So với tội hiếp dâm (Điều 111 Bộ luật hình Việt Nam hiện hành)

Một phần của tài liệu tội đe dọa giết người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 47 - 50)

2 .3 Đe dọa giết người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn

2.4.2 So với tội hiếp dâm (Điều 111 Bộ luật hình Việt Nam hiện hành)

- Khái niệm: Hiếp dâm là hành vi của một người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ

lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn

khác giao cấu trái với ý muốn của họ. Hiếp dâm là tội phạm xâm phạm đến quyền

bất khả xâm phạm về tình dục của phụ nữ.

- Giống nhau: Cũng giống như so với tội giết người, giữa tội đe dọa giết người

với tội hiếp dâm điều xâm phạm đến sức khỏa người bị hại, điều có hành vi đe dọa

dùng vũ lực nhằm uy hiếp tinh thần người bị hại làm cho tinh thần người bị hại bị

hoảng sợ nhằm thực hiện được mục đích cuối cùng của người có hành vi đe dọa.

- Khác nhau: Ở đây hành vi phạm tội hiếp dâm được thực hiện bằng hành động

trực tiếp lên cơ thể nạn nhân chứ không phải thực hiện bằng hành động gián tiếp tác động đến người bị hại như tội đe dọa giết người. Người có hành vi phạm tội đe

dọa giết người thực hiện hành vi phạm tội của mình bằng lời nói, hành động hoặc

những thủ đoạn khác làm cho người bị hại lo sợ tin mình sẽ bị giết. Còn đối với người có hành vi phạm tội hiếp dâm thì hành vi phạm tội của họ phải là: dùng vũ

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 43

lực, dùng sức mạnh vật chất tác động trực tiếp thành hành vi phạm tội; hành vi đe

dọa dùng vũ lực ở tội hiếp dâm là xảy ra một cách trực tiếp ngay tức khắc đối với

nạn nhân nhằm uy hiếp về mặt tinh thần làm cho người bị hại sợ hãi bị tê liệt ý trí, thực hiện mục đích cuối cùng là cho giao cấu. Còn đối với hành vi đe dọa ở tội đe

dọa giết người thì không xảy ra trực tiếp ngay tức khắc với người bị hại. Ở đây chỉ

là hành vi thông qua lời nói hành động tác động đến nạn nhân chứ không dùng vũ

lực tác động đến tinh thần của nạn nhân. Ngoài ra, ở tội hiếp dâm người phạm tội

còn có thể lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân để thực hiện hành vi phạm tội của mình còn đối với tội đe dọa giết người thì người bị hại hoàn toàn có khả năng có thể tự vệ được, chỉ tùy thuộc vào tâm lý người bị hại có ổn định hay

không mà thôi.

Ví dụ: Sau khi tham gia một chầu nhậu Nguyễn Văn An trên đường đi về nhà phát hiện thấy em Trần Hải Yến cũng đang trên đường đi học về. Lúc đó trong đầu

An nảy sinh ý đồ đen tối với Yến, An liền tiếp cận trò chuyện xin đi nhờ xe Yến về

nhà. Vì An là hàng xóm Yến không ngần ngại cho An đi cùng đến khu đất vắng vẻ

An liền nhảy xuống xe xông tới dùng tay bóp cổ Yến đe dọa “Mày mà la lên tao sẽ

giết chết mày” sau đó đòi Yến cho giao cấu. Yến chống cự quyết liệt nhưng bị tên

An dùng tay chân đè chặt lại không cho kháng cự. Sau khi thực hiện xong hành vi

đồi bại nhân lúc tên An không để ý Yến bỏ chạy và la lên. Tên An bị bắt ngay sau đó. Qua ví dụ trên chúng ta có thể phân tích: An không phạm tội đe dọa giết người theo Điều 103 bởi vì hành động của An đã cho chúng ta thấy rõ. An cố tình tiếp cận

nạn nhân, dùng vũ lực tác động trực tiếp lên cơ thể nạn nhân để đe dọa, cụ thể

“dùng tay bóp cổ nạn nhân, dùng tay chân đè chặt không cho nạn nhân kháng cự”. Mục đích của tên An là nhằm giao cấu với nạn nhân chứ không chỉ nhằm làm cho nạn nhân sợ hãi. Thêm vào đó tên An chỉ cấu thành tội đe dọa giết người chỉ khi

tên An không có ý đồ giao cấu với nạn nhân và hành động của tên An là hoàn toàn gián tiếp tác động đến nạn nhân làm cho nạn nhân lo sợ rằng mình sẽ bị giết. Ở đây

nạn nhân cũng sợ hãi mà cho tên.An giao cấu nhưng dấu hiệu sợ hãi ở đây lại

không cấu thành tội đe dọa giết người mà cấu thành tội hiếp dâm theo Điều 111 Bộ

luật hình sự.

