Không có cơ sở chứng minh sự sợ hãi của người bị đe dọa

Một phần của tài liệu tội đe dọa giết người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 62 - 64)

2 .3 Đe dọa giết người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn

3.2.2 Không có cơ sở chứng minh sự sợ hãi của người bị đe dọa

Như chúng ta đã biết khái niệm về tội đe dọa giết người “Đe dọa giết người là hành vi của một người bằng lời nói hành động hoặc thủ đoạn khác làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng mình sẽ bị giết thật gây ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe cuộc sống bình thường của người bị hại”. Dấu hiệu lo sợ của người bị hại là căn cứ

buộc tội bị cáo đồng thời cũng là yếu tố quan trọng cấu thành tội đe dọa giết người.

Từ những vấn đề đó đã gây khó khăn trong công tác định tội bị cáo như sau: dấu

hiệu nào chứng minh người bị đe dọa thật sự lo sợ? Người bị hại có thật sự lo sợ

hay không hay chỉ giả vờ lo sợ để làm căn cứ buộc tội người có hành vi đe dọa ở

mức tăng nặng hơn? Mức độ sợ hãi của người bị hại có đủ để làm căn cứ buộc tội hay chưa? Câu trả lời cho những câu hỏi trên là cơ sở buộc tội đối với hành vi phạm tội một cách chính xác nhất.

Ở đây vấn đề cần phải chứng minh một cách rõ ràng cụ thể, bằng cách nào để

có thể chứng minh một cách chính xác nhất sự sợ hãi của người bị hại là có thật.

Trên thực tiễn khi có hành vi đe dọa giết người xảy ra cơ quan có thẩm quyền

không có ở đó, không trực tiếp chứng kiến sự sợ hãi đó của người bị hại thì làm sao

xác định một cách chính xác rằng sự sợ hãi đó có phải là thật hay không. Nếu việc định tội chỉ nghiêng về một phía theo lời khai của người bị hại, liệu dựa trên cơ sở

17

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 58

đó có thật sự khách quan hay không. Nếu theo lời khai của người bị hại cho rằng họ

thật sự sợ mình bị giết thật để làm dấu hiệu buộc tội thì dường như việc xác định

mức độ phạm tội không được chính xác cho mấy, điều này dẫn đến vô tình đã định

sai mức độ nghiêm trọng hành vi của người phạm tội.

Trong thực tế hiện nay chúng ta tiến hành xét xử và định tội theo lời khai của người bị hại, họ sợ mình sẽ bị giết (còn hành vi phạm tội của bị cáo thì đã quá rõ ràng không cần bàn luận gì thêm). Sự sợ hãi chính là dấu hiệu buộc tội hoặc theo

lời khai của những người xung quanh. Nhưng thường những người xung quanh thì lời khai của họ không được chính xác thứ nhất là do họ có mối quan hệ thân thiết

với người bị hại. Thứ hai là trong một số trường hợp khác thì hành vi phạm tội của

bị cáo bao giờ cũng gây bất bình cho người khác chính vì thế lời khai của những người xung quanh thường không được khách quan, không thể làm căn cứ xác định

mức hình phạt thích đáng đối với bị cáo và để biết được một người trong một

khoảng thời gian có thật sự sợ hãi hay không nếu chỉ dựa vào mắt thường để đánh

giá thì không có sự thuyết phục cho mấy.

Có nhiều ý kiến cho rằng nên trưng cầu giám định để kết luận sự sợ hãi của người bị hại. Kết quả giám định là bằng chứng hiệu quả nhất, thuyết phục nhất để

kết tội bị cáo.

Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng việc sử dụng Giám định đối với sự lo sợ của người bị hại hoàn toàn không phải là biện pháp mang tính khả thi. Vì trong lúc bị cáo có hành vi đe dọa giết người thì người bị hại đã có sự sợ hãi trong lúc đó. Nếu để qua thời khắc đó mà tiến hành Giám định liệu có phản ánh chính xác. Vì sau một thời gian trạng thái tâm lý của người bị hại đã ổn định lại, trạng thái lo sợ không kéo dài được, vì thế có Giám định cũng không chính xác.

Ngoài ra một số ý kiến khác thì cho rằng nên sử dụng một người chuẩn để đưa

ra kết luận. Sử dụng tình huống cụ thể áp dụng lên người chuẩn, sau đó xem phản ứng thái độ tâm lý của người chuẩn có thật sự sự hãi hay không, từ đó rút ra kết

luận cuối cùng. Tuy nhiên, suy cho cùng người chuẩn cũng là một con người nếu đã là con người thì trạng thái tâm lý của họ hoàn toàn không giống nhau. Ở người

này trong tình huống này thì phản ứng sợ hãi nhưng cũng ở trong tình huống này

nhưng ở người khác thì họ không sợ hãi. Như vậy khó mà xác định cho chính xác cho được nếu dựa vào tâm lý chung của người chuẩn, xung quanh vấn đề xác định

sự sợ hãi của người bị hại để xác định mức độ phạm tội của bị cáo không phải là một vấn đề đơn giản. Còn phải tùy trường hợp cụ thể mà có cách xác định phù hợp.

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 59

Một phần của tài liệu tội đe dọa giết người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)