Thực trạng về thực hiện các nguyên tắc dạy học môn Tự nhiên và Xã hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 ở một số trường tiểu học khu vực thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 53 - 55)

một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.

Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này tôi đã sử dụng câu hỏi:

“Trong hệ thống những nguyên tắc dạy học sau đây, cô đã thực hiện tốt nguyên tắc nào? Xin cô đánh dấu + vào đầu dòng:

a. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục. b. Nguyên tắc đảm bảo giữa tính khoa học và tính thực tiễn.

c. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.

d. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức và tính mềm dẻo của tư duy.

e. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính vừa sức.

f. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chỉ đạo của giáo viên và vai trò tự giác, tích cực, tự lực của học sinh.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức

SV: Vũ Thị Huê 54 K35B - GDTH

g. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể.” Kết quả thu được như sau:

Bảng 5: Thực trạng thực hiện các nguyên tắc dạy học trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội

Tổng số Kết quả a b c d e f g 17 15/17 (88,2%) 10/17 (58,8%) 15/17 (88,2%) 12/17 (70,6%) 8/ 17 (47,1%) 15/17 (88,2%) 15/17 (88,2%)

Kết quả ở bảng trên cho thấy hầu hết các nguyên tắc đã được các giáo viên thực hiện.Trong quá trình dạy học, các nguyên tắc dạy học liên quan mật thiết với nhau. Nội dung của từng nguyên tắc đan xen vào nhau, hỗ trợ nhau nằm chỉ đạo thực hiện quá trình dạy học đạt được hiệu quả. Thông qua bảng số liệu trên và qua quan sát giờ dạy của giáo viên tôi nhận thấy, hầu hết các giáo viên chú trọng vào các nguyên tắc: đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục; đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng; đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chỉ đạo của giáo viên và vai trò tự giác, tích cực, tự lực của học sinh. Còn nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính vừa sức đang bị vi phạm nghiêm trọng, nội dung tri thức quá tải, vượt quá yêu cầu của học sinh. Bên cạnh đó nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính thực tiễn cũng bị vi phạm, học sinh chỉ được học lý thuyết mà ít được liên hệ với thực tiễn cuộc sống, do thời gian học các môn Toán, Văn chiếm nhiều thời lượng hơn, không có nhiều thời gian dành cho môn Tự nhiên - Xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, với nội dung và những điều kiện dạy học nhất định, vẫn có thể coi trọng một nguyên tắc dạy học nào đó.Điều đó không có nghĩa là coi nhẹ những nguyên tắc khác mà cần kết hợp các nguyên tắc thành một thể hoàn chỉnh thì mới đạt được hiệu quả cao trong dạy học.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Xuân Đức

SV: Vũ Thị Huê 55 K35B - GDTH

VI. Thực trạng về thực hiện các phương pháp dạy học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hộilớp 3 ở các trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 ở một số trường tiểu học khu vực thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)