Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số NHTM trên thế giới

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.PDF (Trang 29)

Ngân hàng HSBC hiện có 6,600 văn phòng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Âu, châu Á – Thái Bình Dƣơng, Bắc Mĩ, khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông và Bắc Phi. Với tài sản trị giá 2,645 tỷ đô la Mỹ (tính đến ngày 30/06/2013), HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất trên thế giới. Hoạt động của ngân hàng HSBC cực kỳ đa dạng với rất nhiều sản phẩm cho nhiều đối tƣợng khách hàng khác nhau, các sản phẩm tín dụng của HSBC hiện vẫn đang là các sản phẩm mang lại lợi nhuận rất cao cho ngân hàng. Cuối năm 2012, số dƣ nợ cho vay hơn 997 tỉ USD, thu nhập từ lãi là hơn 56 tỉ USD.

HSBC áp dụng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng với các nguyên tắc và chuẩn mực cao nhằm giảm thiểu tối đa các tổn thất cho ngân hàng. HSBC luôn đảm bảo nguyên tắc tác bạch, phân công rõ ràng chức năng giữa các bộ phần trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản tín dụng nhằm quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt, cụ thể nhƣ sau:

Thiết lập các chính sách tín dụng. Xác lập các tiêu chuẩn của tập đoàn HSBC:

các chính sách tín dụng và các quy định đƣợc đƣa vào Cẩm nang chi tiết áp dụng chung cho toàn tập đoàn.

Xác lập và kiểm soát chính sách đối với các dƣ nợ tín dụng lớn. Chính sách

này xác định các mức cấp tín dụng cao nhất đối với từng loại khách hàng, nhóm khách hàng và các loại tập trung tín dụng khác, đƣợc thiết lập với mức độ bảo thủ hơn so với các chuẩn mực hiện tại.

Ban hành các định hƣớng cấp tín dụng cho tập đoàn. Xác định khẩu vị rủi ro

tín dụng đối với các mảng thị trƣờng, các ngành nghề và loại sản phẩm cụ thể. Tất cả các chi nhánh của tập đoàn phải dựa trên các tiêu chuẩn luôn đƣợc cập nhật này để triển khai đến từng nhân viên kinh doanh sản phẩm tín dụng.

Tái thẩm định độc lập đối với tất cả các khoản vay vƣợt quá quyền phán quyết của các chi nhánh. Quy trình tái tục các hạn mức vay hoặc xem xét định kỳ

khoản vay cũng đƣợc thực hiện nhƣ các khoản vay mới.

Quản lý rủi ro đối với các giao dịch giữa các tập đoàn và các tổ chức tài chính khác nhằm tránh việc tập trung rủi ro vào các tổ chức tài chính khác. Việc quản

lý dựa trên hệ thống quản lý thông tin tập trung hóa cao và xử lý tự động.

Quản lý rủi ro giữa các quốc gia. Ứng dụng hệ thống quản lý hạn mức rủi ro

cho từng quốc gia, có tính tập trung cao dựa trên các thời hạn cho vay và các loại hình kinh doanh đối với dƣ nợ tín dụng phát sinh tại từng quốc gia.

Quản lý rủi ro tín đối với một số ngành đặc biệt. Các ngành nghề đó bao gồm

ngành vận chuyển hàng hải, hàng không, viễn thông, sản xuất xe hơi, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản bị nhiều hạn chế để giảm thiểu rủi ro.

Quản lý và phát triển hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng. Các khoản tín

dụng đƣợc nhóm thành từng nhóm để xác định các rủi ro đặc thù từ đó có biện pháp quản trị rủi ro đặc biệt. Hiện nay, tổng dƣ nợ nội và ngoại bảng đƣợc chia làm 22 nhóm để phân tích và quản lý trên hệ thống xử lý tự động với nguồn thông tin dồi dào của toàn tập đoàn. Các đánh giá về các khoản tín dụng cũng đƣợc xem xét và phê duyệt lại. Từ đó, tập đoàn đƣa ra các mức dự phòng thích hợp đối với từng nhóm tín dụng.

Đánh giá kết quả và hiệu quả trong việc cấp tín dụng của các đơn vị kinh doanh của tập đoàn. Các báo cáo về chất lƣợng của danh mục tín dụng đƣợc xem xét

liên tục qua đó đƣa ra các yêu cầu điều chỉnh thích hợp để nâng cao hiện quả và mức độ an toàn của danh mục.

Báo cáo tất cả các khía cạnh của toàn bộ danh mục tín dụng của tập đoàn cho cấp cao nhất của tập đoàn. Nội dung báo cao bao gồm mức độ tập trung tín dụng

theo ngành, hạn mức rủi ro tín dụng đối với KH lớn, tổng hạn mức tín dụng cho các thị trƣờng mới và các khoản dự phòng tƣơng ứng, các khoản nợ xấu và dự phòng, đánh giá các khoản tín dụng cho các ngành cần đặc biệt quan tâm, hạn mức cho các quốc gia, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, …

Quản lý hệ thống thông tin dữ liệu tín dụng nhằm đảm bảo tập trung hóa cao

nhất tất cả các thông tin tín dụng liên quan đến KH và giao dịch tín dụng.

