II. Một số vấn đề về dạy học môn Tự nhiên và Xã hộilớp 3
7. Các hình thức tổ chứcdạy học môn Tự nhiên và Xã hộilớp 3
7.1. Bài lên lớp
Áp dụng ở tất cả các bài
Mục tiêu của bài lên lớp là giúp cho học sinh có được những hiểu biết cơ bản, ban đầu và thiết thực về tự nhiên, xã hội và con người thông qua các bài học ở trên lớp.Qua đó học sinh vận dụng kiến thức đã học được vào trong thực tiễn cuộc sống.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức
SV: Vũ Thị Huê 46 K35B - GDTH
Quy trình bài lên lớp môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3: 1. Ổn định lớp: (1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (2 – 3 phút)
GV nêu câu hỏi liên quan đến bài học để kiểm tra lại kiến thức của học sinh.
3. Dạy bài mới :(28 – 30 phút)
- GV nêu mục tiêu, giới thiệu bài học mới.
- GV tổ chức các hoạt động dạy học nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức bài mới.
4. Củng cố - Dặn dò: (3 – 5 phút)
- Nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức vừa học. - Liên hệ với thực tiễn.
- Nhắc nhở học sinh về nhà thực hành các kĩ năng đã học và chuẩn bị bài học sau.
7.2. Tham quan
Do đối tượng học tập của các môn về tự nhiên và xã hội chính là các sự vật và hiện tượng của môi trường tự nhiên và xã hội nên môn học này đòi hỏi cần phải tổ chức nhiều buổi tham quan với nhiều đề tài khác nhau.
Các buổi tham quan giúp học sinh thấy được các sự vật, hiện tượng trong môi trường TN – XH phức tạp, đa dạng và phong phú hơn nhiều so với những điề đã học được ở trên lớp, từ đó mở rộng tầm nhìn, vốn hiểu biết của học sinh, gây hứng thú học tập cho các em.
7.3. Ngoại khóa
Ngoại khóa trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội là những hoạt động được tổ chức vào thời gian ngoài giờ lên lớp. Giáo viên tổ chức giờ học ngoại khóa cho học sinh nhằm đáp ứng nhu cầu được tiếp thu những tri thức vượt ra khỏi phạm vi thời khóa biểu mà bài lên lớp chưa làm được, thường đi vào những kiến thức
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức
SV: Vũ Thị Huê 47 K35B - GDTH
mà nhiều học sinh thích tìm hiểu, giúp các em nâng cao năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng của môn học vào trong cuộc sống, làm cho kiến thức mà các em tiếp nhận được ở trên lớp trở nên sâu sắc hơn, tích cực hơn, giúp các em hòa nhập vào cuộc sống xã hội, cuộc sống tập thể.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức
SV: Vũ Thị Huê 48 K35B - GDTH
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC
Để tìm hiểu thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ở một số trường Tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Ăngket có kết hợp với phương pháp trò chuyện, phương pháp quan sát trong các hoạt động dạy học ở cả ba trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên: trường Tiểu học Ngô Quyền, trường Tiểu học Đống Đa và trường Tiểu học Liên Minh.
Đối tượng điều tra: Giáo viên chủ nhiệm khối lớp 3 ở cả ba trường tiểu học.
Thời gian tiến hành: Từ ngày 25/ 2/ 2013 – 25/ 3/ 2013
Với tổng số phiếu trưng cầu ý kiến là 17 phiếu.Trong đó trường Tiểu học Liên Minh là 7 phiếu, trường Tiểu học Đống Đa là 5 phiếu, trường Tiểu học Ngô Quyền là 5 phiếu.
Trong tổng số 17 giáo viên được lấy ý kiến, trình độ các cô đều chuẩn và trên chuẩn.
Tổng số phiếu thu lại là 17 phiếu. Kết quả thu được như sau: