Thực trạng về sử dụng các hình thức tổ chứcdạy học môn Tự nhiên và

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 ở một số trường tiểu học khu vực thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 67)

Phúc.

Để tìm hiểu vấn đề này tôi đã sử dụng câu hỏi:

“Theo cô việc tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh tiểu học có những hình thức tổ chức dạy học nào?

a. Bài lên lớp b. Tham quan c. Ngoại khóa

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức

SV: Vũ Thị Huê 58 K35B - GDTH

Cô đã thực hiện theo những hình thức nào? Xin cô đánh dấu +vào đầu dòng.”

Kết quả thu được như sau:

Bảng 7: Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội

Tổng số Kết quả

a b c

17 17/17 (100%) 0/ 17 (0%) 5/ 17 (29,4%)

Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy hình thức được giáo viên sử dụng thường xuyên đó là: bài lên lớp, thỉnh thoảng có sử dụng hình thức hoạt động ngoại khóa. Riêng đối với hình thức tham quan hầu như là không có giáo viên nào lựa chọn. Qua tìm hiểu tôi thấy, giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh bằng hình thức bài lên lớp một cách đơn điệu mà giáo viên đã biết thay đổi hình thức dạy học bằng cách cho học sinh tham gia vào các hình thức dạy học ngoại khóa như dạy về ma túy để các em biết về ma túy, hiểu biết về tình yêu, hôn nhân và gia đình… Tuy nhiên, hình thức bài lên lớp vẫn được sử dụng một cách thường xuyên vì thế thường làm cho giờ học Tự nhiên- Xã hội kém phần hấp dẫn, nhàm chán và bó hẹp trong phạm vi lớp học không phát huy được khả năng tư duy, tìm tòi, nghiên cứu, khám phá của học sinh.Hình thức tham quan và ngoại khóa là những hoạt động rất bổ ích đối với các em trong việc tiếp cận thực tế vậy mà vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Khi được tham quan và học tập ngoại khóa học sinh không những hứng thú mà còn có điều kiện quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng, làm cho vốn hiểu biết của các em nhiều hơn, sâu sắc hơn. Vì vậy mà dạy học giáo viên cần phải biết cách lựa chọn hình thức dạy học phù hợp nhất để phát huy tối đa năng lực của học sinh.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức

SV: Vũ Thị Huê 59 K35B - GDTH

CHƯƠNG 3

NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ

XÃ HỘI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC

I.Nguyên nhân của thực trạng

Qua việc tham khảo ý kiến của các giáo viên và bằng những kiến thức thực tế thu được, tôi thấy có bốn nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh tiểu học: do sự chỉ đạo của các cấp quản lý; do trình độ , khả năng, năng lực của giáo viên; môn Tự nhiên và Xã hội vẫn bị coi là môn phụ; do kinh phí đầu tư cho hoạt động giáo dục còn eo hẹp.

Giáo viên là chủ thể của quá trình giáo dục – là người giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với quá trình giáo dục, truyền đạt tri thức cho các em, tuy nhiên trình độ và khả năng nhận thức của giáo viên lại tác động rất lớn đến kết quả của quá trình giáo dục. Thực tế thì giáo viên vẫn chưa thực sự tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học để làm cho bài học phong phú hơn, học sinh khỏi nhàm chán; chưa chuẩn bị kĩ giáo án cũng như chưa phối hợp nhiều phương pháp trong bài giảng của mình, đồ dùng dạy học thì còn đơn điệu, thiếu khoa học…

Trên thực tế, việc đánh giá môn Tự nhiên và Xã hội chưa được coi trọng đúng mức, việc dạy học chỉ mang tính chất qua loa, đại khái cho đủ số lượng tiết dạy vì thế mà tri thức học sinh lĩnh hội thường sơ giản, không được mở rộng, các em nhanh nhớ và cũng nhanh quên vì kiến thức không được khắc sâu.

Môn Tự nhiên và Xã hội trong trường tiểu học hiện nay vẫn bị coi là môn học phụ, chính vì thế mà cả giáo viên và phụ huynh đều không chú ý quan tâm.Học sinh chỉ phải chú trọng học những môn Toán, Tiếng Việt sao cho thật

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức

SV: Vũ Thị Huê 60 K35B - GDTH

tốt, kết quả thật cao. Chính vì lực lượng giáo dục lơ là trong vấn đề này nên kết quả chất lượng dạy học môn học này còn rất thấp, nhiều vấn đề đơn giản về tự nhiên- xã hội học sinh cũng không nắm được…

Chính vì nguyên nhân vấn đề giáo dục trong nhà trường không được quan tâm đúng mức nên đã dẫn đến việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục còn hạn chế. Với học sinh tiểu học cần hình thành cho các em những kiến thức cơ bản, ban đầu về tự nhiên- xã hội để hình thành cho các em tình yêu và niềm tin vào cuộc sống. Muốn có được điều đó thì các em phải được trải nghiệm những điều đã được học vào thực tế cuộc sống, tức là các em phải được học tại hiện trường; phải được tham quan; phải được điều tra thực tế, phải được tiếp cận với các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Tất cả những hoạt động đó cần đến kinh phí, cần đến sự đóng góp của các cơ quan, đoàn thể, cha mẹ học sinh chứ không thể thực hiện được với khoản kinh phí hạn hẹp của nhà trường. II.Những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh tiểu học.

