cương và xã Phúc Trìu, kéo dài đến đập Hồ Núi Cốc thuộc thành phố Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Địa hình mang đặc trưng của khu vực miền núi phía Bắc với đồi bát úp dốc thoải, xen giữa là các khu đất bằng. Địa hình thấp dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Tuy là nằm trong một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình phường Tân Lập và Thịnh Đán lại không phức tạp lắm, đất đai được hình thành trên nền địa chất ổn định, kết cấu tốt so với một số khu vực khác của tỉnh Thái Nguyên, đây là một thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng.
3.1.1.3. Khí hậu
Có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta với bốn mùa: xuân – hạ - thu - đông
- Nhiệt độ: Trung bình trong năm từ 22-23°C, chênh lệch giữa ngày và đêm khoảng 2-50C; nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C). Tại khu vực nghiên cứu, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5°C và 3°C.
- Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Tháng 5, 6, 7, 8 có số giờ nắng cao nhất (170-200 giờ) và tháng 2, 3 có số giờ nắng thấp nhất (40-50 giờ).
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764mm tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8 ,9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7, 8 có số ngày mưa nhiều nhất.
- Độ ẩm: Trung bình khoảng 82%, nhìn chung độ ẩm không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7, 8 lên đến 86-87% và thấp nhất vào tháng 3 là 70%.
- Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Có hệ thống sông suối và hệ thống các ao, hồ chứa nước phân bố rộng khắp trên địa bàn (kênh Hồ Núi Cốc, hồ Đầm Rốn, hồ Sen, …). Lượng nước phụ thuộc chủ yếu vào lưu lượng nước trên sông Cầu và lượng mưa hàng năm; Tuy nhiên, nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới tiêu và sinh hoạt, sản xuất của người dân.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a, Tài nguyên đất:
Chủ yếu là đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp của sông Cầu. So với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phía bắc phường Tân Lập; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng chiếm 3,08%...
b, Tài nguyên nước
Trên địa bàn có hai nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.
* Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt phụ thuộc vào lượng nước mưa tự nhiên, lượng nước trên được đổ vào các sông suối và ao, hồ chủ yếu cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
* Nguồn nước ngầm: Phân bố khá rộng chủ yếu ở độ sâu từ 5 – 15 m với chất lượng nước được coi là đảm bảo vệ sinh đã đáp ứng đủ nước cho sinh hoạt của nhân dân với khoảng 95% số hộ. Về trữ lượng nước tuy chưa xác định được chính xác nhưng về mùa khô, trữ lượng nước ít, mực nước rút xuống chỉ còn khoảng 01 m nước. Nguồn nước này được nhân dân khai thác chủ yếu với hình thức giếng đào, giếng khoan, nước máy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thời gian gần đây diện tích đất rừng trên địa bàn đã giảm đáng kể để phục vụ cho quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng. Chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, chất lượng và trữ lượng gỗ thấp .
d, Tài nguyên khoáng sản
Do có 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công) nên đã cung cấp một lượng cát, sỏi đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn.
3.1.1.6. Thực trạng môi trường
Do cách không xa trung tâm thành phố, trên địa bàn có các cụm công nghiệp đang hoạt động sản xuất nên không khí tương đối ô nhiễm. Mặt khác, việc
sử dụng nhiều chất hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu cùng chất thải từ chăn nuôi, sinh hoạt của nhân dân phần nào đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Đây cũng là một vấn đề cần quan tâm đúng mức hơn nữa trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
* Nhận xét chung:
Phường Thịnh Đán và Tân Lập do có vị trí gần trung tâm thành phố Thái Nguyên với hệ thống đường giao thông thuận lợi đã tạo nên nhiều điều kiện để phát triển nền kinh tế – xã hội với những mũi nhọn đặc thù đồng thời giúp địa bàn tiếp thu nhanh khoa học – kỹ thuật và công nghệ.
Địa hình tương đối bằng phẳng tạo thành những vùng đất chuyên canh để sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp với những sản phẩm hàng hóa đặc thù có khả năng cho sản lượng lớn. Khí hậu nói chung là thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và gia súc phát triển quanh năm, có khả năng cho năng suất cao và sản lượng cao song cần phải bố trí cây con cho thích hợp để nâng cao sản lượng và năng suất lên cao hơn nữa.
Bên cạnh đó phần diện tích đất chưa sử dụng còn có khả năng đưa vào khai thác sử dụng ở các mục đích Nông – Lâm nghiệp. Đây cũng là nguồn tài nguyên quý giá cần được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/