3.2.1. Thang đo lƣờng
Thang đo lƣờng trong nghiên cứu này bao gồm 7 yếu tố: Chính sách tín dụng, Quy trình tín dụng, Thông tin tín dụng, Hệ thống xếp hạn tín dụng, Chất lƣợng nguồn nhân lực, Yếu tố mô trƣờng bên ngoài và Quản trị rủi ro tín dụng. Một tập biến quan sát (các phát biểu) đƣợc xây dựng để đo lƣờng các biến tiềm ẩn (khái niệm nghiên cứu). Việc xây dựng thang đo dựa trên cơ sở lý thuyết, một số tài liệu nghiên cứu trƣớc. Kết hợp với ý kiến của chuyên gia đó là ý kiến đóng góp của giảng viên hƣớng dẫn cùng với ý kiến một số lãnh đạo Vietinbank nhằm xây dựng các biến đo lƣờng phù hợp với lý thuyết và thực tiễn hoạt động của Vietinbank cũng nhƣ ý nghĩa của nghiên cứu. Các ý trong bảng câu hỏi phù hợp với nội dung cho từng khái niệm nghiên cứu và văn phong của đối tƣợng nghiên cứu.
Sáu yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng đƣợc hình thành gồm 23 quan sát, trong đó có 04 biến đo lƣờng về Chính sách tín dụng, 04 biến đo lƣờng về Quy trình tín dụng, 03 biến đo lƣờng về Thông tin tín dụng, 04 biến đo lƣờng về Hệ thống xếp hạng tín dụng, 04 biến đo lƣờng Chất lƣợng nguồn nhân lực, 04 biến đo lƣờng về Yếu tố môi trƣờng bên ngoài và 04 biến đo lƣờng Quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank.Các tập biến quan sát cụ thể đƣợc đo lƣờng trên thang đo Likert 5 mức độ,
bao gồm 1= Hoàn toàn phản đối; 2 = Phản đối; 3 = Không có ý kiến; 4 = Tán thành; 5 = Hoàn toàn tán thành.
Bảng 3.1: Thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng
Nhân tố Biến đo lƣờng Thang đo
Thông tin cá nhân
Thông tin gạn lọc Vị trí công việc Định danh
Kinh nghiệm làm việc Định danh
Thông tin về các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng
Chính sách tín dụng (CSTD) CSTD có định hƣớng, chiến lƣợc cụ thể Likert 5 mức độ CSTD đa dạng về hình thức cấp tín dụng, ngành nghề, lĩnh vực cho vay Likert 5 mức độ CSTD đƣợc xem xét, điều chỉnh lại phù hợp với tình hình
kinh tế
Likert 5 mức độ CSTD đƣợc phổ biến đến từng chi nhánh, phòng ban có liên
quan, từng nhân viên tín dụng
Likert 5 mức độ
Quy trình cấp tín dụng (QTCTD)
QTCTD của ngân hàng rõ ràng, cụ thể Likert
5 mức độ
QTCTD tuân thủ các quy định của pháp luật Likert
5 mức độ
QTCTD phù hợp với năng lực trình độ nhân sự Likert
5 mức độ QTCTD có sự tách bạch giữa các bộ phận có liên quan (bộ
phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận hỗ trợ, …) Likert 5 mức độ Thông tin tín dụng (TTTD)
TTTD là đầy đủ, khách quan, chính xác và đáng tin cậy Likert
5 mức độ
Chất lƣợng TTTD tốt ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng Likert
5 mức độ
Ngân hàng có xây dựng hệ thống thông tin tín dụng Likert
Hệ thống xếp hạng tín dụng (HT
XHTD)
Các chỉ tiêu đánh giá là hợp lý và đầy đủ Likert
5 mức độ Cập nhật, điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn
quốc tế
Likert 5 mức độ HT XHTD đánh giá tốt khả năng trả nợ của khách hàng và
đƣa ra quyết định cho vay hợp lý
Likert 5 mức độ
HT XHTD hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát các khoản vay Likert
5 mức độ
Chất lƣợng nguồn nhân lực
Nhân viên tín dụng (NVTD) đáp ứng đầy đủ yêu cầu về năng lực và trình độ chuyên môn
Likert 5 mức độ Đạo dức nghề nghiệp của NVTD luôn đƣợc đánh giá và theo
dõi chặt chẽ
Likert 5 mức độ
Ngân hàng có chính sách khen thƣởng tốt Likert
5 mức độ NVTD thƣờng xuyên đƣợc nâng cao kỹ năng, chuyên môn
nghiệp vụ Likert 5 mức độ Yếu tố môi trƣờng bên ngoài Hệ thống pháp lý đồng bộ, đầy đủ Likert 5 mức độ
Hoạt động giám sát, quản lý của NHNN là hiệu quả Likert
5 mức độ
Nền kinh tế có nhiều biến động Likert
5 mức độ
Các ngân hàng cạnh tranh gay gắt Likert
5 mức độ
Thông tin về quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
NH có biện pháp nhận diện, đo lƣờng, cảnh báo rủi ro tín dụng
Likert 5 mức độ NH quy định tỷ lệ nợ xấu cho phép tƣơng ứng với chỉ tiêu
thu nhập lãi từ cho vay
Likert 5 mức độ
NH có biện pháp xử lý và kiểm soát những khoản nợ xấu Likert
5 mức độ
NH đảm bảo cân đối giữa huy động vốn và cho vay Likert
3.2.2. Mẫu nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập thông tin
Thành phần tham gia khảo sát tập trung vào cấp lãnh đạo và nhân viên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tín dụng và thẩm định tín dụng, ngoài ra còn sự đóng góp của nhân viên kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NH. Việc chọn lựa đối tƣợng tham gia khảo sát nhằm đảm bảo khách quan và cái nhìn toàn diện trong việc đánh việc quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank.
