Định tội danh sai so với hành vi đe dọa giết người

Một phần của tài liệu tội đe dọa giết người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 64 - 67)

2 .3 Đe dọa giết người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn

3.2.3 Định tội danh sai so với hành vi đe dọa giết người

Theo nhận xét của Phó giáo sư tiến sĩ khoa học. Lê Cảm thì “Định tội danh là quá trình nhận thức lý luận có tính logic, là dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng

pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự và tiến hành trên cơ sở các

chứng cứ các tài liệu thu nhập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực

hiện với các dấu hiệu cấu thành tội phạm tương ứng do luật hình sự quy định nhằm đạt được sự thật khách quan, tức là đưa ra đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp

luật hình sự, làm tiền đề cho việc cá thể hóa và phân hóa trách nhiệm hình sự một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật”18. Như vậy, để xác định hành vi phạm tội có phải là hành vi đe dọa giết người hay không, cần phân biệt với một số hành vi đe dọa khác là vấn đề cần thiết. Để tránh tình trạng định tội danh sai trong

quá trình xét xử.

Về phía lỗi của người có hành vi phạm tội cần phải xác định một cách chính xác đâu là hành vi đe dọa giết người với một số hành vi phạm tội khác. Làm cơ sở chính xác để kết luận người đó có hành vi phạm tội nào, để có cách xác định phù hợp. Không để xảy ra tình trạng định tội danh sai. Việc định tội danh sai tuy không

còn phổ biến như trước đây, nhưng vẫn còn có một số trường hợp. Không phải do

nguyên nhân khách quan xuất phát từ phía người bị hại hoặc từ phía bị cáo mà chủ

yếu là do trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn yếu của các cơ quan có thẩm quyền.

Do nghiên cứu không kỹ các quy định của pháp luật các văn bản hướng dẫn áp

dụng Bộ luật hình sự. Nên đã xác định tội danh không đúng như:

- Hành vi của người phạm tội là đe dọa giết người để hiếp dâm nhưng vì một số

lý do khách quan nên Tòa án lại kết án bị cáo có hành vi “Đe dọa giết người”

chứ không phải tội “Hiếp dâm”.

- Hành vi đe dọa giết người để cướp tài sản nhưng Tòa án lại kết luận tội “Cướp tài sản”.

- Hành vi phạm tội “Giết người chưa đạt” nhưng Tòa án lại kết luận người đó

phạm tội “Đe dọa giết người”.

Ví dụ: Trong vụ án sau đây: Vũ Đình Chung là Bộ đội công binh được phục

viên về quê tại xã Yên Phúc, huyện Phú Yên, Tỉnh Hà Nam. Từ ngày về quê Chung

18

PGS. TS. Lê Cảm. Một số vấn đề chung về định tội danh trong giáo trình Luật hình sự Việt Nam, trường Đại học luật Hà Nội, nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội 2000, trang 716.

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 60

thường uống rượu say gây gổ đe dọa giết người. Ủy ban nhân dân xã đã nhiều lần

phạt cảnh cáo và phạt lao động công ích, nhưng Chung vẫn chứng nào tật đó, vẫn

không chịu sữa đổi.

Ngày 10/3/2000, Vũ Đình Chung đã uống rượu say ở nhà rồi ra quán bà Cúc ngồi uống nước, nói năng, chửi bới tục tĩu. Thấy anh Phạm Văn Nhiệt vào quán mua thuốc lá hút, Chung gây sự, thách thức nhau với anh Nhiệt. Hai bên lời qua

tiếng lại, biết Chung say nên anh Nhiệt không chấp để Chung đừng gây gổ nữa nên anh Nhiệt bảo Chung: “Hôm nay là ngày lễ không nên đánh nhau”. Mặc dù anh Nhiệt nói vậy nhưng Chung vẫn lao vào đấm anh Nhiệt một cái vào bụng. Bị Chung đấm anh Nhiệt chạy về nhà kêu anh trai là Phạm Văn Đấu ra, khi anh Đấu

và Nhiệt đến quán bà Cúc thì Chung túm lấy cổ áo anh Nhiệt thì bị anh Đấu nhảy vào đá Chung ngã ra đường. Được mọi người can ngăn anh Đấu và anh Nhiệt bỏ về

nhà chị Hường (là chị ruột của Nhiệt).

