Chất lƣợng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.PDF (Trang 25 - 26)

Có thể nói, yếu tố chất lƣợng nguồn nhân lực luôn đƣợc hầu hết các ngân hàng xem là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng nhƣ công tác quản trị. Chất lƣợng nguồn nhân lực quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Do đó, dù ngân hàng có xây dựng đƣợc chính sách tín dụng hợp lý, quy trình tín dụng chặt chẽ và đầu tƣ hệ thống công nghệ thông tin tốt đến đâu thì nếu không có đội ngũ nguồn nhân lực chất lƣợng thì sẽ khó đạt những mục tiêu kinh doanh của mình.

Hai vấn đề chính cần quan tâm ở vấn đề chất lƣợng nguồn nhân lực của ngân hàng trong quản trị rủi ro tín dụng đó là: phẩm chất đạo đức của nhân viên tín dụng và năng lực, trình độ của nhân viên tín dụng.

Phẩm chất đạo đức là tiêu chuẩn quan trọng đối với rủi ro tín dụng, quyết định đến rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng. Khách hàng quyết định lựa chọn dịch vụ của ngân hàng ngoài yếu tố chất lƣợng dịch vụ khác hàng còn quan tấm chú ý đến uy tín của ngân hàng và sự tin tƣởng đến đạo đức của nhân viên phục vụ, nhất là vấn đề thông tin tài khoản của khách hàng. Trong hoạt động tín dụng, đạo đức nghề nghiệp là điều rất quan trọng trọng việc cấp đúng đối tƣợng khách hàng. Thực tế nhiều trƣờng hợp, nhân viên tín dụng bị ảnh hƣởng về mặt vật chất nên đã cấp tín dụng sai cho những đối tƣợng khách hàng không đủ năng lực pháp lý hoặc không đủ năng lực tài chính dẫn đến không thu hồi đƣợc tiền vay, gây thất thoát vốn cho ngân hàng.

Về năng lực và trình độ, nhân viên tín dụng phải đƣợc sàn lọc ngay từ quá trình tuyền dụng ban đầu. Chuyên môn phải là ngành tài chính ngân hàng đƣợc đào tạo ở các trƣờng đại học có uy tín, chất lƣợng. Tiếp theo trình độ phải đƣợc đánh giá thông qua kết quả học tập, bằng cấp. Ngoài ra, nhân viên tín dụng cần phải có những kỹ năng cần thiết phục vụ cho công tác tín dụng của mình nhƣ: kỹ năng ngoại ngữ và tin học, kỹ năng hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp nhằm tăng cƣờng và duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, dễ dàng tiếp thị sản phẩm của ngân hàng; kỹ năng thu

thập thông tin và xử lý thông tin trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng (Vũ Thu Hà, 2010).

Ngoài hai vấn đề trên, việc thƣờng xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn với các chuyên gia nhằm cập nhật kiến thức mới và lĩnh ngộ đƣợc kinh nghiệm từ đó nâng cao năng lực nghiệp vụ là điều ngân hàng cần quan tâm. Chính sách đãi ngộ, khuyến khích vật chất, tiền lƣơng, tiền thƣởng là góp phần thúc đẩy động cơ làm việc có trách nhiệm và hiểu quả hơn. Vì thế, quản trị rủi ro tín dụng của NHTM cần chú trọng đến quản trị chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ trong hoạt động này.

Tác giả Bùi Nguyên Ngọc (2010) đánh giá khái niệm chất lƣợng nguồn nhân lực thông qua 4 biến đo lƣờng: tính cách của nhân viên, chính sách đào tạo, hệ thống giám sát nhân viên, tầm quan trọng của các cấp lãnh đạo.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.PDF (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)