Tƣ vấn, hƣớng dẫn cho các đơn vị kinh doanh các quy định cấp tín dụng, chính sách về môi trƣờng và xã hội, chấm điểm tín dụng và dự phòng rủi ro, các sản phẩm mới, cung cấp các khóa đào tạo, báo cáo tín dụng.

Thay mặt cho tập đoàn làm việc với cơ quan hữu quan về các vấn đề liên

quan đến hoạt động tín dụng.

Hoạt động quản trị rủi ro tín dung HSBC cho thấy:

HSBC chú trọng xem xét đánh giá và phân tích rủi ro, đo lƣờng mức độ rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NH để hạn chế tối thiểu tổn thất và có những biện pháp quản lý tốt tốt nhất trong quản trị rủi ro tín dụng.

Việc áp dụng các phƣơng thức xử lý dữ liệu hiện đại trên nền tảng toán kinh tế và hệ thống công nghệ thông tin cao cấp kết hợp với sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn và chính sách tín dụng của toàn hệ thống đã góp phần cho sự thành công trong quản trị rủi ro tín dụng của HSBC, giúp NH đạt tăng trƣởng nhƣ mục tiêu đặt ra và phát triển mạng lƣới trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, sự bám sát chặt chẽ, thƣờng xuyên của lãnh đạo cấp cao đối với hoạt động cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng từ đó kịp thời đƣa ra giải pháp khắc phục hạn chế rủi ro, từ đó nâng cao chất lƣợng và trình độ quản trị rủi ro tín dụng cho NH.

1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng United Overseas - UOB

Ngân hàng UOB đƣợc thành lập vào năm 1935 tại Singapore, với hơn 500 văn phòng trên khắp thế giới và đang phát triển mạnh tại khu vực Đông Nam Á trong suốt 78 năm. Tổng vốn của UOB là hơn 25 tỉ USD (tháng 9/2013) và tổng dƣ nợ tín dụng là hơn 132 tỉ USD. Chiến lƣợc phát triển trong những năm gần đây của UOB đó là mua lại các ngân hàng ở khu vực châu Á có tiềm năng nhƣng đang gặp khó khăn trong hoạt động. Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng, UOB đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tƣơng đối mạnh để đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả.

Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại UOB đƣợc mô tả nhƣ sau:

Thiết lập chính sách tín dụng và quy trình tín dụng chặt chẽ, bao gồm:

 Các quy định về mức độ tập trung tín dụng

 Phƣơng thức thẩm định về tài sản đảm bảo

 Hạn mức tín dụng cho KH/nhóm KH

 Thời hạn tối đa của các sản phẩm tín dụng

 Quy trình phân loại nợ tự động dựa trên thời hạn cho vay

 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng

 Phân loại rủi ro KH vay. Tất cả các khoản nợ đều đƣợc phân loại thành 2 nhóm: Đủ tiêu chuẩn, Đặc biệt nghi ngờ hay Nợ xấu. Nợ xấu sẽ đƣợc phân loại thành: Nợ dƣới chuẩn, Nợ nghi ngờ hoặc Nợ có nguy cơ mất vốn. Các khoản vay còn đƣợc phân loại dựa mức độ tín nhiệm của ngƣời vay hoặc giá trị tài sản dùng bảo đảm cho khoản vay đó.

 Hệ thống luôn đƣợc cập nhật để kiểm soát rủi ro tín dụng tốt hơn đối với các tập đoàn và các khoản tín dụng thƣơng mại có giá trị lớn.

 Cảnh báo về rủi ro tín dụng.

Quy định phân quyền phán quyết tín dụng dựa trên:

 Cấp bậc lãnh đạo tại NH

 Đặc điểm danh mục cho vay

 Kinh nghiệm làm việc.

Phổ biến các chính sách, quy trình tín dụng rộng rãi:

 Đào tạo hƣớng dẫn về các quy trình, chính sách thông qua hệ thống trực tuyến của Ngân hàng

 Thƣờng xuyên nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp

Quy trình kiểm tra giám sát tín dụng, phương thức kiểm tra bất ngờ, thường xuyên hàng kỳ

 Đánh giá chất lƣợng tín dụng hiện tại, nhất là đối với các khoản nợ xấu và nợ quá hạn. Từ đó, NH kiểm soát đƣợc những sai sót, giảm thiểu đƣợc rủi ro, nhanh chóng phục hồi nếu có tổn thất xảy ra, đồng thời, kịp thời điều chỉnh các quy định phù hợp và chặt chẽ hơn.

Xem xét, đánh giá đến rủi ro quốc gia:

 Lập hạn mức rủi ro tín dụng cho từng quốc gia

 Phân tích rủi ro của các quốc gia.

