Vietinbank đã xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với xu hƣớng phát triển mới
Vietinbank đã xây dựng chính sách tín dụng rõ ràng, khá đồng bộ bao gồm:
định hƣớng chiến lƣợc, tƣ tƣởng chỉ đạo chính sách tín dụng khung và kế hoạch phát triển đã đƣợc thể hiện rõ trong Cẩm nang tín dụng, Chiến lƣợc phát triển Vietinbank đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và các kế hoạch tín dụng hằng năm trong các cuộc họp cổ đông. Khung chính sách tín dụng đƣợc quy định cụ thể gồm quy định về giới hạn tín dụng, thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng, quy chế Hội đồng tín dụng, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quy định về cho vay, đảm bảo tiền vay, xử lý rủi ro, nợ xấu,… Các quy trình nghiệp vụ đƣợc chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và quản lý trên hệ thống INCAS.
Chính sách tín dụng luôn đƣợc xem xét và điều chỉnh kịp thời để ứng phó với tình hình thực tiễn hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm đảm bảo mục tiêu
chung về lợi nhuận, an toàn và lành mạnh. Nếu nhƣ năm 2011, Vietinbank định hƣớng tín dụng đẩy mạnh cho vay vốn lƣu động phục vụ sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, công nghệ hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành hoặc lĩnh vực sản xuất là thế mạnh của địa phƣơng, giảm tốc độ tỷ trọng và dƣ nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất. Thì sang năm 2012, Vietinbank tập trung nâng cao năng lực quản trị điều hành, siết chặt kỷ cƣơng tín dụng, chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, tích cực xử lý tối đa nợ xấu đã phát sinh và mới phát sinh. Kết quả đạt đƣợc là tỷ số nợ xấu của Vietinbank ở mức thấp nhất toàn ngành.
Chính sách tín dụng hƣớng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng và đảm bảo kiểm soát rủi ro. Mở rộng cấp tín dụng đến mọi đối tƣợng khách hàng, theo
đó không chỉ dừng lại ở khối khách hàng doanh nghiệp, cá nhân mà VietinBank còn cấp tín dụng hỗ trợ ngân sách tỉnh, các đơn vị sự nghiệp công lập và các định chế tài chính. Các khách hàng đƣợc đối xử tín dụng bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế, mà dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh của khách hàng, biện pháp bảo đảm tiền vay... Các rủi ro đƣợc kiểm soát trong quá trình cấp, quản lý giới hạn tín dụng, khoản tín dụng cụ thể thông qua quá trình thẩm định tín dụng, thẩm định rủi ro, giám sát liên tục quá trình sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, hợp đồng tín dụng và năng lực tài chính của khách hàng. Đồng thời, kiểm soát tình trạng danh mục tín dụng trên cơ sở phân tích, dự báo môi trƣờng kinh tế và các giới hạn đƣợc VietinBank thiết lập.
Vietinbank đã xây dựng quy trình cấp tín dụng lành mạnh theo chuẩn mực quốc tế
Vietinbank đã ban hành nhiều quy trình nghiệp vụ tín dụng, đảm bảo tính nhất quán trong quá trình xử lý tác nghiệp, mọi công việc, vị trí đều có quy trình
hƣớng dẫn, tiêu chuẩn hoá việc cung cấp sản phẩm dịch vụ, hạn chế rủi ro; đồng thời tiến hành rà soát để chỉnh sửa Cẩm nang tín dụng phù hợp với thực tiễn và thông lệ quản trị rủi ro quốc tế. Một số quy trình chủ yếu nhƣ quy trình cho vay vốn lƣu động, quy trình cho vay dự án đầu tƣ, quy trình cho vay tiêu dùng, quy trình cấp tín dụng đồng tài trợ, …
Vietinbank đã tách bạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tín dụng trƣớc đây thành các bộ phận riêng biệt gồm bộ phận quan hệ khách hàng gồm
có Phòng khách hàng cá nhân và Phòng khách hàng doanh nghiệp, bộ phận thẩm định và đánh giá xếp hạng; bộ phận phê duyệt cho vay và bộ phận quản lý rủi ro trong việc thực hiện quy trình cấp tín dụng ở từng chi nhánh. Việc phân chia rõ ràng chức năng và nhiệm vụ giữa các phòng ban này mục đích nhằm chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá ở từng bƣớc trong quy trình cấp tín dụng đồng thời còn đảm bảo sự minh bạch và
khách quan trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng. Từ đó, việc ra quyết định cho vay sẽ có kết quả hợp lý hơn.