Do hạn chế về thời gian và điều kiện thu thập, việc lấy mẫu đƣợc thực hiện tại một số chi nhánh của Vietinbank ở thành phố Hồ Chí Minh bao gồm Vietinbank Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, Chi nhánh 2, Chi nhánh 5, Chi nhánh 9 và Vietinbank Chi nhánh Khu công nghiệp Bình Dƣơng tại khu công nghiệp Sóng Thần trong thời gian từ ngày 01/08/2013 đến ngày 15/08/2013. Việc lựa chọn nhằm đa dạng địa bàn hoạt động để có kết quả khách quan hơn.
Tính chất của nghiên cứu này là kiểm định lý thuyết khoa học bằng phƣơng pháp thống kê. Vì thế, nghiên cứu này có sử dụng mô hình EFA dùng để kiểm định giá trị thang đo và phân tích nhân tố. Với lý do đó, kích thƣớc mẫu trong nghiên cứu EFA đƣợc xác định dựa vào (1) kích thƣớc tối thiểu và (2) số biến đo lƣờng đƣa vào phân tích. Tác giả Hair & ctg (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thƣớc mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lƣờng là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lƣờng cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên. Tác giả Hoàng Trọng và Nguyễn Chu Mộng Ngọc (2005) cũng cho rằng tỷ lệ đó là 4 hoặc 5.
Do một số hạn chế, nên kích thƣớc mẫu dùng trong nghiên cứu này sẽ sử dụng tỷ lệ 5:1, nghĩa là 5 quan sát trên 1 biến đo lƣờng. Tổng cộng nghiên cứu này có 27 biến đo lƣờng thì kích thƣớc mẫu sẽ là n = 135 quan sát. Tuy nhiên, để có số lƣợng mẫu tốt hơn và để tiện cho việc khảo sát, kích thƣớc mẫu đƣợc chọn là 150 quan sát tƣơng đƣơng 150 bảng khảo sát chia đều đến 5 đơn vị đã chọn.
3.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu thập đƣợc từ các bảng khảo sát đƣợc xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 18. Các phép thống kê đơn giản nhƣ tần số, phần trăm, trị trung bình, độ lệch chuẩn dùng để mô tả đặc điểm của đáp viên.
Kiểm định thang đo nhằm đánh giá mức độ tin cậy của thang đo các khái niệm nghiên cứu thông qua các biến quan sát đã đƣợc xây dựng. Trong tổng số 27 biến quan sát (ý khảo sát), thang đo đƣợc chia thành 7 khái niệm. Hệ số Cronbach alpha của từng nhóm biến dùng làm chỉ số đánh giá độ tin cậy cho từng khái niệm, đây là hệ số sử dụng phổ biến để đánh giá độ tin cậy của thang đo nhằm kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau (Hoàng Trọng và Nguyễn Chu Mộng Ngọc, 2005). Hệ số Cronchbach alpha có giá trị từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo là tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng đƣợc, và 0.6 trở lên thì thang đo có thể sự dụng đƣợc trong trƣờng hợp nghiên cứu mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Vì vậy, hệ số thang đo để đánh giá thang đo ở đề tài này ở mức 0.6 trở lên.