 Hoạt động “kiểm tra thử khủng hoảng” đƣợc thực hiện tại những thời điểm nền kinh tế có dấu hiện bát ổn để lƣợng hóa rủi ro chính xác trong từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự phòng rủi ro, chính sách giá phù hợp.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam

Áp dụng nghiêm ngặt các quy tắc tín dụng trong quy trình cấp tín dụng cho

khách hàng, xây dựng hệ thống thông tin tín dụng cho từng đối tƣợng khách hàng, tách bạch chức năng hoạt động của bộ phận thẩm định và bộ phận tìm kiến khách hàng.

Chú trọng chất lƣợng khoản tín dụng hơn là số lƣợng và doanh số cho vay.

Xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ theo chuẩn mực quốc tế kết

hợp với những nghiên cứu về tình hình doanh nghiệp, ngành nghề của Việt Nam.

Xây dựng hệ thống đo lƣờng, dự báo rủi ro tín dụng; xây dựng các mô hình

quản trị rủi ro với bộ máy quản trị điều hành thông tin thông suốt; thƣờng xuyên đánh giá lại khách hàng trong thời gian định kỳ để phát hiện dấn hiệu rủi ro sớm.

Ứng dụng công nghệ hiện đại trong lƣu trữ thông tin liên quan đến quan hệ

vay vốn của từng khách hàng để giúp NH dễ khai thác thông tin quá khứ khi tái lập quan hệ tín dụng, cập nhật thông tin về các ngành nghề khác nhau để dự báo rủi ro đối với từng ngành nghề cho vay của NH.

Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát từ khi xét cho vay, giải ngân đến thu hồi nợ và

sau khi cho vay nhằm phát hiện sớm và dự báo rủi ro, kịp thời ngăn chặn.

Tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và

các quy định về an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng; việc phân loại và trích lập dự phòng rủi ro nên dựa trên dòng tiền của khách hàng, thiện chí trả nợ, khả năng trả nợ vả xem tải sản đảm bảo là nguồn trả nợ thứ yếu. Đối với việc xử lý nợ xấu, cần thành lập công ty mua bán nợ để giải quyết khoản nợ xấu.

Tăng cƣờng sự hợp tác giữa các ngân hàng thông qua Hiệp hội ngân hàng,

KẾTLUẬNCHƢƠNG1

Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng đƣợc trình bày trong chƣơng 1 của bài luận văn này. Trong đó, một số yếu tố tác động đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại đƣợc tổng hợp từ lý thuyết và bài nghiên cứu trƣớc và đƣợc sử dụng làm cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank đƣợc trình bày tại chƣơng 3. Bên cạnh đó, một vài kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số NHTM ở một số nƣớc sƣu tầm đƣợc nhằm có thêm những thông tin về phƣơng pháp và kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng cho Việt Nam.

CHƢƠNG2–THỰCTRẠNGQUẢNTRỊRỦIROTÍNDỤNGTẠINGÂN

HÀNGTMCPCÔNGTHƢƠNGVIỆTNAM

2.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển Quá trình hình thành và phát triển

Logo:

Tên gọi doanh nghiệp:

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

Tên giao dịch đối ngoại:

VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE

Tên viết tắt: VIETINBANK

Thành lập vào ngày 26/03/1988 trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng.

Vietinbank đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM – HOSE từ ngày 16/07/2009.

Mã chứng khoán là CTG. Số lƣợng cổ phiếu đang lƣu hành là 2,621,754,537 cổ phiếu (tại thời điểm 31/12/2012).

Mạng lƣới hoạt động rộng khắp gồm 147 Chi nhánh cấp 1 trong nƣớc với 1,123 đơn vị mạng lƣới tại tất cả 63 tỉnh thành trên cả nƣớc, 3 Chi nhánh tại nƣớc ngoài gồm 2 Chi nhánh tại Đức ở Berlin và Frankfurt và 1 Chi nhánh tại Viêng Chăng, Lào.

Vietinbank hiện có 7 công ty hạch toán độc lập là Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam, Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, Công ty TNHH Vàng Bạc Đá quý Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, Công ty TNHH MTV Công

đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ và Trƣờng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Vietinbank là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.

 Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

 Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đƣợc cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.

 Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.

 Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thƣơng mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh.

 Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bƣớc phát triển vƣợt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trƣờng khu vực và thế giới.

 Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

Lĩnh vực hoạt động

Vietinbank cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính và nhiều dịch vụ tài chính – ngân hàng khác.

Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam

2.2.1. Tình hình tổng dƣ nợ

Bảng 2.1: Tổng tài sản và tổng dư nợ cho vay của Vietinbank Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng dƣ nợ cho vay 120,752 163,170 234,205 293,434 333,356 Tổng tài sản 193,590 243,785 367,712 460,604 503,530 Tỷ trọng dƣ nợ cho vay/Tổng tài sản 62.38% 66.93% 63.69% 63.71% 66.20%

Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Vietinbank

Cho vay là hoạt động chủ yếu của NH và là nguồn mang lại lợi nhuận chính cho

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.PDF (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)