Xét cho cùng toàn bộ công việc của giáo dục là góp phần phát triển con người, hình thành nhân cách và hiểu biết xã hội. Bên cạnh việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì việc dựa vào những nguyên nhân đã phân tích ở trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp để đảm bảo tốt cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh tiểu học như sau:

1.Nâng cao nhận thức của đội ngũ và cán bộ quản lý

Đây là giải pháp hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh tiểu học. Để làm được điều đó, các cán bộ quản lý giáo viên trong nhà trường phải thấy được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội. Các nhà quản lý phải thường xuyên theo dõi, đổi mới phương pháp dạy học, cải cách sách giáo khoa, bổ sung những đồ dùng cần thiết trong dạy học. Các giáo viên phải luôn coi trọng việc

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SV: Vũ Thị Huê 61 K35B - GDTH

truyền đạt tri thức cho học sinh bằng con đường thuận lợi nhất thì chất lượng dạy học mới đạt được hiệu quả cao.

2.Nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực sư phạm của mỗi giáo viên.

Công tác giáo dục với sứ mệnh lớn lao của mình, đòi hỏi mỗi giáo viên phải thường xuyên tích lũy những tri thức, hiểu biết nhất định về thực tiễn cuộc sống. Với mỗi bài học, giáo viên cần chuẩn bị chu đáo về vốn kiến thức, giáo án giảng dạy, đồ dùng học tập…trong mỗi bài học giáo viên cần phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp sao cho phù hợp với yêu cầu từng bài.

Cần phải đưa ra yêu cầu về năng lực, trình độ của giáo viên trong nhà trường tiểu học.Động viên, tạo điều kiện cho các thầy cô học thêm các lớp bồi dưỡng, chuyên tu để nâng cao trình độ của mình.

3.Đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục

Để hình thành cho học sinh hiểu biết về bản thân, gia đình, xã hội và niềm tin yêu cuộc sống nếu chỉ dừng lại ở các tiết học văn hóa trên lớp thôi thì chưa đủ. Phải thường xuyên tổ chức cho các em các tiết học ngoại khóa, đưa các em vào thực tiễn cuộc sống, tổ chức cho các em đi tham quan, tìm hiểu về tự nhiên, môi trường xung quanh. Các hoạt động này phải được đầu tư kĩ lưỡng về nội dung và hình thức tổ chức, phải tạo ra cho các em niềm phấn khởi, sự hứng thú tham gia vào các hoạt động đó. Để đạt được hiệu quả như vậy phải có sự đầu tư kinh phí, cần sự đóng góp của mọi tổ chức.

4.Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở học sinh

Việc đánh giá kết quả giáo dục ở học sinh là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc đánh giá không chỉ giúp cho giáo viên nắm được tình hình nhận thức và thái độ học tập của học sinh để điều chỉnh cách dạy cho phù hợp đồng thời cũng giúp cho học sinh biết cách điều chỉnh hành vi, thái độ học tập của bản thân. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh tự đánh giá hoạt động học tập của mình và của bạn, giáo viên là người đưa ra nhận xét cuối cùng. Kết quả là

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức

SV: Vũ Thị Huê 62 K35B - GDTH

các em sẽ biết được những gì mình nên làm để có thể lĩnh hội đầy đủ tri thức, biết cách vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn để phục vụ bản thân, gia đình và xã hội.

Công việc kiểm tra đánh giá không hề đơn giản, vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục đó là nhà trường, gia đình và xã hội. Ba lực lượng này phải thường xuyên có sự liên hệ, gắn kết, có được những thông tin kết quả kịp thời, từ đó có những định hướng phù hợp.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức

SV: Vũ Thị Huê 63 K35B - GDTH

PHẦN 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành đề tài: “Tìm hiểu thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ở một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc” tôi đã rút ra một số kết luận như sau:

Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 là một môn học rất quan trọng, nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về con người, tự nhiên và xã hội, vì thế mà việc dạy học môn học này là rất cần thiết. Tuy nhiên thực tế hiện nay việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội trong các trường tiểu học không được quan tâm đúng mực.

