Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.PDF (Trang 107 - 142)

Nâng cao chất lƣợng cung cấp thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Qua thông tin Trung tâm thông tin tín dụng, NH sẽ biết đến lịch sử vay

vốn, uy tín trong việc thanh toán của KH. Nếu một KH có lịch sử nợ quá hạn tại các Tổ chức tín dụng thì NH cần xem xét lại trong việc ra quyết định cấp tín dụng nên thông tin Trung tâm thông tin tín dụng cung cấp mang tính đầy đủ, chính xác, cập nhật kịp thời, bao gồm tất cả các thông tin tổng hợp về tình hình vay vốn, tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của KH để các NH có cơ sở để đánh giá KH vay. Để làm đƣợc điều đó, NHNN phải chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị để việc thu thập và cung cấp thông tin tín dụng đƣợc thông suốt, kịp thời và đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng thu thập thông tin phân tích, tổng hợp và đƣa ra những nhận định cảnh báo chính xác, kịp thời thay vì chỉ đƣa ra những con số.

Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của bộ máy tổ chức thanh tra, giám sát các NH. Tăng cƣờng số lƣợng, chất lƣợng cán bộ thanh tra. Thực hiện có hiệu quả việc

phân công cán bộ thanh tra theo dõi và chịu trách nhiệm an toàn của từng TCTD ở từng địa phƣơng. Đồng thời, cần hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh NHNN để

đảm bảo tính khách quan và tạo môi trƣờng cán bộ thanh tra kiểm tra trau dồi thêm nghiệp vụ, xử lý tình huống. Xử lý nghiêm những vi phạm đạo đức nghề nghiệp dù là nhỏ; đồng thời có chế độ đãi ngộ phù hợp với những thanh tra viên có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi.

Thanh tra NHNN cần nâng cao chất lƣợng công tác thanh tra thông qua việc nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ NH hiện đại, sử dụng nhiểu biện pháp nhƣ thanh tra trực tiếp và giám sát từ xa nhằm phát hiện, đƣa ra cảnh báo kịp thời giúp các NHTM có biện pháp phòng ngừa tủi ro hiệu quả, đặc biệt là RRTD.

NHNN cần phải quản lý và giám sát nguồn vốn của VAMC minh bạch và hiệu quả. NHNN phải có đánh giá về hoạt động của công ty này thƣờng xuyên đảm

bảo việc mua bán nợ tại Việt Nam là hiệu quả, tránh tình trạng thu lỗ gây thất thoát nguồn vốn của ngân sách. Bên cạnh đó, NHNN cần có cơ chế quản lý chặt chẽ, chế tài nghiêm minh nhằm tránh tình trạng NHTM ỷ lại vào nguồn tài trợ của VAMC mà không tích cực xử lý nợ xấu và lơ là trong hoạt động quản trị tín dụng . Việc thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam – VAMC vào ngày 26/7/2013 góp phần giải quyết nợ xấu còn tồn đọng tại các NHTM Việt Nam. Theo quy định tại Nghị định 53 của Chính phủ, các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% sẽ đƣợc yêu cầu bán nợ xấu cho VAMC. NHNN dự kiến công ty này sẽ xử lý đƣợc khoảng 80 - 100,000 tỷ đồng nợ xấu với tỷ lệ thu hồi dự kiến là 20% - 40%. Giải quyết nợ xấu là vấn đề cấp bách cần phải thực hiện hỗ trợ các NHTM vƣợt qua trình trạng khó khăn.

KẾTLUẬNCHƢƠNG4

Từ phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, những tồn tại trong hoạt động tín dụng của Vietinbank kết hợp với nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, chƣơng 4 trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank. Đồng thời một số kiến nghị đến Chính phủ và NHNN cũng đƣợc nêu rõ góp phần tạo lập một môi trƣờng kinh doanh ổn định cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và các hoạt động kinh tế khác nói chung cho giai đoạn phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm sắp tới.

KẾT LUẬN

Đề tài “Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” đƣợc thực hiện với mục đích đánh giá tình hình hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank trong giai đoạn 2008 – 2012, giai đoạn có nhiều biến chuyển trong nền kinh tế và ngành ngân hàng Việt Nam.

Đầu tiên, đề tài đã nêu những lý luận chung về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng dựa trên cơ sở từ một số nghiên cứu tài liệu tham khảo đƣợc. Đồng thời, những nội dung quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế - Basel II đƣợc tổng hợp và khái quát và kèm với một số kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số quốc gia. Tất cả đƣợc trình bày đầy đủ ở

Chương 1.

