II. Một số vấn đề về dạy học môn Tự nhiên và Xã hộilớp 3
1. Vị trí của môn Tự nhiên và Xã hộilớp 3 trong chương trình dạy học Tiểu
1. Vị trí của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trong chương trình dạy học Tiểu học học
Tự nhiên – Xã hội là môn học cung cấp và trang bị cho học sinh những kiến thức ban đầu, cơ bản về tự nhiên và xã hội trong cuộc sống hằng ngày đang diễn ra xung quanh các em, giúp các em có một cách nhìn khoa học, phương pháp tiếp cận khoa học phù hợp trình độ của các em về cuộc sống xung quanh, tránh cho học sinh những hiểu biết lan man, đại khái, hình thức tồn tại bên ngoài sự vật hiện tượng vì thế mà ở trường tiểu học hiện nay môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 là một trong những môn học chiếm vị trí quan trọng nó cùng với những môn học khác có vai trò tích cực trong việc phát triển toàn diện cho học sinh. 2. Đặc điểm của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 là môn học chứa đựng những kiến thức gắn với đời sống con người, các sự vật hiện tượng trong thực tế cuộc sống rất gần gũi với học sinh tiểu học. Môn Tự nhiên và Xã hội là môn học tích hợp kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong đó kiến thức khoa học tự nhiên nhiều hơn so với kiến thức khoa học xã hội. Môn TN – XH lớp 3 được xây dựng theo quan điểm tích hợp, xem xét tự nhiên, con người và xã hội trong một thể thống nhất có quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau, các kiến thức trong chương trình là kết quả tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học: sinh học, vật lý, địa lý, lịch sử, môi trường. Nội dung chương trình có cấu trúc đồng tâm, hợp lí. Chương tình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng các kiến thức mà các em đã học ở các lớp 1, 2 theo 3 chủ đề: Con người – sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên.Các kiến thức học sinh đã biết, đã được học luôn là cơ sở cho việc hình thành kiến thức mới.
Vì là những sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ giữa chúng trong môi trường tự nhiên xã hội xung quanh nên đối tượng học tập ở đây cụ thể và gần
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức
SV: Vũ Thị Huê 37 K35B - GDTH
gũivới học sinh. Các em học sinh đã được tiếp xúc với chúng từ trước khi tới trường, trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình, địa phương, từ những người xung quanh và cả từ các phương tiện thông tin đại chúng.
Với những đặc điểm trên, môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 là môn học mà các em có nhiều kinh nghiệm và vốn sống để tham gia khi học bài.
3. Nội dung dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có 3 chủ đề đó là: Con người và sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên; gồm 70 tiết của 35 tuần. Trong đó có 63 bài học mới và 7 bài ôn tập được phân phối.
- Con người và sức khỏe: 16 bài mới và 2 bài ôn tập. - Xã hội: 18 bài mới và 3 bài ôn tập kiểm tra.
- Tự nhiên: 29 bài mới và 2 bài ôn tập kiểm tra. 3.1. Chủ đề: Con người và sức khỏe
a. Cơ thể người
Khi học về cơ thể người học sinh nắm đượctên, chức năng của các cơ quan trong cơ thể: Cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn, cơ quan bài tiết nước tiểu và cơ quan thần kinh.
b. Vệ sinh phòng bệnh
Khi học về vệ sinh phòng bệnh học sinh biết giữ vệ sinh các cơ quan trong cơ thể, biết cách phòng tránh một số bệnh thường gặp:vệ sinh hô hấp, phòng một số bệnh đường hô hấp; vệ sinh cơ quan tuần hoàn, phòng một số bệnh tim mạch; vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng một số bệnh đường tiết niệu; vệ sinh thần kinh.
3.2. Chủ đề: Xã hội
a. Cuộc sống gia đình
Khi học về cuộc sống gia đình học sinh biết được các thế hệ trong gia đình, biết mối quan hệ họ hàng, nội ngoại; biết giữ an toàn khi ở nhà.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức
SV: Vũ Thị Huê 38 K35B - GDTH
b. Trường học
Khi học về trường học, học sinh biết được một số hoạt động chủ yếu của nhà trường và học cách giữ an toàn khi ở trường.
c. Địa phương
Khi học về địa phương, học sinh được học về tỉnh hoặc thành phố đang sống ngoài ra các em biết thêm được tên một số cơ sở hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục… và một số hoạt động thông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh nơi học sinh ở. Học sinh được học về vệ sinh nơi công cộng và an toàn giao thông.
