Các dấu hiệu về mặt khách thể của tội phạm

Một phần của tài liệu tội đe dọa giết người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 30 - 31)

4. Bố cục đề tài

2.2.1 Các dấu hiệu về mặt khách thể của tội phạm

Khách thể của hành vi đe dọa giết người là sự tự do cá nhân và gián tiếp ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, là những quan hệ xã hội đã được pháp luật hình sự

bảo vệ bị hành vi đe dọa xâm phạm. Trong đó khách thể của hành vi đe dọa giết người được mô tả một cách cụ thể như sau: Con người với ý nghĩa là chủ thể của

các quan hệ xã hội và là đối tượng bị hành vi đe dọa giết người nói trên tác động đến. Con người ở đây là con người đang còn sống và cuộc sống của họ đang diễn ra

bình thường thì mới được coi là đối tượng bị tác động.

Ở tội đe dọa giết người thì con người được mô tả với những đặc điểm sau: về

chức năng công tác của họ, về quan hệ với người phạm tội, giới tính… Đây là đặc điểm có ảnh hưởng quan trọng đến tính nguy hiểm của hành vi phạm tội. Các đối tượng vật chất với ý nghĩa là khách thể của quan hệ xã hội. Có thể được mô tả

trong cấu thành tội đe dọa giết người, vật chất là đối tượng bị hành vi phạm tội nói

trên tác động đến, là tài sản nói chung mà đối tượng. Tài sản ở đây có thể có đặc điểm về lượng và chất tùy thuộc vào từng hành vi phạm tội cụ thể. Trong trường

hợp vì yếu tố vật chất dẫn đến hành vi đe dọa của một người đối với người khác. Như vậy đặc điểm về chất ở đây có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính nguy hiểm

của hành vi phạm tội đó.

Hoạt động bình thường của chủ thể với ý nghĩa là nội dung của quan hệ xã hội, là đối tượng bị hành vi phạm tội tác động đến.

Ví dụ: Trong trường hợp Nguyễn Văn Cần là người làm thuê cho ông Trần

Trung Lâm, do trong quá trình làm việc Cần là kẻ lười nhát không lo làm ăn mà chỉ

lo nhậu nhẹt chính vì thế Cần đã bị ông Lâm cho thôi việc. Quá bực tức vì bị ông

Lâm cho thôi việc Cần đã bí mật dùng sim điện thoại khác nhắn tin đe dọa giết ông

Lâm. Do quá trình sinh hoạt hằng ngày của ông Lâm đều bị kẻ đe dọa biết rất rõ nên ông Lâm sợ mình bị giết chết, ông Lâm đã phải thay đổi lịch làm việc thường

ngày nhằm đánh lạc hướng kẻ đe dọa giết mình. Chính sự thay đổi này đã gây khó

khăn cho công việc làm ăn của ông Lâm. Như vậy chính hành vi đe dọa của Cần đã làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ông Lâm làm cho năng suất làm

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 26

việc của cơ sở ông giảm đáng kể do tinh thần ông lâm bị sa sút. Chính vì vậy hành vi của Cần đã cấu thành tội đe dọa giết người được quy định trong Bộ luật hình sự

Việt Nam tại Điều 103.

Trong cấu thành tội đe dọa giết người phải biết được hoạt động của chủ thể bị

xâm phạm, kết quả tác động của hành vi đe dọa tác động đến chủ thể đó. Cần phải

xem xét trên thực tế hậu quả xảy ra đối với nạn nhân là có thật hay không. Ở ví dụ

trên hậu quả mà Cần gây ra cho ông Lâm là đã làm cho ông Lâm thay đổi lịch làm việc hàng ngày, chính vì điều này đã gây khó khăn cho ông Lâm trong công việc.

Ngoài ra chúng ta cần phải xem xét trong ý muốn của chủ thể có hành vi phạm tội

có phản ánh gián tiếp phần nào hoạt động bình thường của chủ thể phạm tội hay

không.

Bên cạnh những trường hợp thực tế đe dọa đến tính mạng người khác. Có nhiều trường hợp xảy ra mà hành vi phạm tội của họ không những gây hậu quả chỉ có

một người mà hành vi phạm tội đó không những tác động đến nhiều đối tượng và

qua đó gây thiệt hại cho nhiều quan hệ xã hội khác.

Ví dụ: Trong trường hợp của chị Dư Ngọc Bích là chủ cơ sở đan lát, tuy chỉ là

cơ sở nhỏ nhưng cũng đã tạo được công ăn việc làm cho hơn mười chị em trong

xóm giúp chị em có thu nhập ổn định. Do có duyên ăn nói nên chị Bích được nhiều người yêu mến. Trong đó có chị Nguyễn Thị Nga nghi ngờ chị Bích có quan hệ

tình cảm bất chính với chồng mình là anh Đinh Mạnh Hùng là người chuyên giúp chị Bích thu gom vật liệu, nên nhiều lần đã có những lời lẽ đe dọa chị Bích, đỉnh điểm là vào ngày 12/05/2008 Nguyễn Thị Nga cố tình đi mua xăng và axit để cho

chị Bích trong thấy với lời đe dọa “Nếu mầy không đóng cửa cơ sở tao sẽ cho mầy

chết cháy” quá lo sợ với lời đe dọa này vì chị Bích biết được chị Nga là người ghen

tuông bệnh hoạn nên đã cho đóng cửa cơ sở. Như vậy với hành vi đe dọa giết người

của mình Nguyễn Thị Nga không những gây ảnh hưởng đến tâm lý tinh thần chị

Bích làm chị Bích hoảng sợ phải đóng cửa cơ sở mà còn gây hậu quả ảnh hưởng đến người khác làm mất công ăn việc làm của hơn 10 lao động trong xóm. Ngày 20/05 Nguyễn Thị Nga đã bị bắt với tội danh đe dọa giết người theo Điều 103 Bộ

luật hình sự Việt Nam và phải trả giá thích đáng với hành vi phạm tội của mình

Một phần của tài liệu tội đe dọa giết người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 30 - 31)