Thông tin tín dụng sử dụng trong công tác thẩm định đầy đủ, tin cậy
Việc thu thập thông tin tín dụng rất đƣợc chú trọng trong quy trình cấp tín dụng của Vietinbank. Thông tin tín dụng phải đảm bảo đầy đủ và đƣợc cung cấp từ nhiền nguồn đáng tin cậy. Đầu tiên là thông tin mà nhân viên tín dụng yêu cầu KH cung cấp gồm các thông tin về pháp lý, pháp nhân và thông tin tài chính. Tiếp theo, nhân viên tín dụng sẽ chủ động thu thập thông tin tín dụng của KH từ nhiều nguồn khác nhƣ Trung tâm tín dụng - CIC thuộc NHNN quản lý, thông tin tín dụng mà NH lƣu trữ, từ đối tác của KH, hoặc các nguồn tin cậy khác. Thông tin sau khi đƣợc thu thập sẽ đƣợc hệ thống lại, xử lý và chấm điểm và xếp hạng bằng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng của Vietinbank. Thông tin tín dụng của KH có quan hệ tín dụng với NH sẽ đƣợc cập nhật và lƣu trữ tại hệ thống thông tin của NH nhằm phổ biến trong toàn hệ thống Vietinbank, từ đó, góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Vietinbank tăng cƣờng và phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực
Chất lƣợng nguồn nhân lực là vấn đề mà Vietinbank luôn chú trọng, nhất là
việc chuẩn hoá cán bộ - đây cũng là mục tiêu chiến lƣợc của NH. Công tác tuyển chọn thực hiện gắt gao, nghiêm túc. Hầu hết trình độ của nhân viên đƣợc yêu cầu từ Đại học trở lên, tốt nghiệp từ các trƣờng Đại học chuyên ngành công lập chính quy với kết quả học tập loại Khá trở lên. Với uy tín và tiềm lực của mình, Vietinbank đã và đang thu hút lực lƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho doanh nghiệp đạt đƣợc kết quả cao trong các năm qua.
Vietinbank tăng cƣờng đối mới và hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lƣơng trong công tác quản trị nguồn nhân lực. Kết quả làm việc của mỗi cán
bộ nhân viên đều đƣợc hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc để xác định mức lƣơng và lộ trình thăng tiến phù hợp. Chẳng hạn, một cán bộ tín dụng sẽ đƣợc cấp
1 tài khoản thông tin về công việc của mình bao gồm các chỉ tiêu cần hoàn thành nhƣ số vốn huy động, số dƣ nợ, số lƣợng khách hàng, số dƣ nợ cần xử lý, … nhƣ vậy có thể định lƣợng rõ chất lƣợng dƣ nợ của từng nhân viên, buộc họ phải luôn nỗ lực tránh rủi ro, có trách nhiệm trong công việc ở mức cao, góp phần nâng cao năng suất lao động. Vietinbank đang tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các chính sách phúc lợi mới, đặc biệt là chính sách về bảo hiểm nhằm hoàn thiện và nâng cao chế độ đãi ngộ, tạo động lực phấn đấu lao động toàn tâm toàn ý cống hiến cho Vietinbank đồng thời phát huy nhiều sang kiến, cải tiến, nâng cao năng suất lao động.
