Tài sản bảo đảm không phải là nhân tố chủ yếu trong việc quyết định cấp một khoản vay, tuy nhiên hiện nay do thông tin về KH còn thiếu và chƣa đủ độ tin cậy cao, các quy định về chế độ kiểm toán tài chính đối với các doanh nghiệp chƣa bắt buộc dẫn đến việc đánh giá chính xác năng lực tài chính, thẩm định dự án phƣơng án KH chƣa chính xác. Vì vậy TSBĐ trong giai đoạn hiện nay vẫn đƣợc các NH xem là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro quan trọng trong trƣờng hợp KH vay làm ăn thua lỗ, không còn khả năng trả nợ.
Vietinbank cần tách bạch bộ phận thẩm định hồ sơ KH vay vốn với thẩm định tài sản thế chấp, xây dựng bộ phận thẩm định giá TSBĐ chuyên nghiệp. Điều
này vừa chuyên môn hoá từng bộ phận nhằm tập trung giải quyết từng khâu một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp hơn. Trên thực tế công tác xử lý TSBĐ tại Vietinbank thời gian qua cho thấy việc xử lý tài sản thu hồi nợ không phải dễ dàng ngoài các thủ tục pháp lý, phát mãi kéo dài mà còn do hồ sơ pháp lý tài sản không đầy đủ, không bảo đảm tính pháp lý, giá trị định giá không chính xác…dẫn đến không thu hồi đủ nợ vay hoặc hợp đồng vô hiệu…gây tổn thất cho NH. Điều này cũng phản ánh phần nào trình độ thẩm định TSBĐ của cán bộ tín dụng còn hạn chế.
Cơ cấu danh mục TSBĐ phải đƣợc đa dạng hóa, điều chỉnh phù hợp với định
hƣớng tín dụng của Vietinbank, đặc thù tình hình kinh tế - xã hội tại địa phƣơng và khả năng quản lý, giám sát của chi nhánh. Đồng thời, NH cần tăng cƣờng các biện pháp để tăng tỷ trọng dƣ nợ cho vay bảo đảm bằng tài sản, nhất là tài sản là hàng tồn kho, vật
tƣ; việc lựa chọn tài sản nhận thế chấp, cầm cố cần xem xét kết hợp với việc thẩm định đánh giá mức độ tín nhiệm, năng lực tài chính của KH, tính khả thi và hiệu quả phƣơng án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tƣ.
Đối với việc quản lý TSBĐ tại Vietinbank nên tiến hành nhƣ sau:
Bất động sản: Thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý đối với việc nhận TSBĐ khi cấp tín dụng và thƣờng xuyên theo dõi biến động của thị trƣờng bất động sản nói chung, tình hình thị trƣờng bất động sản tại địa phƣơng nói riêng, cũng nhƣ chính sách kinh tế xã hội (quy hoạch, quy định về giá,…) từ đó kịp thời thực hiện định giá lại TSBĐ/rút giảm dƣ nợ cho vay phù hợp với xu hƣớng giá thị trƣờng bất động sản/ giá thị trƣờng tại khu vực, địa bàn để bảo đảm an toàn vốn vay.
Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng: Khi xem xét nhận quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng cần xem xét kỹ: Hợp đồng mua bán/hợp đồng dân sự giữa KH và bên có nghĩa vụ; từ đó xác định quyền của KH và nghĩa vụ của bên thứ ba phát sinh từ tài sản đó; xác định đƣợc tính pháp lý, giá trị của hợp đồng; khả năng chuyển đổi thành tiền khi xử lý tài sản.
Dây chuyền máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: Cần thƣờng xuyên đánh giá lại giá trị TSBĐ (yếu tố hao mòn hữu hình, công nghệ,…). Khi có dấu hiệu giảm về mặt giá trị, cần bổ sung thêm các tài sản khác để bảo đảm cho dƣ nợ cho vay. Đề nghị KH mua bảo hiểm vật chất cho tài sản, thƣờng xuyên sửa chữa, bảo dƣỡng để đảm bảo giá trị cho máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải nhận làm TSBĐ, đặc biệt là dây chuyền máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải hình thành từ vốn vay.
Vật tư, hàng hóa: Loại vật tƣ, hàng hóa ở mỗi khu vực, địa phƣơng là khác nhau phù hợp với dặc thù từng địa phƣơng, tuy nhiên thƣờng tập trung tại một số loại hàng hóa nhƣ nông sản, vật liệu xây dựng, … Tuy nhiên, việc nhận vật tƣ, hàng hóa làm TSBĐ đòi hỏi phải đƣợc giám sát và quản lý chặt chẽ, đáp ứng các điều kiện về kho hàng, ngƣời trông giữ.
Đối với TSBĐ hình thành từ vốn vay, NH cần giám sát chặt chẽ tiến độ, quá trình hình thành tài sản, các quy định về giấy tờ TSBĐ, đôn đốc, nhắc nhở KH hoàn thành các thủ tục pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng và nhận bổ sung ngay khi hoàn thành.