Trong phân tích nhân tố, mức độ thích hợp của tƣơng quan nội tại giữa các biến quan sát trong khái niệm nghiên cứu đƣợc thể hiện bằng hệ số Kaiser-Myer-Olkin (KMO) đo lƣờng sự thích hợp của mẫu và mức ý nghĩa đáng kể của kiểm định Barlett’s. Trị số của KMO lớn (giữa 0.5 đến 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp. Sự rút trích các nhân tố đại diện bằng các biến quan sát đƣợc thực hiện bằng phân tích nhân tố EFA với phép quay Varimax – phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến nhất. Các thành phần với giá trị Eigen lớn hơn và tổng phƣơng sai trích bằng hoặc lớn hơn 0.5 đƣợc xem là nhân tố đại diện cho các biến.
Sau khi số lƣợng các nhân tố đã đƣợc trích, giá trị của các nhân tố sẽ đƣợc tính bằng phƣơng pháp lấy trung bình của các nhóm biến quan sát thuộc nhân tố đó dựa trên kết quả xử lý bằng SPSS. Các nhân tố đƣợc chạy mô hình hồi quy nhằm xem xét mối
quan hệ và ảnh hƣởng của chúng. Với sự hỗ trợ của SPSS, việc xử lý mô hình hồi quy sẽ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp chọn từng bƣớc (stepwise selection) – đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến nhất (Hoàng Trọng và Nguyễn Chu Mộng Ngọc, 2005). Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện bằng các biến độc lập sẽ đƣợc dần đƣa vào mô hình và loại trừ dần nếu không đáp ứng phù hợp về kiểm định thống kê từ đó mô hình chỉ giữa lại những biến độc lập có ý nghĩa thống kê và phù hợp với mô hình.
Khi thực hiện mô hình hồi quy, hiện tƣợng đa cộng tuyến sẽ đƣợc lƣu ý. Các biến mà có sự cộng tuyến cao có thể làm cho kế quả sai lệch và không ổn định, không có tính tổng quát hoá. Để kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến trong nghiên cứu này, hệ số phóng đại phƣơng sai – VIF – sẽ đƣợc sử dụng. Điều kiện để biến đó có hiện tƣợng đa cộng tuyến thì VIF của biến đó sẽ lớn hơn 10.
3.4. Kết quả nghiên cứu
Bảng 3.2: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Chức vụ Tần số Tỷ trọng
Quản trị điều hành 17 11%
Phụ trách kinh doanh tín dụng 75 50%
Trực tiếp thẩm định cho vay 48 32%
Kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội
bộ 10 7%
Tổng cộng 150 100%
Kinh nghiệm làm việc Tần số Tỷ trọng
Dƣới 3 năm 29 19%
Từ 3 - 5 năm 68 45%
Từ 5 - 10 năm 34 23%
Trên 10 năm 19 13%
Tổng cộng 150 100%
Tổng cộng có 170 bảng khảo sát đƣợc gửi đi đến các Chi nhánh đã chọn, trong đó, 150 bảng khảo sát đƣợc thu hồi và hợp lệ, 8 bảng khảo sát không hợp lệ do có hai
đáp án hoặc không chọn một số câu trả lời. Tổng kết có 150 bảng khảo sát dùng làm mẫu trong nghiên cứu này.
Cơ cấu thành phần tham gia khảo sát gồm có 17 đáp viên ở vị trí Quản trị điều hành gồm Giám đốc Chi nhánh, Phó Giám đốc Chi nhánh và các trƣởng phó phòng Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp Chi nhánh và Phòng giao dịch chiếm tỷ trọng 11% mẫu nghiên cứu; 75 nhân viên Phụ trách kinh doanh tín dụng ở cả hai phòng Khách hàng cá nhân và phòng Khách hàng doanh nghiệp tham gia chiếm tỷ trọng lớn nhất là 50% mẫu nghiên cứu; 48 nhân viên Thẩm định tín dụng chiếm tỷ trọng 32% mẫu nghiên cứu và 10 nhân viên Kiểm tra kiểm soát nội bộ chiếm tỷ trọng 7%.
Kinh nghiệm làm việc của đáp viên tham gia khảo sát là đa dạng với 4 mức độ: Dƣới 3 năm có 29 đáp viên chiếm 19% mẫu; Từ 3 – 5 năm có 68 đáp viên chiếm tỷ trọng cao nhất là 45% mẫu; Từ 5 – 10 năm có 34 đáp viên tham gia chiếm tỷ trọng 23%; Trên 10 năm có 19 đáp viên chiếm tỷ trọng 13% mẫu. Nhìn chung, đa số đáp viên là nhân viên phụ trách kinh doanh tín dụng với kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm chiếm đa số ở phòng Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp. Việc đa dạng hoá khảo sát theo kinh nghiệm của đáp viên nhằm thu thập những ý kiến đánh giá hợp lý cho kết quả khảo sát.