Vietinbank còn quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao, trình độ của nhân viên. Việc thành lập Trƣờng đào tạo và phát triển nhân lực riêng của ngân hàng là
nhằm mục đích đó. Vietinbank thƣờng xuyên đánh giá, kiểm tra trình độ nghiệp vụ của nhân viên thông qua các kỳ kiểm tra định kỳ, đồng thời tổ chức các khoá đào tạo nhằm cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng những thay đổi mới trong công nghệ mà NH đầu tƣ cũng nhƣ những tiêu chuẩn quốc tế mà NH đang xây dựng và hƣớng tới.
Vietinbank chú trọng đổi mới, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
Năm 2012, HĐQT Vietinbank đã phê duyệt chiến lƣợc tổng thể công nghệ thông tin (CNTT) giai đoạn 2012 – 2015, bao gồm đồng bộ các dự án thuộc lĩnh vự hạ tầng dịch vụ, tăng cƣờng quản trị, giám sát, tập trung hoá nguồn lực. Một số ứng dụng CNTT đã đƣợc Vietinbank triển khai nhƣ hệ thống INCAS, hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn (FTP), chƣơng trình giám sát từ xa, hoàn thiện và phát triển chƣơng trình quản lý nhân sự, tiền lƣơng, quản lý công việc và chấm điểm.
Trong đó, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đƣợc hỗ trợ rất nhều bằng CNTT. Thông tin tín dụng của khách hàng đƣợc quản lý bằng 1 số CIF thể hiện đẩy đủ thông tin cần thiết khi thẩm định khách hàng. Việc chấp điểm và xếp hạng tín dụng đƣợc thực
hiện thông qua phần mềm mà Vietinbank tự nghiên cứu xây dựng đầy đủ các chỉ tiêu giúp việc xử lý nhanh chóng, tiện lợi và chính xác hơn. Các khoản vay đƣợc theo dõi hàng ngày. Hệ thống phần mềm BDS tự động thông báo cho các bộ tín dụng và các cấp quản lý về các khoản nợ đến hạn, các khoản nợ sắp đến hạn và khoản nợ quá hạn. Trƣờng hợp KH không trả đƣợc nợ, hệ thống tự động chuyển sang nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định. Từ đó, bộ phận quản lý có thể theo dõi và đánh giá kịp thời có biện pháp xử lý kịp thời.
Vietinbank đã xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ quản lý các mặt nghiệp vụ hoạt động toàn ngân hàng
Bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ luôn đƣợc kiện toàn và nâng cao chất lƣợng từ trụ sở chính đến các chi nhánh để phát huy thực sự vai trò trong việc kiểm tra,
kiểm soát nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy định, chỉ đạo nội bộ trong hệ thống. Bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ tổ chức, thu thập, phân tích, khai thác tốt các thông tin, giám sát, kịp thời phát hiện sớm các sai sót, rủi ro cũng nhƣ các vụ việc, phản ánh với Ban lãnh đạo để có biện pháp chẩn chỉnh, xử lý.
Tại các Chi nhánh, nhân viên kiểm tra kiểm soát nội bộ đƣợc phân công theo khu vực quản lý từ chỉ đạo của Hội Sở kiểm tra sau các hồ sơ vay vốn theo quy định hiện hành, theo các giới hạn tín dụng đối với KH vay vốn, kiểm tra việc tập trung tín dụng cho một KH, một nhóm KH, kiểm tra việc trích lập dự phòng rủi ro, … qua đó phát hiện kịp thời những sai sót trong nghiệp vụ tín dụng và đề xuất kiến nghị đối với bộ phận tín dụng bổ sung sửa chữa các sai sót nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Tại Trụ sở chính, Vietinbank thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát toàn bộ hệ thống thông qua chƣơng trình kế hoạch từng tháng, quý đối với bộ phận kiểm tra, kiểm soát của Chi nhánh. Thông qua báo cáo kiểm soát của các Chính nhánh, phòng kiểm tra kiểm soát sẽ thực hiện tổng hợp, đánh giá chất lƣợng tín dụng của từng Chi nhánh,
tham mƣu cho Tổng giám đốc nhằm chỉ đạo điều hành, chấn chỉnh và cảnh báo rủi ro tín dụng, đồng thời thông báo cho toàn hệ thống rút kinh nghiệm và chỉnh sửa kịp thời.