4. Ý nghĩa trong học tập và thực tiễn của đề tài
2.4.5. Phương pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu liên quan đến đề tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phƣờng Tân Lập và phƣờng Thịnh Đán
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lí
Phường Tân Lập nằm tại khu vực trung tâm về mặt địa lý của thành phố Thái Nguyên và cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về phía nam. Tân Lập tiếp giáp với phường Đồng Quang một đoạn nhỏ ở phía bắc phân cách bởi tuyến đường Thống Nhất, giáp với phường Gia Sàng ở phía đông bắc với ranh giới là tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều, giáp với phường Phú Xá ở phía đông nam qua suối Loàng, giáp với phường Tích Lương ở phía nam và tây nam, tiếp giáp với phường Tân Thịnh ở phía tây bắc với ranh giới là tuyến đường Thống Nhất và 3/2 (Quốc lộ 3).
Phường Thịnh Đán nằm ở khu vực trung tâm địa lý của thành phố và có vị trí đông giáp phường Tân Lập; tây giáp xã Quyết Thắng; nam giáp xã Thịnh Đức; bắc giáp phường Tân Thịnh và xã Quyết Thắng. Trên địa bàn phường có tuyến tỉnh lộ 260 nối giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ chạy qua. Ngoài ra, còn có tuyến tỉnh lộ 263 nối với xã Tân Cương và xã Phúc Trìu, kéo dài đến đập Hồ Núi Cốc thuộc thành phố Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Địa hình mang đặc trưng của khu vực miền núi phía Bắc với đồi bát úp dốc thoải, xen giữa là các khu đất bằng. Địa hình thấp dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Tuy là nằm trong một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình phường Tân Lập và Thịnh Đán lại không phức tạp lắm, đất đai được hình thành trên nền địa chất ổn định, kết cấu tốt so với một số khu vực khác của tỉnh Thái Nguyên, đây là một thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng.
3.1.1.3. Khí hậu
Có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta với bốn mùa: xuân – hạ - thu - đông
- Nhiệt độ: Trung bình trong năm từ 22-23°C, chênh lệch giữa ngày và đêm khoảng 2-50C; nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C). Tại khu vực nghiên cứu, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5°C và 3°C.
- Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Tháng 5, 6, 7, 8 có số giờ nắng cao nhất (170-200 giờ) và tháng 2, 3 có số giờ nắng thấp nhất (40-50 giờ).
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764mm tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8 ,9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7, 8 có số ngày mưa nhiều nhất.
- Độ ẩm: Trung bình khoảng 82%, nhìn chung độ ẩm không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7, 8 lên đến 86-87% và thấp nhất vào tháng 3 là 70%.
- Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Có hệ thống sông suối và hệ thống các ao, hồ chứa nước phân bố rộng khắp trên địa bàn (kênh Hồ Núi Cốc, hồ Đầm Rốn, hồ Sen, …). Lượng nước phụ thuộc chủ yếu vào lưu lượng nước trên sông Cầu và lượng mưa hàng năm; Tuy nhiên, nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới tiêu và sinh hoạt, sản xuất của người dân.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a, Tài nguyên đất:
Chủ yếu là đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp của sông Cầu. So với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phía bắc phường Tân Lập; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng chiếm 3,08%...
b, Tài nguyên nước
Trên địa bàn có hai nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.
* Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt phụ thuộc vào lượng nước mưa tự nhiên, lượng nước trên được đổ vào các sông suối và ao, hồ chủ yếu cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
* Nguồn nước ngầm: Phân bố khá rộng chủ yếu ở độ sâu từ 5 – 15 m với chất lượng nước được coi là đảm bảo vệ sinh đã đáp ứng đủ nước cho sinh hoạt của nhân dân với khoảng 95% số hộ. Về trữ lượng nước tuy chưa xác định được chính xác nhưng về mùa khô, trữ lượng nước ít, mực nước rút xuống chỉ còn khoảng 01 m nước. Nguồn nước này được nhân dân khai thác chủ yếu với hình thức giếng đào, giếng khoan, nước máy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thời gian gần đây diện tích đất rừng trên địa bàn đã giảm đáng kể để phục vụ cho quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng. Chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, chất lượng và trữ lượng gỗ thấp .
d, Tài nguyên khoáng sản
Do có 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công) nên đã cung cấp một lượng cát, sỏi đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn.
