3 Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm

Một phần của tài liệu tội đe dọa giết người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 36)

Người có hành vi đe dọa giết người có lỗi là lỗi cố ý trực tiếp. Trong đó "Lỗi cố

ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận

thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra”7. Như vậy người phạm tội đe dọa giết người biết hành vi của mình sẽ làm cho nạn nhân thật sự lo sợ và mong muốn hậu

quả lo sợ đó xảy ra đối với người bị đe dọa.

Về lý trí đối với lỗi cố ý trực tiếp của hành vi đe dọa giết người thì người phạm

tội nhận thức rõ đầy đủ đối với nạn nhân cũng như thấy trước được hậu quả sẽ xảy

ra nếu thực hiện hành vi đe dọa. Việc thấy được hậu quả xảy ra và mong muốn hậu

quả đó xảy ra đó là dự kiến của người phạm tội. Và hậu quả này xảy ra đúng với dự

kiến ban đầu của người có hành vi đe dọa. Ở đây hậu quả là tình tiết định khung

quan trọng trong cấu thành tăng nặng của tội đe dọa giết người .Vì vậy đòi hỏi

người phạm tội phải thấy trước được hậu quả đó.

Về ý chí, người phạm tội đe dọa giết người mong muốn hậu quả phát sinh. Hậu

quả ở đây hoàn toàn phù hợp với mục đích và mong muốn ban đầu của người có

hành vi phạm tội.

Ví dụ: A có mâu thuẫn với B, A biết rõ B thường rời khỏi nhà vào buổi tối để đi làm việc. A liền gọi điện, nhắn tin đe dọa sẽ giết chết nếu B đi ra khỏi nhà vào

ban đêm làm việc, A còn nói rõ lịch trình làm việc của B. Quá sợ hãi sẽ bị nguy

hiểm đến tính mạng, nên B bỏ hẳn công việc không dám ra ngoài vào buổi tối, B sợ

bị giết. Như vậy hành động của A hoàn toàn xuất phát từ lỗi cố ý trực tiếp, A hoàn toàn biết được hậu quả sẽ xảy ra là B sẽ lo sợ mà bỏ công việc và rõ ràng ở đây A

rất mong muốn hậu quả này sẽ xảy ra. Hậu quả ở đây hoàn toàn phù hợp với mong

muốn và mục đích ban đầu của A.

2.2.4 Các dấu hiệu về mặt chủ thể của tội phạm.

Chủ thể thực hiện hành vi đe dọa giết người là chủ thể thường. Chủ thể của tội đe dọa giết người nhất thiết phải đủ 16 tuổi trở lên, nếu dưới 16 tuổi thì không bị

truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Vì theo Điều 12 Bộ luật hình sự năm

7

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 32

1999 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Theo quy định trên thì người chưa đủ 14 tuổi được xem là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ

14 tuổi đến 16 tuổi được xem là có năng lực trách nhiệm hình sự còn hạn chế. Người từ đủ 16 tuổi trở lên được xem là có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ và phải chịu trách nhiệm về mọi loại tội phạm. Còn theo khoản 1 Điều 103 Bộ luật

hình sự là loại tội ít nghiêm trọng và khoản 2 là loại tội phạm nghiêm trọng vì vậy người phạm tội đe dọa giết người dưới 16 tuổi thì không bị truy cứu trách nhiệm

hình sự về loại tội phạm này.

2.3 Những quy định về hình phạt đối với tội đe dọa giết người trong

Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành.

2.3.1 Các trường hợp phạm tội được quy định trong khoản 1 Điều

103 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành.

Theo quy định của khoản 1 Điều 103 thì “Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến 3 năm”. Ở đây khi người phạm tội có hành vi đe dọa giết người và hành vi này chỉ đe dọa đối

với một người thì người có hành vi phạm tội ở trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 103 Bộ luật hình sự năm 1999, có khung hình phạt cải tạo

không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Các hành vi, vi phạm khoản 1 Điều 103 là loại tội phạm ít nghiêm trọng chính vì thế khi xử lý các trường hợp phạm tội này, chủ yếu lấy giáo dục làm chính. Việc truy tố xét xử chỉ nên đối với trường hợp người bị đe dọa sợ tới mức ảnh hưởng đến sức khỏe, công tác, lao động, học tập và gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội hoặc người

có hành vi đe dọa có nhân thân xấu.

