II. Một số vấn đề về dạy học môn Tự nhiên và Xã hộilớp 3
6. Các phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hộilớp 3
Có thể chia các phương pháp dạy học môn TN – XH lớp 3 thành các nhóm phương pháp sau:
Nhóm 1: Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời có các phương pháp cụ thể sau:
a. Các phương pháp thuyết trình:
Trong nhóm các phương pháp thuyết trình, môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
chỉcóphương pháp kể chuyện là được sử dụng.Tuy nhiên phương pháp này chỉ
được sử dụng xen kẽ khi học sinh đang tìm hiểu chủ đề hoặc ở phần mở bài, giới thiệu bài.
Kể chuyện là dùng lời nói trình bày một cách sinh động và truyền cảm đến người nghe về một nhân vật, một sự kiện lịch sử, một phát minh khoa học, một vùng đất xa lạ…để hình thành những biểu tượng, khái niệm với một niềm tin sâu sắc.Người kể chuyện không chỉ kể bằng lời nói diễn cảm mà còn phải có cử chỉ điệu bộ phù hợp để tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn cho câu chuyện được kể.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức
SV: Vũ Thị Huê 43 K35B - GDTH
b. Phương pháp vấn đáp (đàm thoại) * Khái niệm
Đàm thoại là phương pháp giáo viên đặt ra những câu hỏi để giáo viên và học sinh đối thoại, nhằm gợi mở, dẫn dắt học sinh lĩnh hội nội dung bài học. Có 3 hình thức:
- Đàm thoại tái hiện
- Đàm thoại giải thích – minh họa - Đàm thoại tìm tòi
* Tác dụng
- Kích thích tính tích cực, hứng thú, độc lập, sáng tạo của học sinh.
- Giúp học sinh thu nhận kiến thức, đánh giá kết quả học tập của học sinh
* Cách tiến hành
Giáo viên tổ chức hoạt động của học sinh theo 3 phương án, trong đó giáo viên chỉ là người đưa ra vấn đề, gợi ý, trọng tài còn học sinh phải tìm ra câu trả lời đúng với sự hỗ trợ của giáo viên.
- Giáo viên đặt câu hỏi nhỏ, riêng lẻ rồi chỉ định từng học sinh trả lời. - Giáo viên nêu trước lớp một câu hỏi tương đối lớn, kèm theo những gợi ý, liên quan đến câu hỏi. Học sinh giúp nhau trả lời từng bộ phận của câu hỏi lớn.
- Giáo viên nêu một câu hỏi chính kèm theosự gợi ý nhằm tổ chức cho học sinh thảo luận hoặc đặt những câu hỏi phụ để học sinh giúp nhau tìm lời giải đáp.
* Một số điểm cần lưu ý
- Sử dụng đa dạng đàm thoại, khuyến khích học sinh hỏi lẫn nhau, nêu câu hỏi thắc mắc với chính giáo viên…
- Bình tĩnh xử lý với các ý kiến thậm chí cả những ý kiến hoàn toàn trái ngược với ý kiến của bản thân.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức
SV: Vũ Thị Huê 44 K35B - GDTH
- Câu hỏi phải được chuẩn bị theo một trình tự logic.
- Câu hỏi phải kích thích suy nghĩ và trả lời trên những tri thức đã có của các em.
Nhóm 2: Nhóm các phương pháp dạy học trực quan có các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp trưng bày trực quan - Phương pháp trình bày trực quan
Trong nhóm phương pháp dạy học trực quan chủ yếu là dùng phương pháp trưng bày trực quan trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
* Tác dụng của nhóm phương pháp dạy học trực quan:
Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học mang lại hiệu quả cao, thông qua việc tổ chức cho học sinh quan sát nội dung dạy học trên các phương tiện trực quan như: vật thật, mô hình, vật thay thế…mà hình thành ở các em niềm tin khoa học, học sinh tự mình phát hiện ra tri thức và rút ra kết luận. Qua đó phát triển năng lực quan sát, năng lực tư duy và ngôn ngữ cho các em.
Nhóm 3: Nhóm các phương pháp dạy học thực tiễn
Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học thực tiễn sau:
- Phương pháp làm thí nghiệm: Do tính chất của chương trình khi sử dụng
phương pháp này giáo viên thường giao nhiệm vụ cho học sinh làm thí nghiệm ở nhà, sau đó tổ chức cho học sinh cùng nhau báo cáo kết quả thí nghiệm, thảo luận, phân tích thí nghiệm.
- Phương pháp ôn tập: Thường được sử dụng trong các bài ôn tập để củng cố
kiến thức cho học sinh.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Giáo viên thường dùng trong những bài
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức
SV: Vũ Thị Huê 45 K35B - GDTH
và trình độ nhận thức của học sinh, giáo viên vận dụng phương pháp vấn đáp để kiểm tra đánh giá học sinh.
- Phương pháp thảo luận nhóm:Trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội,
phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng phổ biến.Là phương pháp dạy học khi giáo viên tổ chức cuộc đối thoại trao đổi ý kiến giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau nhằm phát huy sự vận động trí tuệ của học sinh để giải quyết một vấn đề nào đó và đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoặc những quan niệm mới.
- Phương pháp trò chơi:
Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, phương pháp trò chơi là một phương pháp học tập rất cần thiết vì nó tạo cho các em niềm say mê học tập, phát huy được tính độc lập, khả năng tư duy sáng tạo, sự nhanh trí và cả tinh thần tập thể. Phương pháp này thường được sử dụng để củng cố và hệ thống hóa những kiến thức, song cũng có thể sử dụng phương pháp này ở phần phát triển bài học.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vận dụng trò chơi vào học tập mà phải tùy theo giờ học, nội dung, thời gian học tập.