Không đánh được hai anh Đấu và Nhiệt, Chung bực tức về nhà lấy quả lựu đạn mà Chung đã cất giấu từ trước chạy đến nhà chị Hường chửi bới, đe dọa sẽ cho nổ

tung cả nhà chị Hường. Thấy tình trạng nguy hiểm, chính quyền địa phương đến khuyên ngăn, nhưng Chung cầm quả lựu đạn vung lên, vung xuống đe dọa: “Thằng nào thích thì vào đây!”. Ngay sau đó, Chung rút chốt lựu đạn ném vào trong nhà chị Hường, nhưng lựu đạn chỉ nổ phần kíp còn phần thân chỉ vỡ đôi, nên 5 mẹ con

chị Hường và anh Nhiệt và một số thanh niên trong nhà chị Hường không bị

chuyện gì.

Sau khi sự việc xảy ra, Vũ Đình Chung bị bắt. Cơ quan điều tra đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, thu hai nửa mảnh lựu đạn và gửi đi giám định. Viện

khoa học hình sự đã có kết luận:“Quả lựu đạn thu được ở nhà chị Hường là quả lựu đạn hình cầu do Việt Nam sản xuất, loại lựu đạn này khi nổ có bán kính sát thương dày đặc 20 đến 30 m”

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 166 ngày 12/09/2000, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam đã tuyên phạt Vũ Đình Chung 11 năm tù về tội giết người chưa đạt và áp dụng khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự, phạt Chung 2 năm tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”19, bắt Chung chấp hành hình phạt chung là 13 năm tù. Tại

bản án phúc thẩm số 1767 ngày 25/12/2000 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối

cao tại Hà Nội đã giảm hình phạt đối với tội giết người chưa đạt cho Vũ Đình

19

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 61

Chung xuống còn 8 năm tù với nhận định. Tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo khai: “Y là bộ đội công binh phục viên, khi nhặt quả lựu đạn về đã tháo ra xem, phần thuốc đã thối và mất hết chỉ còn phần kíp nổ. Do đó khi y ném vào nhà chị Hường y biết rất rõ quả lựu đạn trên chỉ nổ phần kíp mà thôi”. Lời khai này của bị cáo phù hợp

với thực tế là quả lựu đạn chỉ nổ phần kíp và làm vỡ đôi phần vỏ mà không sát hại

ai. Tòa án phúc thẩm xem đây là một tình tiết mới, xác nhận tính chất nguy hiểm

của hành vi phạm tội của bị cáo ít nguy hiểm hơn.

Nếu nhận định trên của tòa án phúc thẩm là có căn cứ thì việc truy tố xét xử Vũ Đình Chung về tội giết người chưa đạt là bị oan, cần phải xem xét lại. Bởi vì đã là giết người, nhất là giết người chưa đạt thì kẻ phạm tội phải nhận rõ hành vi phạm

tội của mình là nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước được hậu quả chết người nhất định hoặc có thể xảy ra và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu

quả xảy ra.

Thế nhưng theo nhận định của bản án phúc thẩm mà chúng ta vừa thấy ở trên thì Vũ Đình Chung nhận rõ hành vi của mình là không nguy hiểm đến tính mạng

người khác, vì “Chung biết rõ quả lựu đạn không còn thuốc”, thấy trước được hậu

quả chết người nhất định sẽ không xảy ra vì “Chung biết rõ quả lựu đạn chỉ nổ phần kíp”, một chiếc kíp nổ bị bao bởi một vỏ gang thì sức công phá cùng lắm chỉ

làm vỡ đôi vỏ gang và cùng lắm chỉ làm cho người khác giật mình mà thôi. Và như

vậy không còn lý do gì để khẳng định bị cáo Chung mong muốn cho mọi người

trong nhà chị Hường chết. Một kẻ biết rõ hành vi của mình chẳng làm cho ai chết

hoặc có thương tích nhưng làm ra vẻ muốn giết người và những người bị đe dọa

cũng tin nhầm rằng mình sẽ bị giết thật, thì kẻ có hành vi đe dọa giết người đó chỉ