Ví dụ: Vào lúc 12 giờ ngày 04/05/2009, sau khi đi uống rượu về nhà ở ấp Long

Thạnh, xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long bị cáo Trần Ngọc Bé Tư

thấy anh Nguyễn Văn Ngùng đậu xe bán bánh trước cửa nhà bà Hồ Thị Ảnh (gần nhà bị cáo). Bị cáo đi đến chỗ anh Ngùng và chửi anh Ngùng không cho đi. Do bánh còn nhiều nên anh Ngùng năn nỉ bị cáo cho anh Ngùng đi, bị cáo đòi đánh anh Ngùng và dùng tay đánh anh Ngùng nhưng không trúng, sau đó bị cáo lấy con dao

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 33

và đi ra đòi chém anh Ngùng. Bị cáo dùng tay trái nắm cổ áo anh Ngùng và tay phải chặt vào tay ga của xe anh Ngùng và đòi cắt cổ anh Ngùng. Anh Ngùng năn

nỉ, bị cáo kêu anh Ngùng xuống xe và bắt khoanh tay, khép chân lại, ngồi xuống đứng lên. Bị cáo kề dao vào cổ của anh Ngùng cắt một cái làm cổ anh Ngùng chảy máu, sau đó bị cáo vào nhà ngủ. Anh Ngùng chạy xe đi báo công an xã Lục Sĩ

Thành và đến trạm y tế điều trị.

Tại phiên tòa xét thấy lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra phù hợp với lời

khai của người bị hại và người làm chứng, biên bản xảy ra sự việc, vật chứng thu được. Từ đó xác định được vào 12 giờ ngày 04/05/2009 bị cáo Trần Ngọc Bé Tư đi

uống rượu về nhà tại ấp Long Thạnh, xã Lục Sĩ Thành đã có hành vi bắt anh Ngùng khoanh tay, khép chân, đứng lên, ngồi xuống sau đó dùng dao cắt vào cổ anh Ngùng đe dọa giết anh Ngùng, làm anh Ngùng lo sợ vì tưởng bị cáo sẽ giết mình.

Như vậy, có đủ cơ sở để kết luận bị cáo đã phạm tội “đe dọa giết người” theo quy

định tại khoản 1 Điều 103 của Bộ luật hình sự.

Xét về tính chất mức độ phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, bị cáo đã xâm phạm đến sức khỏe của anh Ngùng, đã dùng dao đe dọa là giết chết anh

Ngùng, làm cho anh Ngùng lo lắng và tin rằng bị cáo sẽ thực hiện hành vi đó với

mình. Bị cáo có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức được hành vi của

mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, bị cáo xem thường sức khỏe của người khác, ngoài ra bị cáo còn có một tiền sự về tội gây rối

trật tự công cộng, bị công an huyện Trà Ôn phạt 2.000.000 đồng nhưng vẫn chưa

chấp hành chứng tỏ bị cáo coi thường pháp luật nên cần phải xử bị cáo với một bản án thích đáng, cần thiết cách ly với xã hội để giáo dục cải tạo bị cáo và răn đe

phòng ngừa chung cho toàn xã hội. Tuy nhiên sau khi phạm tội bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cãi và đã bồi thường thiệt hại cho người bị hại xong,

phạm tội gây thiệt hại không lớn, bản thân là lao động nghèo, có trình độ học vấn

thấp, nên việc am hiểu pháp luật còn hạn chế, phía người bị hại đã làm đơn xin bãi nại. Đây cũng là tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo, xét thấy bị cáo cũng có đủ điều kiện

cải tạo giáo dục trở thành người tốt sau này. Cho nên Tòa án đã quyết định Bị cáo