3.1.1.6. Thực trạng môi trường
Do cách không xa trung tâm thành phố, trên địa bàn có các cụm công nghiệp đang hoạt động sản xuất nên không khí tương đối ô nhiễm. Mặt khác, việc
sử dụng nhiều chất hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu cùng chất thải từ chăn nuôi, sinh hoạt của nhân dân phần nào đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Đây cũng là một vấn đề cần quan tâm đúng mức hơn nữa trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
* Nhận xét chung:
Phường Thịnh Đán và Tân Lập do có vị trí gần trung tâm thành phố Thái Nguyên với hệ thống đường giao thông thuận lợi đã tạo nên nhiều điều kiện để phát triển nền kinh tế – xã hội với những mũi nhọn đặc thù đồng thời giúp địa bàn tiếp thu nhanh khoa học – kỹ thuật và công nghệ.
Địa hình tương đối bằng phẳng tạo thành những vùng đất chuyên canh để sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp với những sản phẩm hàng hóa đặc thù có khả năng cho sản lượng lớn. Khí hậu nói chung là thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và gia súc phát triển quanh năm, có khả năng cho năng suất cao và sản lượng cao song cần phải bố trí cây con cho thích hợp để nâng cao sản lượng và năng suất lên cao hơn nữa.
Bên cạnh đó phần diện tích đất chưa sử dụng còn có khả năng đưa vào khai thác sử dụng ở các mục đích Nông – Lâm nghiệp. Đây cũng là nguồn tài nguyên quý giá cần được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Về cơ cấu kinh tế
Bảng 3.1: Tỷ lệ đóng góp của các khối ngành vào quy mô tăng trƣởng kinh tế
trên địa bàn phƣờng Tân Lập và phƣờng Thịnh Đán giai đoạn 2011-2013
Các ngành kinh tế Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Công nghiệp - xây dựng 37,3% 33,4% 30,6%
Thương mại - Dịch vụ 50,5% 54,9% 58,5%
Nông - lâm nghiệp 12,2% 11,7% 10,9%
(Nguồn: UBND phường Tân Lập và Thịnh Đán)
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn được thể hiện tương đối rõ nét, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 50,5% năm 2011 lên 58,5% năm 2013; tỷ trọng nông nghiệp giảm tương ứng từ 12,2% năm 2011 xuống còn 10,9% năm 2013. Tỷ trọng công nghiệp giảm từ 37,3% năm 2011 xuống còn 30,6% năm 2013.
b. Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Thời gian qua, nền kinh tế của địa phương đã có mức tăng trưởng cao và ổn định. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế (tính theo giá trị sản xuất) giai đoạn năm 2006- 2008 là 25,18%/năm và đến giai đoạn 2011-2013 tăng lên 32,61%.
c. Về tổng sản phẩm GDP
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn Tân Lập và Thịnh Đán đóng góp tới 4,7% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.
- Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn bằng 2,0% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.
- Kim ngạch xuất khẩu hầu như không đáng kể so toàn bộ xuất kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, chỉ chiếm 0,88% giá trị xuất khẩu của tỉnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2013 đạt 11,7 triệu đồng/ người.
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội trên địa bàn phường Thịnh Đán và Tân Lập năm 2013
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013
1 Tổng thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 167.562
2 Tổng chi ngân sách (chi thường xuyên) Tỷ đồng 68.197
3 Giá trị gia tăng bình quân đầu người Triệu đồng 11,7
4 Tăng trưởng kinh tế % 141,37
5 Tỷ lệ hộ nghèo % 6,34
6 Tỷ lệ tăng dân số % 1,53
6.1 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,65
6.2 Tỷ lệ tăng dân số cơ học % 0,88
(Nguồn: UBND phường Thịnh Đán và Tân Lập) 3.1.2.2. Mức thu nhập của hộ gia đình trong khu vực GPMB
Bảng 3.3: Kết quả điều tra về mức thu nhập trong khu GPMB
TT Mức thu nhập Năm 2013 Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Khá (800.000 2.000.000đ/hộ/tháng) 68 68,00 2 Trung bình (300.000 800.000đ/hộ/tháng) 27 27,00 3 Thấp (dưới 300.000đ/hộ/tháng) 5 5,00 Tổng số hộ điều tra 100 100,00
(Nguồn: UBND phường Thịnh Đán và Tân Lập) 3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
* Giao thông
Ngoài các tuyến đường giao thông trọng yếu quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt... trên địa bàn còn có các tuyến giao thông đối nội, các tuyến đường liên thông giữa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các tổ dân phố với nền đường trung bình rộng 3m loại đường bê tông và các tuyến đường đất trong các khu dân cư. Hệ thống giao thông hiện có phân bổ khá hợp lý và đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, chất lượng hệ thống giao thông, thoát nước còn kém dẫn tới việc đi lại khó khăn trong mùa mưa bão.
* Thủy lợi
Với hệ thống kênh mương và các công trình đê đập đầu mối đã kiên cố hóa được đáp ứng được tưới tiêu chủ động cho khoảng 73ha diện tích đất gieo trồng. Việc kiên cố hóa kênh mương để tăng hiệu quả tưới tiêu chủ động nhằm thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cũng như tiết kiệm đất đã và đang được quan tâm.
