Nâng cao các yếu tố kinh tế, văn hóa, giáo dục trong đời sống người dân

Một phần của tài liệu tội đe dọa giết người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 76 - 81)

3 .5.2.1 Xác định sự sợ hãi của người bị hại

3.6 Nâng cao các yếu tố kinh tế, văn hóa, giáo dục trong đời sống người dân

dân.

Vấn đề quan trọng nhất trong công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội đe

dọa giết người nói riêng là nâng cao, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh

thần của người dân. Chính vì vậy tất cả các biện pháp nhằm nâng cao phát triển

kinh tế, giải quyết công ăn chuyện làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo trong xã hội là những biện pháp có giá trị to lớn và quyết định giải quyết vấn đề tội

phạm nói chung và tội đe dọa giết người nói riêng. Cần hạn chế sai lầm trong các

chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội nếu không sẽ làm cho tình hình tội

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 72

Văn hóa giáo dục là hai yếu tố trực tiếp làm hình thành và phát triển toàn diện

nhân cách của con người trong xã hội. Sai lầm, khiếm khuyết trong công tác giáo

dục và trong hoạt động văn hóa tất sẽ dẫn đến sự hình thành những nhân cách sai

lệch là nguồn phát sinh tội phạm nói chung và tội đe dọa giết người nói riêng.

Văn hóa là mặt biểu hiện của hành vi, lối sống và trong hoạt động cũng như

trong kết quả, sản phẩm của hoạt động con người. Đó là sự kết tinh của giá trị vật

chất và tinh thần, những giá trị do chính con người tạo ra trong quá trình thực tiễn

lịch sử. Ngày nay văn hóa được xác định là “Nền tảng tinh thần của xã hội. Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội”. Chính vì vậy cần

“Làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người một, hoàn thiện giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng cường sức đề kháng đối với các loại văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tinh thần văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân”21. Làng văn hóa, gia đình văn hóa đang trở thành cuộc vận động sâu rộng trong nhiều năm qua. Đây thật

sự là một biện pháp đặc biệt hữu hiệu trong công tác đấu tranh phòng chống tội

phạm nói chung và tội đe dọa giết người nói riêng.

Về giáo dục và đào tạo “Giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục là phương thức để nâng cao trình độ văn hóa. Văn hóa càng cao thì càng có khả năng tránh được hành vi phạm tội nói chung và tội đe dọa giết người nói riêng. Như

vậy, nâng cao trình độ văn hóa là biện pháp mang tính phổ biến chiến lược để phát

triển xã hội, vừa là biện pháp thiết thực phòng ngừa hành vi đe dọa giết người xảy

ra. Giáo dục cần phải tạo thành một hệ thống từ giáo dục tại gia đình, giáo dục tại

tổ dân phố, thôn, xóm, phường, xã, giáo dục tại nhà trường, tại nơi làm việc và giáo dục trên phạm vi toàn xã hội.

Nội dung giáo dục có giá trị phòng ngừa tội phạm nói chung và tội đe dọa giết người nói riêng cần phải bao hàm các giá trị về đạo đức xã hội và pháp luật trên các lĩnh vực thích ứng với từng tầng lớp xã hội, vị trí xã hội của từng cá nhân để mọi

hành vi ứng xử, cử chỉ giao tiếp, cách nói năng giao tiếp sao cho phù hợp với đạo đức và pháp luật.

21

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 73

KẾT LUẬN

Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước theo nguyên tắc pháp chế. Tức là mọi tầng lớp nhân dân đều phải tuân theo pháp luật, được pháp luật điều chỉnh. Nhà nước và pháp luật là hai phạm trù luôn luôn tồn tại song song cùng

nhau, Nhà nước xuất hiện và kéo theo sự xuất hiện của pháp luật, pháp luật chính là công cụ của Nhà nước dùng để quản lý xã hội và duy trì sự tồn tại của Nhà nước.

Nếu một Nhà nước mà không có sự tồn tại của pháp luật thì dẫn đến trật tự xã hội

sẽ bị đảo lộn không theo một khuôn mẫu nhất định, dần dần dẫn đến sự suy vong

của Nhà nước.

Trong hệ thống pháp luật Việt nam, tất cả các ngành luật đều góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Trong đó pháp luật hình sự là công cụ sắc bén nhất góp phần rất lớn vào công cuộc trấn áp tội phạm bảo vệ

tổ quốc xã hội.

Trong tình hình hiện nay, xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, ngày càng tinh vi về phương thức thủ đoạn. Nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân, từ những hiểu lầm tranh chấp, từ

lòng ích kỹ nhỏ nhen, hay hơn hết là sức mạnh của đồng tiền, chính vì vậy sự ra đời

của Bộ luật hình sự có tác dụng rất lớn trong công tác đấu tranh phòng chống tội

phạm trong giai đoạn hiện nay. Bộ luật hình sự năm 1999 qua nhiều lần sửa đổi bổ sung đã dần hoàn thiện và đáp ứng một cách khá đầy đủ nhu cầu tình hình hiện tại. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm, trong đó các tội xâm phạm đến

tính mạng sức khỏe con người, đặc biệt là tội đe dọa giết người ngày càng được

quan tâm.

Qua việc xem xét, phân tích, đánh giá các dấu hiệu pháp lý đối với tội đe dọa

giết người, có thể thấy rằng đây là loại tội phạm có tính nguy hiểm cao và ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Cần phải có những biện pháp tích cực góp phần ngăn

chặn tình hình gia tăng tội phạm xảy ra. Vì con người vốn là vốn quí của xã hội, là nhân tố chính góp phần vào quá trình hình thành và phát triển xã hội. Nên con

người cần phải được bảo vệ, cần phải được tôn trọng. Để thực hiện được những vấn đề trên thì công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, áp dụng các quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 một cách hợp lý, có hiệu quả cao cần được chú trọng.