Trần Ngọc Bé Tư phạm tội đe dọa giết người, áp dụng khoản 1 Điều 10, điểm b, g, p khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự. Xử phạt Trần Ngọc Bé Tư 9 tháng tù, thời

gian chấp hành hình phạt tù bất đầu từ ngày 07/07/2009”8. Như vậy, chỉ vì xem

8

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 34

thường pháp luật, xem thường sức khỏe của người khác mà bị cáo phải trả một cái giá quá đắt bằng 9 tháng tù. Đây cùng là một bài học giúp cho người khác hiểu được đừng nên vì một phút giây nông nổi mà phải vào vòng lao lý.

2.3.2 Các trường hợp phạm tội được quy định trong khoản 2 Điều

103 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành.

2.3.2.1 Đe dọa giết nhiều người (điểm a khoản 2 Điều 103).

Đe dọa giết nhiều người là trường hợp có từ hai người bị dọa giết và cả hai đều

tin rằng mình sẽ bị giết. Ở đây người bị hại có thể có mối quan hệ thân thiết với

nhau có thể là anh chị em, những người trong gia đình hoặc làm chung công ty, xí nghiệp. Đây là cấu thành tăng nặng của tội đe dọa giết người mới được quy định trong BLHS năm 1999 mà Bộ luật hình sự năm 1985 không có quy định. Việc nhà làm luật quy định các trường hợp phạm tội đe dọa giết người tại khoản 2 Điều 103

Bộ luật hình sự năm 1999. Cũng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn xét xử, vì trên thực

tế trong thời gian qua có nhiều trường hợp phạm tội người có hành vi phạm tội đe

dọa giết cả nhà và cả nhà người bị bị đe dọa sợ hãi phải bỏ nhà đến sống nơi mà họ

cho rằng người đe dọa sẽ không biết để được an toàn cho cả gia đình.

Ví dụ: Ngày 21/01/2008, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Quảng Trạch, tỉnh

Quảng Bình đã phê chuẩn quyết định khởi tố Nguyễn Văn Đàn để điều tra về tội đe

dọa giết người. Trước đó, ngày 07/01 khi ông Nguyễn Văn Kiệt (trưởng thôn

Thanh Xuân, xã Quảng Hợp) là cha ruột của Nguyễn Văn Đàn cùng một số người

phân chia gạo cứu tế cho bà con thì Đàn đến ngăn cản và cầm cân vứt đi. Nguyên nhân là Đàn cho rằng Bố của mình phân chia gạo cứu trợ không công bằng đối với

mình. Ngay sau đó Đàn đã bị đưa ra khỏi khu vực cứu tế. Sau đó Đàn tức giận, cho

rằng Bố đẻ o ép, không công bằng trong việc cứu tế, Đàn chạy về nhà lấy quả mìn tự tạo dọa rằng sẽ cho quả mìn nổ chết hết những người ở nơi đây. Thấy Đàn một

tay cầm quả mìn tự tạo tay kia cầm lửa nhiều người hoảng sợ sẽ bị nổ chết nên chạy tán loạn xô ngã đè lên nhau gây ra thương tích cho một số người bị giẫm đè phía dưới. May sao lúc đó, anh Nguyễn Văn Thành từ phía sau dũng cảm kịp lao đến ôm Đàn, thu lại quả mìn tự tạo. Ngay sao đó tên Đàn đã bị công an xã bắt giữ9.

Như vậy hành vi đe dọa giết người của tên Đàn được thực hiện ngay giữa đám đông, đe dọa sẽ giết những người ở đó làm cho họ lo sợ thật sự và bỏ chạy. Hành vi của tên Đàn đã gián tiếp làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người khác cụ thể là do

9

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 35

hoảng sợ nhiều người xô đẩy bỏ chạy té ngã lên nhau gây ra thương tích đáng kể.