Chương 2 tập trung trình bày những phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam thông qua số liệu từ báo cáo tài chính giai đoạn 2008 - 2012. Căn cứ vào thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, những mặt đạt đƣợc và mặt còn tồn tại cùng đƣợc thể hiện trong luận văn.

Dựa trên cơ sở lý thuyết ở Chương 1, Chương 2 trình bày mô hình nghiên cứu định lƣợng các yếu ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng đƣợc xây dựng bao gồm 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Số liệu đƣợc thu thập và xử lý kết quả bằng phần mềm SPSS 18.0.

Chương 4 kết hợp với phân tích những mặt còn tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và kết quả mô hình định lƣợng, luận văn đã đề xuất các giải pháp cần thực hiện nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tại Vietinbank cho giai đoạn sắp tới. Cùng với đó, một số kiến nghị đến các cơ quan quản lý Nhà Nƣớc góp phần hỗ trợ

cho công tác quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và hoạt động ngành ngân hàng nói chung.

Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng là việc cần thiết cho hoạt động kinh doanh của Vietinbank vì tín dụng là hoạt động chủ yếu của NH, có tác động trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh và gián tiếp cho những mục tiêu phát triển trong dài hạn. Trong tình hình kinh tế suy thoái nhƣ hiện nay, các tác động xấu nhƣ doanh nghiệp phá sản, hàng tồn kho tăng, nhu cầu tiêu thụ giảm, nợ xấu gia tăng, cạnh tranh gay gắt, … đe doạ để hoạt động kin doanh của ngành ngân hàng, ngành giữ vai trò quan trọng cho nền kinh tế trong tài trợ vốn.

Giải pháp chính đòi hỏi bản thân mỗi ngân hàng cần hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng của mình, có những chính sách tín dụng hợp lý, linh hoạt, bám sát chỉ đạo của cơ quan quản lý, tăng cƣờng rà soát kiểm tra hoạt động tín dụng, đảm bảo thực thi hiệu quả quy trình cấp tín dụng là các vấn đề trƣớc tiên. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý trong việc hoàn thiện pháp luật, trợ cấp vốn để xử lý nợ xấu thông qua VAMC trong giai đoạn khó khăn trƣớc mắt nhƣng cần phải quản lý chặt chẽ nguồn vốn. Có nhƣ vậy, hoạt động ngành ngân hàng sẽ dần quay trợ về quỹ đạo phát triển, tiếp tục là kênh tài trợ vốn hiệu quả nhất cho nền kinh tế.

TÀILIỆUTHAMKHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bùi Thị Hồng, 2010. Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Hoàng Trọng và Nguyễn Chu Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hà Nội: NXB Thống Kê.

3. Hội đồng Bộ trƣởng, 1988. Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988. Hà Nội. 4. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2005. Quyết định số 457/2005/QĐ – NHNN về

Quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Hà Nội, ngày 19/04/2005.

5. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Hà Nội, ngày 22/04/2005.

6. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2007. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Hà Nội, ngày 25/04/2007.

7. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2008. Quyết định 14/GP-NHNN về Thành lập và hoạt động của Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam. Hà Nội, ngày 03/07/2009.

8. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2008. Quyết định 2604/QĐ-NHNN về Công bố giá trị doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Hà Nội, ngày 02/11/2008.

9. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2010. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN về Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Hà Nội, ngày 20/05/2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10.Ngân hàng TMCP Á Châu. Báo cáo tài chính thường niên 2012. Thành phố Hồ Chí Minh.

11.Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Báo cáo tài chính thường niên 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. Hà Nội.

12.Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Các quy định liên quan đến hoạt động tín dụng bao gồm: quy chế cho vay, quy trình tín dụng, quy định về giới hạn tín dụng, quy trình định giá tài sản thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo.

13.Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Báo cáo tài chính thường niên 2012. Hà Nội.

14.Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng. Báo cáo tài chính thường niên 2012. Thành phố Hồ Chí Minh.

15.Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam. Báo cáo tài chính thường niên 2012. Hà Nội.

16.Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Báo cáo tài chính thường niên 2012. Hà Nội.

17.Ngân hàng TMCP Quân Đội. Báo cáo tài chính thường niên 2012. Hà Nội.

18.Ngân hàng TMCP Sài gòn - Hà Nội. Báo cáo tài chính thường niên 2012. Hà Nội. 19.Ngân hàng TMCP Sài gòn Thƣơng Tín. Báo cáo tài chính thường niên 2012.

Thành phố Hồ Chí Minh.

