Phân loại các khoản nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.PDF (Trang 44 - 47)

Vietinbank tuân thủ việc thực hiện phân loại các khoản nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN ban hành và theo Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD của Ngân hàng.

Bảng 2.6: Phân loại dư nợ cho vay của Vietinbank

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Nợ đủ tiêu chuẩn 114,596 160,510 230,267 285,213 327,054

Nợ cần chú ý 3,968 1,660 2,400 6,017 1,412

Nợ dƣới tiêu chuẩn 847 230 925 1,071 995

Nợ nghi ngờ 804 333 411 220 1,789

Nợ có khả năng mất vốn 537 438 203 913 2,106

Tổng dƣ nợ 120,752 163,170 234,205 293,434 333,356

Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng các loại dư nợ cho vay của Vietinbank

Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Vietinbank

Từ bảng 2.6 và biểu đồ 2.4, chất lƣợng dƣ nợ của rủi ro tín dụng của Vietinbank luôn đƣợc đảm bảo ở mức độ an toàn. Tỷ trọng dƣ nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) luôn vƣợt 94% trong tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng trong 5 năm. Tỷ trọng dƣ nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý có xu hƣớng giảm dần từ mức 3.29% tƣơng đƣơng 3,968 tỷ đồng giảm về mức 0.42% tƣơng đƣơng 1,412 tỷ đồng. Các nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 (nợ

dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn) luôn đƣợc khống chế dƣới 1%. Tuy nhiên năm 2012, tỷ trọng nợ nhóm 4 tăng 575% và nợ nhóm 5 tăng 103% so với năm 2011. Đây là điều khó tránh khỏi do tình hình kinh tế năm 2012 bọc lộ nhiều trở ngại cho sự tăng trƣởng dẫn đến ảnh hƣởng xấu đến hoạt động của ngành ngân hàng. Nhƣng nhìn chung, so với tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank thì chất lƣợng dƣ nợ của NH với tỷ trọng nhƣ trên đƣợc xem là ổn định và an toàn.

Biểu đồ 2.5: Dự phòng rủi ro tín dụng của Vietinbank (Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Vietinbank

Dự phòng rủi ro tín dụng có xu hƣớng tăng quá các năm do điều kiện kinh tế bất lợi, nhất là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chứng khoán và xây dựng ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó, dƣ nợ tín dụng tăng qua các năm theo nhƣ phân tích ở phần trên góp phần gia tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Tính đến thời điểm 31/12/2012, tổng chi phí dự phòng lên 3,673 tỷ đồng, tăng 24.7% so với năm 2011. Việc gia tăng dự phòng rủi ro tín dụng nhằm đối phó với những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.

Tóm lại, trong giai đoạn năm 2008 đến năm 2012, ngành ngân hàng đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách do sự bất lợi của nền kinh tế trong nƣớc, nhất là hoạt động tín dụng. Vietinbank luôn cập nhật thông tin thị trƣờng, bám sát, tuân thủ nghiêm ngặt

sự chỉ đạo của Chính phủ và NHNN và linh động trong công tác quản trị đã giành đƣợc nhiều kết quả xuất sắc. Trong đó, dƣ nợ chiếm tỷ trọng lớn trên 60% tổng tài sản và tăng dần mỗi năm nhƣng tỷ lệ nợ xấu đƣợc đảm bảo dƣới mức quy định và thấp thứ hai toàn ngành năm 2012. Tuy nhiên trƣớc những biến động khó lƣờng của nền kinh tế trong thời gian tới, việc hoàn thiện và nâng cao quản trị rủi ro tín dụng là cần thiết nhằm duy trì sự ổn định trong kinh doanh và phát triển bền vững theo định hƣớng NH đã đề ra.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.PDF (Trang 44 - 47)