3.3. Chủ đề: Tự nhiên
a. Thực vật và động vật
Khi học về thực vật và động vật học sinh biết được sự đa dạng và phong phú của thực vật, động vật, đặc điểm bên ngoài của thực vật, động vật.Ích lợi và tác hại của một số loài động vật, thực vật đối với đời sống con người.
b. Bầu trời và Trái Đất
Khi học về bầu trời và Trái Đất học sinh được học về vị trí và sự chuyển động của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất, hình dạng, đặc điểm bề mặt Trái Đất; biết ngày, đêm, năm tháng, các mùa. 4. Mục tiêu dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
4.1. Mục tiêu về kiến thức
Sau khi học xong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, học sinh biết được một số kiến thức cơ bản ban đầu và thiết thực về:
- Tên, chức năng và giữ vệ sinh các cơ quan trong cơ thể, biết cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở các cơ quan hô hấp, tuần hoàn và bài tiết nước tiểu.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức
SV: Vũ Thị Huê 39 K35B - GDTH
- Biết được những hoạt động chủ yếu của nhà trường và giữ an toàn khi ở trường.
- Biết tên một số cơ sở hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục… và một số hoạt động thông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh nơi học sinh ở.
- Biết một số quy tắc đối với người đi xe đạp.
- Biết về cuộc sống trước kia và hiện nay ở địa phương và giữ vệ sinh môi trường.
- Biết được sự đa dạng và phong phú của thực vật, động vật, chức năng của thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây và ích lợi đối với con người.
- Ích lợi và tác hại của một số động vật đối với đời sống con người. - Vị trí và sự chuyển động của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất, hình dạng, đặc điểm bề mặt Trái Đất; biết ngày, đêm, năm tháng, các mùa.
4.2. Mục tiêu về kĩ năng
Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng:
- Tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, ứng xử hợp lý trong đời sống, đề phòng một số bệnh tật và tai nạn.
- Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
4.3. Mục tiêu về thái độ
- Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia
đình và cộng đồng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức
SV: Vũ Thị Huê 40 K35B - GDTH
5. Các nguyên tắc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
a. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục Đảm bảo tính khoa học trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội: là phải đảm bảo dạy đúng, đủ những tri thức khoa học được quy định trong chương trình sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội; đảm bảo logic bài học chặt chẽ, phân bố thời gian hợp lý, thuật ngữ khoa học phải sử dụng một cách chính xác, dễ hiểu, trình bày bảng khoa học…
Đảm bảo tính giáo dục: là phải đảm bảo giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức cần thiết để giáo dục con người mới.
b. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính thực tiễn trong dạy học
Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có nội dung và kế hoạch dạy học đảm bảo cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn đời sống, thực tiễn xã hội. Môn TNXH cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu và thiết thực về tự nhiên, xã hội và con người, đang diễn ra xung quanh các em từ đó làm nảy sinh nhu cầu thực tiễn, học sinh có ý thức tìm tòi, khám phá về thế giới xung quanh. Môn học này phản ánh tình hình thực tiễn quê hương, đất nước, thực tiễn xã hội…vào nội dung dạy học do đó giáo viên cần phải có phương hướng, biện pháp, vận dụng linh hoạt để khai thác vốn sống thực tế của học sinh.
Khi dạy học các nội dung của môn học, giáo viên cần vận dụng phối hợp linh hoạt và sáng tạo nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tạo điều kiện để học sinh quan sát, vận dụng, ứng dụng lý thuyết vào thực tế, kết hợp học với hành một cách có hiệu quả.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức
SV: Vũ Thị Huê 41 K35B - GDTH
c. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học.
Đối với học sinh lớp 3, tư duy cụ thể vẫn chiếm ưu thế.Trong khi đó, kiến thức mà các em cần tiếp nhận càng ngày càng nâng cao, phức tạp.Trong quá trình dạy học, phải làm cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với những sự vật, hiện tượng hay những hình tượng của chúng, từ đó học sinh có thể lĩnh hội được những khái niệm, những quy luật, những lý thuyết trừu tượng, khái quát.
Để thực hiện nguyên tắc này, khi dạy học môn TNXH lớp 3, cần sử dụng phối hợp nhiều phương tiện trực quan với tư cách là phương tiện nhận thức và các nguồn tri thức trong khi giảng bài, khi tổ chức, điều khiển hoạt động lĩnh hội tri thức mới, để học sinh tiếp cận tri thức mới một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. d. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và tính mềm dẻo của tư duy.