20.Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Báo cáo tài chính thường niên 2012. Thành phố Hồ Chí Minh.

21.Nguyễn Đình Thọ, 2012. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: NXB Lao Động Xã Hội.

22.Nguyễn Minh Kiều, 2009. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Thống Kê.

23.Nguyễn Thị Liên Hoa, 2008. Hiệp ƣớc Basel mới và vấn đề kiểm soát rủi ro trong các ngân hàng thƣơng mại. Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 6, trang 22 – 27. 24.Phan Thị Linh, 2011. Thấy gì qua kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số

nƣớc trên thế giới. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 10, trang 41 – 44.

25.Thủ tƣớng Chính phủ, 2008. Quyết định số 1354/QĐ-TTg về việc Phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Hà Nội, ngày 23/09/2008.

26.Trầm Thị Xuân Hƣơng, 2009. Ứng dụng xếp hạng tín nhiệm nội bộ theo yêu cầu Basel trong quản trị rủi ro tín dụng. Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 4, trang 18 – số 23.

27.Trần Huy Hoàng chủ biên, 2011. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Lao động Xã Hội.

28.Trần Viết Hoàng và Cung Trần Việt, 2009. Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. Hà Nội: NXB Thống Kê.

29.Trần Vũ Khƣơng, 2011. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

30.Vũ Thành Tự An, 2009. Xây dựng ngân hàng hiện đại. Tài liệu soạn thảo theo yêu cầu của Quốc Hội tại địa chỉ:

<http://www.fetp.edu.vn/attachment.aspx?ID=16935>

31.Vũ Thu Hà, 2010. Thông tin tín dụng và cán bộ tín dụng. Tạp chí Ngân hàng, số 18, tháng 9 trang 52 – 54.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

32.Abhiman Das & Saibal Gosh, 2007. Determinants of Credit Risk in Indian State- owned Banks: An Emperical Investigation. India, Reserve Bank of India. Available at <http://mpra.ub.uni-muenchen.de/17301/1/>

33.Basel Committee on Banking Supervision, 2000. Principles for the Management of Credit Risk. Available at <www.bis.org/publ/bcbs75.htm>

34.Bui Nguyen Ngoc, 2010. Credit Risk Management: Case Study of BIDV. Master Thesis.

35.Chau Tran, 2009. Credit Risk Management model for Vietnam domestic banks.

Master Thesis. University of Wales, Singapore.

36.Hennie Van Grenuing & Sonja Brajovic Bratanonic, 2009. Analyzing Banking Risk: A framework for assessing corporate governance and risk management. Washinton D.C: World Bank. Chapter 7, page 161 – 185. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37.Hong Kong and Shanghai Banking Corporation, 2004. Annual Report.

Available at <http://www.hsbc.com.hk/1/2/about/financial-information/financial- reports/bank>

38.Joel Bessis, 2010. Quản trị rủi ro trong ngân hàng. Dịch từ tiếng Anh. Ngƣời dịch Trần Hoàng Ngân và cộng sự, 2012. Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội

39.United Overseas Bank, 2000. Annual Report.

Available at <http://www.uob.com.sg/assets/pdfs/reports2000.pdf>

40.Vítor Castro, 2012. Macroeconomic determinants of credit risk in banking system: The case of GPST. Portugal, University of Coimbra and NIPE. Available at <http://www.eeg.uminho.pt/economia/nipe>

PHỤLỤC RỦI RO TÍN DỤNG 1. Rủi ro tín dụng

1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng

Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng có nhiều cách tiếp cận. Rủi ro tín dụng là rủi ro là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với 1 ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Hiểu một cách khác rủi ro tín dụng đó là rủi ro không thu hồi đƣợc nợ khi đến hạn do ngƣời vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng, không tuân thủ theo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn. Đây là loại rủi ro gắn liền với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thì khái niệm rủi ro tín dụng đƣợc định nghĩa sau:

“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”

Nhƣ vậy, chúng ta có thể kết luận:

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả đƣợc nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.

1.2. Phân loại rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng đƣợc phân loại dựa vào nhiều khía cạnh khác nhau. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng, thì rủi ro tín dụng đƣợc phân chia thành:

Phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro:

Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan nhƣ thiên tai, dịch bệnh, ngƣời vay chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi ngƣời cho vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ, chính sách, …

Rủi ro chủ quan là rủi ro do nguyên nhân chủ quan của ngƣời vay và ngƣời cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác nhƣ lừa đảo, lạm dụng, …

Phân loại theo nguyên nhân phát sinh rủi ro:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.PDF (Trang 107 - 142)