Tuy nhiên, dù Bộ luật hình sự năm 1999 đã qua nhiều lần sửa đổi nhưng vẫn

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 74

một cách cụ thể hơn. Cần đẩy mạnh hoàn thiện Bộ luật hình sự nói chung và tội đe

dọa giết người nói riêng là vấn đề cần phải quan tâm hàng đầu. Hạn chế những sai

sót trong quá trình áp dụng hình phạt, xác định tội danh nhằm hạn chế được tình trạng xảy ra oan sai, để lọt tội phạm.

Bên cạnh đó cần chú trọng công tác thực tiễn các vấn đề về điều tra, truy tố, xét

xử thi hành án đối với tội xâm phạm đến tính mạng sức khỏe nói chung và tội đe

dọa giết người nói riêng. Cần áp dụng thực tiễn kết hợp với lý luận một cách chặt

chẽ, nhằm tránh tình trạng áp dụng pháp luật lúng túng trong công tác xét xử thực

tiễn. Để thực hiện tốt yêu cầu trên chúng ta cần phải tiến hành hoàn thiện Bộ luật

hình sự nói chung và các dấu hiệu cấu thành tội đe dọa giết người nói riêng. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các bộ làm công tác bảo vệ pháp luật. Cần

nhận thức đúng đắn các dấu hiệu pháp lý của tội đe dọa giết người so với một số tội

khác có dấu hiệu gần giống nhau, nếu gặp khó khăn trong quá trình xét xử thì cần

phải phải xin hướng dẫn cụ thể từ Tòa án cấp trên.

Từ những giải pháp trên giúp cho công tác xét xử được tiến hành một cách

nhanh chóng, xét xử đúng người, đúng tội, thực tiễn và lý luận sẽ đi đôi với nhau.

Tạo nền tảng vững chắc trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội đe dọa giết người nói riêng, góp phần hạn chế tình trạng gia tăng tội phạm

trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, còn góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng phát triển vững mạnh.

Để đạt được những vấn đề trên chúng ta cần tiến hành các biện pháp sau:

- Hoàn thiện điều luật một cách hoàn chỉnh là cơ sở vững chắc buộc tội người có

hành vi phạm tội.

- Xác định chính xác sự sợ hãi của người bị hại.

- Xác định chính xác tội danh.

- Khắc phục quyết định mức hình phạt sai.

- Nâng cao kinh tế văn hóa giáo dục góp phần hạn chế tội đe dọa giết người xảy ra.

Qua những biện pháp trên làm tiền đề cho quá trình áp dụng tội đe dọa giết người

mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giai đoạn hiện nay.

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp luật

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Nhà xuất

bản chính trị quốc gia Hà nội năm 2002.

2. Bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà xuất bản

chính trị quốc gia năm 2007.

3. Bộ luật tố tụng hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà xuất

bản chính trị quốc gia, năm 2008.

4. Nghị quyết số 04 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 29/11/1986.

Các báo cáo

5. Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2006 của Tòa án nhân dân tối

cao.

Giáo trình, sách, tạp chí

6. Phạm Văn Beo – Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm)

(2008).

7. Phạm Văn Beo - Giáo trình Luật hình sự Việt nam (phần chung) (2008). 8. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 1. Trường Đại học luật Hà Nội, nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2005.

9. Trần Văn Hưởng - Tìm hiểu tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác. Nhà xuất bản Lao động, năm 2002.

10. Nguyễn Ngọc Hòa - Tội phạm và cấu thành tội phạm. Nhà xuất bản Công

an nhân dân, năm 2006.

11. Nguyễn Ngọc Hòa - PGS.TS.Lê Thị Sơn - Từ điển pháp luật hình sự. Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2006.

12. Trần Văn Luyện - Các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2000.

13. Phạm Văn Tĩnh - Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nhà xuất bản tư pháp, năm 2007.

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 76

15. Đinh Văn Quế - Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập 1. Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2005.

16. Đinh Văn Quế - Thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự. Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2000.

17. Đinh Văn Quế - Tìm hiểu tội phạm trong trong Bộ luật hình sự Việt Nam,

năm 2000.

18. Nguyễn Xuân Yêm – Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm. Nhà xuất bản Công an nhân dân.

Website

19. tinnhanhvietnam.net/dung- sung-doa-giet-nguoi-vi-nghi-rut-ruot-usb.htmlg. 20. http://www.Diemtin.com/Pháp-luat_7/Di-tu-vi-doa-giet-chu-tich-tinh-Ha- tinh_7_28797/(Theo công an nhân dân).

21.http://www.Anninhthudo.vn/TIANYON/Index.aspx?ArticlelD=6160&Chan nellD=80Nguyen Lam. 22. http://baiviet.phanvien.com/2008/4/23/bat-ke-de-doa-giet-nguoi=hiep-dam- roi-cuop-cua.html. 23.http://www.tuoitre.com.vn. 24.http://www.thanhnien.com.vn 25.http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Bat-nhom-sinh-vien-de-doa-giet- nguoi/10721756/301/ 26.http://www.laodong.com.vn/Home/Giam-doc-ngan-hang-de-doa-giet-nguoi- bi-khoi-to/20089/105809.laodong. 27.http://www.tinmoi.vn/Mot-nha-bao-bi-de-doa-giet-ca-nha-033672.html. 28.http://60s.com.vn/index/239284/17082007.aspx. 29.http://phapluattp.vn/20100422040543573p1063c1016/30-thang-tu-giam- cho-ke-doa-giet-cong-an.htm. 30.http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=703&p=&id=45821. p

Một phần của tài liệu tội đe dọa giết người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)