Ngoài ra điểm khác biệt cơ bản nữa giữa hai tội này là về chủ thể thực hiện

hành vi phạm tội. Đối với tội đe dọa giết người chủ thể thực hiện hành vi phạm tội

là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ và từ đủ 16 tuổi trở lên và

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 44

dâm chủ thể thực hiện hành vi phạm tội này là chủ thể đặc biệt. Người thực hiện

hành vi phạm tội này chỉ có thể là nam giới và người bị hại ở đây chỉ có thể là nữ

giới thì hành vi phạm tội được thực hiện.

2.4.3 So với tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 Bộ luật hình sự Việt Nam

hiện hành).

- Khái niệm: Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn

khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Tội phạm này xâm phạm đến quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân của người quản lý tài sản.

- Giống nhau: So với tội cưỡng đoạt tài sản cả hai tội đều xâm phạm đến quyền

nhân thân của người khác, đều đe dọa dùng vũ lực uy hiếp người bị đe dọa nhằm làm cho người bị đe dọa lo sợ.

- Khác nhau: Nhìn chung ở hai tội này về thủ đoạn cũng không khác nhau mấy. Đều có cùng hành vi đe dọa uy hiếp tinh thần người bị hại làm cho người bị hại

phải lo sợ đều là lỗi cố ý trực tiếp của người bị hại, người bị hại mong muốn hậu

quả xảy ra và đoán trước được hậu quả đó. Tuy nhiên, hành vi đe dọa giết người

không dùng vũ lực và cũng không đe dọa dùng vũ lực tác động lên người bị hại,

còn đối với hành vi cưỡng đoạt tài sản các hành vi trên được thực hiện một cách

trực tiếp đối với nạn nhân. Ở tội cưỡng đoạt tài sản, hành vi đó được xem là phạm

tội hoàn thành khi hành vi đe dọa đó sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác nhằm uy

hiếp tinh thần người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản không kể đã chiếm được hay chưa. Còn ở tội đe dọa giết người tội phạm chỉ hoàn thành khi người có hành vi đe

dọa giết có hành động cụ thể và người bị hại phải thật sự hoang mang lo sợ gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường thì mới cấu thành tội phạm.

Ví dụ: Trên đường đi gom tiền về Nguyễn Thị Bích bất ngờ bị Trần Văn Thanh kề dao vào cổ và đe dọa “Nếu mày không đưa hết tiền cho tao, tao sẽ giết chết” vì quá hoảng sợ nên chị Bích đưa hết tiền cho Thanh. Sau vụ việc chị Bích đến trình báo với cơ quan công an, qua điều tra xác minh vài ngày sau tên Thanh bị bắt và hắn cũng thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Ở đây hành vi phạm tội của tên Thanh chỉ có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 135 BLHS chứ không

cấu thành tội đe dọa giết người theo Điều 103 được. Vì theo tình tiết của vụ án

chúng ta có thể thấy rằng tên Thanh đã trực tiếp kề dao sát vào cổ chị Bích mà dọa

giết, đây là hành vi đe dọa dùng vũ lực uy hiếp tinh thần chị Bích làm cho chị Bích

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 45

tiền của chị Bích đang có. Chứ không nhằm mục đích chỉ đe dọa làm cho chị Bích

sợ hãi. Vì vậy ở đây chỉ có thể kết luận tên Thanh cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 135 Bộ luật hình sự.

Về chủ thể phạm tội ở tội đe dọa giết người thì chủ thể phạm tội phải từ đủ 16

tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự theo tội này. Còn ở tội cưỡng đoạt

tài sản thì chủ thể phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là phải chịu trách nhiệm

hình sự về tội phạm này.

Một phần của tài liệu tội đe dọa giết người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 47 - 50)