II. Một số vấn đề về dạy học môn Tự nhiên và Xã hộilớp 3
5. Các nguyên tắc dạy học môn Tự nhiên và Xã hộilớp 3
a. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục Đảm bảo tính khoa học trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội: là phải đảm bảo dạy đúng, đủ những tri thức khoa học được quy định trong chương trình sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội; đảm bảo logic bài học chặt chẽ, phân bố thời gian hợp lý, thuật ngữ khoa học phải sử dụng một cách chính xác, dễ hiểu, trình bày bảng khoa học…
Đảm bảo tính giáo dục: là phải đảm bảo giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức cần thiết để giáo dục con người mới.
b. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính thực tiễn trong dạy học
Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có nội dung và kế hoạch dạy học đảm bảo cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn đời sống, thực tiễn xã hội. Môn TNXH cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu và thiết thực về tự nhiên, xã hội và con người, đang diễn ra xung quanh các em từ đó làm nảy sinh nhu cầu thực tiễn, học sinh có ý thức tìm tòi, khám phá về thế giới xung quanh. Môn học này phản ánh tình hình thực tiễn quê hương, đất nước, thực tiễn xã hội…vào nội dung dạy học do đó giáo viên cần phải có phương hướng, biện pháp, vận dụng linh hoạt để khai thác vốn sống thực tế của học sinh.
Khi dạy học các nội dung của môn học, giáo viên cần vận dụng phối hợp linh hoạt và sáng tạo nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tạo điều kiện để học sinh quan sát, vận dụng, ứng dụng lý thuyết vào thực tế, kết hợp học với hành một cách có hiệu quả.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức
SV: Vũ Thị Huê 41 K35B - GDTH
c. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học.
Đối với học sinh lớp 3, tư duy cụ thể vẫn chiếm ưu thế.Trong khi đó, kiến thức mà các em cần tiếp nhận càng ngày càng nâng cao, phức tạp.Trong quá trình dạy học, phải làm cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với những sự vật, hiện tượng hay những hình tượng của chúng, từ đó học sinh có thể lĩnh hội được những khái niệm, những quy luật, những lý thuyết trừu tượng, khái quát.
Để thực hiện nguyên tắc này, khi dạy học môn TNXH lớp 3, cần sử dụng phối hợp nhiều phương tiện trực quan với tư cách là phương tiện nhận thức và các nguồn tri thức trong khi giảng bài, khi tổ chức, điều khiển hoạt động lĩnh hội tri thức mới, để học sinh tiếp cận tri thức mới một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. d. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và tính mềm dẻo của tư duy.
Khi dạy học môn TNXH lớp 3, người giáo viên có trách nhiệm truyền thụ tri thức cho học sinh và phải làm cho học sinh tự mình nắm vững được tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, người học phải hiểu được vấn đề, nhớ và vận dụng kiến thức một cách chính xác, bền vững, có hiệu quả. Đồng thời phải hình thành ở học sinh khả năng linh hoạt, năng động và sáng tạo…
e. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính vừa sức Trong một lớp học, không phải tất cả mọi thành viên đều có năng lực học tập như nhau vì thế mà trong quá trình dạy học từng nội dung, giáo viên cần lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của mọi thành viên, đảm bảo mọi người đều có thể phát triển ở mức tối đa so với khả năng của mình, đồng thời phải quan tâm tới trình độ riêng của từng thành viên.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức
SV: Vũ Thị Huê 42 K35B - GDTH
f. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chỉ đạo của giáo viên và vai trò tự giác, tích cực, tự lực của học sinh.
Trong quá trình dạy học môn TNXH lớp 3, người giáo viên phải luôn luôn giữ vai trò chỉ đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh.Thông qua đó phát huy vai trò tự giác, tích cực của học sinh. Học sinh phải phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của mình.
g. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể
Khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 đòi hỏi dạy học phải phù hợp với trình độ chung của cả lớp nhưng cũng phải phù hợp với trình độ riêng của cá nhân học sinh.