phạm tội “Đe dọa giết người” theo Điều 103 Bộ luật hình sự, có mức hình phạt cao

nhất là 7 năm tù. Nhận xét bản án của Tòa án phúc thẩm không chỉ “Xác nhận hành vi phạm tội của bị cáo ít nguy hiểm hơn”, mà nhận định đó đã làm thay đổi bản

chất của hành vi phạm tội từ tội giết người sang đe dọa giết người. Song Tòa án phúc thẩm vẫn kết án bị cáo về tội giết người là tự mâu thuẫn với chính mình.

Tuy nhiên theo bản án phúc thẩm xác định tình tiết này Vũ Đình Chung ra phiên tòa mới khai, còn ở giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm bị cáo chưa hề

khai ra tình huống này, vậy lời khai của Vũ Đình Chung tại phiên tòa có độ tin cậy như thế nào? Tiến hành phân tích cụ thể như sau: Bị cáo trước đây là bộ đội công binh, điều này có thể xác định được nhưng không phải cứ là bộ đội trong binh

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 62

là người chuyên gỡ các vũ khí nổ thì lời khai của bị cáo tại phiên tòa cũng cần phải

xác minh tính chân thật của nó. Hơn nữa Vũ Đình Chung còn khai cụ thể rằng “Khi nhặt quả lựu đạn về đã tháo ra thấy không còn thuốc chỉ còn kíp nổ”.Để tin vào lời

khai của Chung là chính xác thì duy nhất Chung phải diễn lại cảnh mình tháo quả

lựu đạn xem có làm được không. Nhưng tòa phúc thẩm đã tin ngay vào lời khai của

bị cáo mà lẽ ra phải có những biện pháp chứng minh.

Tóm lại dù xét ở khía cạnh nào thì quyết định của tòa án phúc thẩm cũng không

chính xác. Nếu chấp nhận lời khai của bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm thì việc kết án

bị cáo về tội giết người là không đúng, còn nếu không chấp nhận lời khai thì không

có lý để giảm mức hình phạt.

Có thể nói định tội danh sai là một dạng sai sót mang tính phổ biến trong thực tế

xét xử. Nguyên nhân là do nhận thức không đúng về dấu hiệu pháp lý nên dẫn đến định tội sai. Việc định tội ở những hành vi phạm tội có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng thường có những khó khăn nhất định. Nên sai phạm thường xảy ra chủ yếu do người tiến hành tố tụng không nắm chắc chuyên môn dẫn đến nhầm lẫn.

Ngoài ra, còn có sự sai phạm ở một số tội phạm khác, mặt chủ quan của tội

phạm thể hiện ngay trong những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, quan hệ thực

hiện hành vi về người bị hại, tính tình, thái độ, lời nói, cử chỉ trước và sau khi thực

hiện hành vi phạm tội, cũng có ý nghĩa trong việc định tội.

Còn theo phân tích của Tòa Hình sự - Tòa án nhân dân tối cao, nguyên nhân dẫn đến định tội danh sai là do những loại tội phạm này có một số đặc điểm giống nhau

hoặc tương tự nhau dễ gây nhầm lẫn hoặc có cách hiểu khác nhau. Nhưng cũng

không loại trừ chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền yếu kém, không nắm vững

các yếu tố cấu thành, dấu hiệu đặc trưng, tình tiết cụ thể của vụ án.

Tóm lại, việc định tội không đúng sẽ dẫn tới việc quyết định hình phạt không tương xứng tính chất, mức độ của hành vi phạm tội. Dẫn đến mất lòng tin của người dân vào cơ quan có thẩm quyền. Từ đó kéo theo hệ lụy lớn hơn là bản án của

Tòa án không có hiệu lực để răn đe người khác, dẫn đến pháp luật không còn là công cụ hữu ích để trấn áp tội phạm được nữa.

Một phần của tài liệu tội đe dọa giết người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)