Bảng 3.3: Tỷ trọng tần số Chức vụ theo Kinh nghiệm làm việc
Tỷ trọng tần số Chức vụ theo Kinh nghiệm làm việc
Chức vụ Kinh nghiệm làm việc Total
Dƣới 3 năm Từ 3 - 5 năm Từ 5 - 10 năm Trên 10 năm Quản trị điều hành Tần số 0 1 11 5 17 % theo Kinh nghiệm làm việc 0% 1% 32% 26% 11% Phụ trách kinh doanh tín dụng Tần số 16 39 12 8 75 % theo Kinh nghiệm làm việc 55% 57% 35% 42% 50%
Trực tiếp thẩm định cho vay
Tần số 7 26 10 5 48
% theo Kinh
nghiệm làm việc 24% 38% 29% 26% 32% Kiểm tra, kiểm
soát, kiểm toán nội bộ Tần số 6 2 1 1 10 % theo Kinh nghiệm làm việc 21% 3% 3% 5% 7% Total Tần số 29 68 34 19 150 % theo Kinh nghiệm làm việc 100% 100% 100% 100% 100%
3.4.1. Kiểm định thang đo
Bảng 3.4: Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu
Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu
Biến quan sát Giá trị Alpha nếu loại biến này Chính sách tín dụng, alpha = 0.848 C1 - CSTD có định hƣớng, chiến lƣợc cụ thể 0.745 C2 - CSTD đa dạng 0.772
C3 - CSTD đƣợc xem xét, điều chỉnh lại 0.868
C4 - CSTD đƣợc phổ biến 0.821
Quy trình tín dụng, alpha = 0.910
C5 - QTCTD rõ ràng, cụ thể 0.856
C6 - QTCTD tuân thủ quy định của pháp luật 0.853
C7 - QTCTD phù hợp năng lực nhân sự 0.846
C8 - QTCDT có sự tách bạch giữa các bộ phận liên quan 0.964
Thông tin tín dụng, alpha = 0.948
C9 - TTTD đầy đủ, khách quan, chính xác, đáng tin cậy 0.904 C10 - Chất lƣợng TTTD tốt ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng 0.915 C11 - NH có hệ thống thông tin tín dụng 0.955
Hệ thống xếp hạng tín dụng, alpha = 0.93
C12 - Các chỉ tiêu đánh giá là hợp lý và đầy đủ 0.89 C13 - Cập nhật, điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế 0.91 C14 - HT XHTD đánh giá tốt khả năng trả nợ của khách hàng và đƣa
ra quyết định cho vay hợp lý 0.893
Chất lượng nguồn nhân lực, alpha = 0.921
C16 - NVTD đáp ứng trình độ và năng lực 0.882 C17 - Đạo đức nghề nghiệp NVTD luôn đƣợc đánh giá 0.914 C18 - NH có chính sách khen thƣởng tốt 0.876 C19 - NVTD thƣờng xuyên đƣợc nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ 0.921
Yếu tố môi trường bên ngoài, alpha = 0.667
C20 - Hệ thống pháp lý, đồng bộ, đầu đủ 0.634 C21 - Hoạt động giám sát, quản lý của NHNN hiệu quả 0.627
C22 - Nền kinh tế nhiều biến động 0.558
C23 - Các ngân hàng cạnh tranh gay gắt 0.593
Quản trị rủi ro tín dụng, alpha = 0.879
C24 - NH có biện pháp nhận diện, đo lƣờng, cảnh báo RRTD 0.846 C25 - NH quy định tỷ lệ nợ xấu cho phép tƣơng ứng với chỉ tiêu thu
nhập lãi từ cho vay 0.866
C26 - NH có biện pháp xử lý và kiểm soát những khoản nợ xấu 0.837 C27 - NH đảm bảo cân đối giữ huy động vốn và cho vay 0.831
Bảng 3.4 thể hiện kết quả tính toán hệ số Cronbach alpha tổng hợp của 7 khái niệm nghiên cứu. Các thang đo đề có hệ số tin cậy Cronbach alpha đạt yêu cầu ( > 0.6). Sáu thang đo có hệ số vƣợt mức 0.8 trong đó hệ số Cronbach alpha của Chính sách tín dụng là 0.848; của Quy trình tín dụng là 0.910; của Thông tin tín dụng là 0.948; của Chất lƣợng nguồn nhân lực là 0.921; của Quản trị rủi ro tín dụng là 0.879.