Khi dạy học môn TNXH lớp 3, người giáo viên có trách nhiệm truyền thụ tri thức cho học sinh và phải làm cho học sinh tự mình nắm vững được tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, người học phải hiểu được vấn đề, nhớ và vận dụng kiến thức một cách chính xác, bền vững, có hiệu quả. Đồng thời phải hình thành ở học sinh khả năng linh hoạt, năng động và sáng tạo…
e. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính vừa sức Trong một lớp học, không phải tất cả mọi thành viên đều có năng lực học tập như nhau vì thế mà trong quá trình dạy học từng nội dung, giáo viên cần lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của mọi thành viên, đảm bảo mọi người đều có thể phát triển ở mức tối đa so với khả năng của mình, đồng thời phải quan tâm tới trình độ riêng của từng thành viên.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức
SV: Vũ Thị Huê 42 K35B - GDTH
f. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chỉ đạo của giáo viên và vai trò tự giác, tích cực, tự lực của học sinh.
Trong quá trình dạy học môn TNXH lớp 3, người giáo viên phải luôn luôn giữ vai trò chỉ đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh.Thông qua đó phát huy vai trò tự giác, tích cực của học sinh. Học sinh phải phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của mình.
g. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể
Khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 đòi hỏi dạy học phải phù hợp với trình độ chung của cả lớp nhưng cũng phải phù hợp với trình độ riêng của cá nhân học sinh.
6. Các phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
Có thể chia các phương pháp dạy học môn TN – XH lớp 3 thành các nhóm phương pháp sau:
Nhóm 1: Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời có các phương pháp cụ thể sau:
a. Các phương pháp thuyết trình:
Trong nhóm các phương pháp thuyết trình, môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
chỉcóphương pháp kể chuyện là được sử dụng.Tuy nhiên phương pháp này chỉ
được sử dụng xen kẽ khi học sinh đang tìm hiểu chủ đề hoặc ở phần mở bài, giới thiệu bài.
Kể chuyện là dùng lời nói trình bày một cách sinh động và truyền cảm đến người nghe về một nhân vật, một sự kiện lịch sử, một phát minh khoa học, một vùng đất xa lạ…để hình thành những biểu tượng, khái niệm với một niềm tin sâu sắc.Người kể chuyện không chỉ kể bằng lời nói diễn cảm mà còn phải có cử chỉ điệu bộ phù hợp để tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn cho câu chuyện được kể.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức
SV: Vũ Thị Huê 43 K35B - GDTH
b. Phương pháp vấn đáp (đàm thoại) * Khái niệm
Đàm thoại là phương pháp giáo viên đặt ra những câu hỏi để giáo viên và học sinh đối thoại, nhằm gợi mở, dẫn dắt học sinh lĩnh hội nội dung bài học. Có 3 hình thức:
- Đàm thoại tái hiện
- Đàm thoại giải thích – minh họa - Đàm thoại tìm tòi
* Tác dụng
- Kích thích tính tích cực, hứng thú, độc lập, sáng tạo của học sinh.
- Giúp học sinh thu nhận kiến thức, đánh giá kết quả học tập của học sinh
* Cách tiến hành
Giáo viên tổ chức hoạt động của học sinh theo 3 phương án, trong đó giáo viên chỉ là người đưa ra vấn đề, gợi ý, trọng tài còn học sinh phải tìm ra câu trả lời đúng với sự hỗ trợ của giáo viên.
- Giáo viên đặt câu hỏi nhỏ, riêng lẻ rồi chỉ định từng học sinh trả lời. - Giáo viên nêu trước lớp một câu hỏi tương đối lớn, kèm theo những gợi ý, liên quan đến câu hỏi. Học sinh giúp nhau trả lời từng bộ phận của câu hỏi lớn.
- Giáo viên nêu một câu hỏi chính kèm theosự gợi ý nhằm tổ chức cho học sinh thảo luận hoặc đặt những câu hỏi phụ để học sinh giúp nhau tìm lời giải đáp.
* Một số điểm cần lưu ý
- Sử dụng đa dạng đàm thoại, khuyến khích học sinh hỏi lẫn nhau, nêu câu hỏi thắc mắc với chính giáo viên…
- Bình tĩnh xử lý với các ý kiến thậm chí cả những ý kiến hoàn toàn trái ngược với ý kiến của bản thân.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức
SV: Vũ Thị Huê 44 K35B - GDTH
- Câu hỏi phải được chuẩn bị theo một trình tự logic.
- Câu hỏi phải kích thích suy nghĩ và trả lời trên những tri thức đã có của các em.
Nhóm 2: Nhóm các phương pháp dạy học trực quan có các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp trưng bày trực quan - Phương pháp trình bày trực quan
Trong nhóm phương pháp dạy học trực quan chủ yếu là dùng phương pháp trưng bày trực quan trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
* Tác dụng của nhóm phương pháp dạy học trực quan:
Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học mang lại hiệu quả cao, thông qua việc tổ chức cho học sinh quan sát nội dung dạy học trên các phương tiện trực quan như: vật thật, mô hình, vật thay thế…mà hình thành ở các