Ngoài ra hành vi trên còn thể hiện tính chất côn đồ, xem thường pháp luật xem thường tính mạng người khác. Hành vi này đã cấu thành tội đe dọa giết người theo khoản 2 Điều 103 điểm a “Đe dọa giết nhiều người”. Hành vi của tên Đàn cần phải

có một bản án thích đáng nhằm răn đe người khác có hành vi phạm tội tương tự.

2.3.2.2 Đe dọa giết người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của

nạn nhân (điểm b khoản 2 Điều 103).

Đây là trường hợp người bị đe dọa giết là người đang thi hành công vụ, tức là

người đang bị đe dọa giết đang thực hiện một nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có

thẩm quyền giao phó. Nhiệm vụ được giao có thể là đương nhiên do nghề nghiệp quy định: cán bộ chiến sĩ công an nhân dân đang làm nhiệm vụ bảo vệ, thầy thuốc đang điều trị tại bệnh viện, thầy giáo đang giảng bài hoặc hướng dẫn học sinh tham

quan, nghỉ mát, thẩm phán đang xét xử tại phiên tòa, cán bộ thuế đang thu thuế,

thanh niên cờ dân quân tự vệ đang làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự nơi công cộng…

Ngoài ra những người tự nguyện tham gia vào việc giữ gìn an ninh chính trị và trật

tự an toàn xã hội trong một số trường hợp nhất định như: đuổi bắt người phạm tội

bỏ trốn, can ngăn hòa giải những vụ đánh nhau nơi công cộng… thì những người

này cũng được coi là đang thi hành công vụ.

Người bị đe dọa trong trường hợp này cũng tương tự như trường hợp được quy định trong điểm d khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự về tội giết người10. Tuy nhiên,

trong trường hợp này người thi hành công vụ chỉ bị đe dọa giết và họ cũng tin rằng

mình sẽ bị giết thật. Đây cũng là cấu thành tăng nặng mới được quy định trong Bộ

luật hình sự năm 1999 Điều 103, nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình tội phạm mới

diễn ra phức tạp trong thời gian vừa qua vì nếu chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự

theo khoản 1 Điều 103 như những trường hợp đe dọa giết người khác thì không thể

hiện được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi đe dọa giết người của bị cáo.

Mặt khác, không động viên được những người đang làm nhiệm vụ chính đáng khác đang bị đe dọa.

Ví dụ: Trong vụ việc dùng súng uy hiếp nữ y tá tại Bệnh Viện Thanh Nhàn- Hà Nội, chị Trần Ngọc Yến là y tá bệnh viện Thanh Nhàn khi đang thực hiện cấp cứu

cho bệnh nhân Mai Thị Gấm đã bị Nguyễn Văn Dũng dùng súng uy hiếp, đe dọa sẽ

giết bắt buộc chị Yến phải chữa vết thương cho người nhà của y là bệnh nhân Mai

10

Điểm d khoản 1 Điều 93 quy định như sao: “giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 36

Thị Gấm. Ngay sau đó đối tượng này đã bị lực lượng công an bắt giữ. Có thể thấy đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải bị xử lý nghiêm khắc. Với hành vi đe dọa này, đã phạm vào tội đe dọa giết người theo Điều 103 Bộ luật hình sự. Cụ thể trong trường hợp này, sẽ được xét theo điểm b khoản 2 Điều 103 như đã nói ở trên (đối với người thi hành công vụ) cụ thể ở đây là nữ y tá đang chữa bệnh

cho bệnh nhân. Dấu hiệu cơ bản của hành vi này để có thể cấu thành tội đe dọa giết người đó là tên Nguyễn Văn Dũng làm cho chị Yến lo sợ thực sự rằng mình sẽ bị

giết. Cụ thể ở đây đối tượng dùng súng chĩa thẳng vào người nữ y tá và ra lệnh phải

cấp cứu nhanh cho người nhà hắn nếu không hắn sẽ bắn chết, điều này làm cho nữ

y tá Yến rất hoảng sợ và tin rằng mình sẽ bị bắn thật.

Một phần của tài liệu tội đe dọa giết người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)