* Giáo dục - đào tạo
Với hệ thống các trường học: trường cao đẳng sư phạm, cao đẳng y tế Thái Nguyên, trường Trung học phổ thông Dân tộc Nội trú, các trường trung học cơ sở, tiểu học... nằm cạnh các đầu mối giao thông chính tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển giáo dục trên địa bàn.
* Y tế
Trên địa bàn có các bệnh viện lớn với các trang thiết bị hiện đại như: bệnh viện A Thái Nguyên, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện tâm thần; và các trạm y tế xã, phường... đã đáp ứng được việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
* Văn hóa
Đời sống văn hoá của người dân hiện nay đang dần được nâng cao. Tỷ lệ hộ gia đình đạt gia đình văn hóa tăng từ 92% năm 2008 lên 99% năm 2013.
Hoạt động thể dục - thể thao cũng phát triển khá mạnh, cả phong trào thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao. Các thiết chế văn hóa - thể thao được đầu tư xây dựng, nâng cấp và khai thác sử dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tinh thần vui chơi, giải trí của nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hệ thống truyền thanh, truyền hình, internet… cũng được củng cố và đầu tư trang thiết bị mới kịp thời tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến cán bộ và quần chúng nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.
* Quốc phòng - an ninh
Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tiếp tục được duy trì và ổn định. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được củng cố và phát huy trong việc giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Thường xuyên duy trì chế độ sẵn sàng chiến đấu, phát hiện, ngăn ngừa mọi thủ đoạn âm mưu diễn biến hòa bình. Công tác tuyển quân, huấn luyện dân quân và quản lý lực lượng dự bị động viên theo pháp luật luôn luôn được bảo đảm.
3.1.2.4. Tình hình dân trí trong khu vực giải phóng mặt bằng
Với đời sống người dân được đảm bảo, đời sống văn hóa được nâng cao thì tình hình dân trí trong địa bàn cũng ngày được nâng lên rõ rệt đã góp phần không nhỏ trong quá trình thu hồi, bồi thường và GPMB. Theo kết quả điều tra 100 người trong khu vực GPMB, kể cả trong độ tuổi và ngoài độ tuổi đi học thì tỷ lệ người mù chữ là không có, 71% người dân được phổ cập giáo dục bậc THCS và THPT.
Bảng 3.4: Kết quả điều tra về tình hình dân trí năm 2013 Trình độ văn hoá
Khu vực giải toả
Số ngƣời Tỷ lệ(%)
Đại học, Cao đẳng, THCN 17 17,00
THCS, THPT 71 71,00
Tiểu học, Mẫu giáo 12 12,00
Mù chữ, trẻ em chưa đi học 0 0,00
Tổng 100 100,00
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu
3.2.1. Tình hình sử dụng đất
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích tự nhiên của phường Thịnh Đán và phường Tân Lập là 897ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 657,95ha, chiếm 73,35% diện tích tự nhiên; - Đất phi nông nghiệp: 136,7ha, chiếm 15,24% diện tích tự nhiên; - Đất chưa sử dụng: 102,35ha, chiếm 11,41% diện tích tự nhiên.
Như vậy, hiện tại quỹ đất đai của 2 phường đã được đưa vào sử dụng các mục đích phát triển kinh tế - xã hội khá triệt để chiếm 88,59%.
* Đất nông nghiệp:
Diện tích đất nông nghiệp là 657,95ha, chiếm 73,35% diện tích tự nhiên, trong đó hộ gia đình, cá nhân sử dụng với diện tích 441,22 ha (chiếm 67,06 % diện tích).
Các tổ chức kinh tế sử dụng với diện tích 216,73 ha (chiếm 32,94% diện tích). - Đất sản xuất nông nghiệp:
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng năm 2013 có 416,02ha, chiếm 63,23% đất nông nghiệp và 46,38% diện tích tự nhiên. Trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm có 239,88ha. chiếm 57,66%, đất trồng cây lâu năm có 176,14 ha, chiếm 42,34%. Về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở phường Thịnh Đán và Tân Lập hiện đạt tương đối cao, kết quả điều tra cho thấy người dân trên địa bàn đều đã xây dựng được các mô hình sử dụng đất đạt hiệu quả.
- Đất lâm nghiệp:
Diện tích đất lâm nghiệp của vùng năm 2013 có 241,93ha, chiếm 26,97% diện tích tự nhiên trên địa bàn.
Trong đó rừng sản xuất có 197,34ha, chiếm 81,57% diện tích, rừng phòng hộ 44,59ha, chiếm 18,43%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/