Đề tài này gồm 3 chương, để tìm hiểu thực trạng này, trước tiên chương 1 tôi đi tìm hiểu về : “Một số vấn đề lí luận về dạy học môn Tự nhiên và Xã hội” bao gồm: Một số vấn đề về quá trình dạy học tiểu học (khái niệm, nhiệm vụ về quá trình dạy học tiểu học, các nguyên tắc, nội dung, các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học tiểu học); Một số vấn đề về dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 (vị trí, đặc điểm, nội dung, mục tiêu, các nguyên tắc dạy học, các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3). Trên cơ sở những vấn đề lí luận về dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, ở chương 2 tôi đi tìm hiểu thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ở một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc. Bao gồm các vấn đề sau: Thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên; thực trạng nhận thức của giáo viên về vị trí, vai trò của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3; thực trạng về thực hiện mục tiêu dạy học; nội dung dạy học; các nguyên tắc dạy học; các phương pháp dạy học và các hình thức tổ chứcdạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. Qua tìm hiểu các giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải dạy học môn Tự nhiên và Xã hội trong nhà trường tiểu học.Tuy nhiên không phải giáo viên

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức

SV: Vũ Thị Huê 64 K35B - GDTH

nào cũng có những nhận thức, trình độ chuyên môn cao, dẫn đến kết quả dạy học chưa cao. Tùy từng tình huống giáo dục cụ thể, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có sự lựa chọn, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp chứ không thể thực hiện một cách đại khái, hời hợt.

Trên cơ sở thực trạng đề tài này, tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội (chương 3). Đó là: nâng cao nhận thức của độ ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực giáo dục của giáo viên, đầu tư kinh phí cho hoạt động giáo dục, tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Tự nhiên và Xã hội. Các giải pháp đề xuất chủ yếu dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và những kinh nghiệm tìm hiểu có được trong phạm vi ở một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.

2.Kiến nghị

Để nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh tiểu học cần có sự đồng tình, ủng hộ của Đảng và Nhà nước, của tất cả các lực lượng giáo dục.

Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương cần quan tâm, đầu tư hơn nữa cho giáo dục Tiểu học, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh phí cho hoạt động giáo dục. Cần có sự chỉ đạo, kiểm tra công tác giáo dục đồng bộ từ Bộ, Sở, Phòng và các trường tiểu học.

Chăm lo hơn nữa công tác giáo dục đào tạo cho học sinh nhận thức về thế giới xung quanh, về tự nhiên và xã hội để giúp các em hòa nhập với cộng đồng.Giáo dục không chỉ bằng lý thuyết suông mà phải có những việc làm và hành động cụ thể để các em nắm bắt được thực tiễn, tạo tình yêu, niềm tin vào cuộc sống.

Nhà trường cần phải thường xuyên tổ chức các giờ học ngoại khóa, tham quan, du lịch để các em được tiếp cận, gần gũi với thiên nhiên, tổ chức các hoạt

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SV: Vũ Thị Huê 65 K35B - GDTH

động tập thể như trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường xung quanh để các em trực tiếp tham gia rèn luyện tính năng động, tự giác, tích cực cho học sinh. Những hoạt động đó không chỉ tạo hứng thú, niềm say mê học tập cho các em mà còn giúp củng cố, vận dụng kiến thức mà các em học được vào thực tiễn cuộc sống.

Nói tóm lại, môn Tự nhiên và Xã hội trong nhà trường tiểu học rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách và nhận thức ở trẻ- thế hệ tương lai của đất nước.Các thầy cô giáo phải luôn trau dồi kiến thức, để bồi đắp xây dựng cho thế hệ tương lai. Tuy nhiên, chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục, của đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Nếu giáo dục đạo đức là sự tổng hòa các mối quan hệ tốt đẹp, đúng đắn thì hiểu biết về tự nhiên xã hội lại là sợi dây kết nối các mối quan hệ xã hội tốt đẹp ấy, làm cho cuộc sống con người trở nên đẹp và ý nghĩa hơn.

Do hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu, và trình độ còn thấp nên chắc chắn đề tài của tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong được sự đóng góp ý kiến và sự chỉ bảo của các thầy cô để đề tài đạt kết quả cao hơn.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức

SV: Vũ Thị Huê 66 K35B - GDTH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo dục học, tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học- Dự án phát triển giáo viên

tiểu học, Nhà xuất bản GD-ĐT, (6/2007).

2. Nguyễn Thượng Giao, Giáo trình phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã

hội, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội(2001).

3. Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa, Giáo trình giáo dục tiểu học I, Nhà xuất bản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 ở một số trường tiểu học khu vực thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 67)