Áp dụng không tương xứng với mức hình phạt đã được quy định

Một phần của tài liệu tội đe dọa giết người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 67 - 69)

2 .3 Đe dọa giết người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn

3.3.3. Áp dụng không tương xứng với mức hình phạt đã được quy định

trong Bộ luật hình sự năm 1999.

Trong các cơ quan tư pháp hiện nay có rất nhiều người chưa đạt trình độ yêu cầu. Trong công tác đánh giá chứng cứ, áp dụng hình phạt đối với tội đe dọa giết

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 63

người còn mất nhiều sai sót. Chủ yếu là quyết định hình phạt mắc phải sai lầm,

quyết định hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ so với hành vi đe dọa giết người gây ra

hoặc cho người phạm tội hưởng án treo không đúng với những quy định trong điều

luật. Nguyên nhân của sự sai lầm trên là do đánh giá không đúng tính chất mức độ

nguy hiểm của hành vi phạm tội, quan hệ nhân thân người phạm tội. Đặc biệt là việc xác định các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo

không chính xác. Chỉ nhấn mạnh thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về vật chất đã

được khắc phục, mà không xem xét đánh giá những thiệt hại khác cho xã hội, đến

yêu cầu của việc đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.

Có nhiều trường hợp hành vi đe dọa giết người xảy ra nhưng Tòa án áp dụng

hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ hoặc cho hưởng án treo không đúng quy định, không được dư luận đồng tình, không tạo được sự tin tưởng của người dân vào bản

án của Tòa.

Ví dụ: Trong trường hợp sau đây với hành vi ngang tàng của những đối tượng

cần phải có một hình phạt thích đáng, nhằm ngăn chặn tình hình tội phạm lộng hành trên diện rộng nhưng công an Phường chỉ xử phạt hành chính, vụ việc như

sau: Theo đơn tố cáo của Ông Kiều Tiến Ngọc (81 tuổi, cư ngụ Phường An Bình, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai) vào chiều ngày 18-06, Trần Trung Nghĩa là hàng sớm của ông Ngọc kéo theo nhiều người cầm ống sắt mã tấu đến trước cửa

nhà ông chửi bới, dọa chém chết cả nhà ông. Nghĩa rút trong túi ra một cọc tiền và tuyên bố: “Hôm nay tao không lấy máu được tụi mầy thì tao không lấy 18 triệu đồng của thằng Hưng”. Sau đó, Nghĩa móc điện thoai gọi thêm người tới. Đám đông bao vây đập phá cửa nhà ông Ngọc. Do cửa nhà chắc chắn nên nhóm này không lọt vào trong được chỉ đứng ở ngoài ném đá gạch vào trong. Người nhà ông Ngọc điện cho công an phường cầu cứu nhưng chờ hoài không thấy ai tới. Đến khi

ông Ngọc điện gọi cảnh sát 113, thấy cảnh sát xuất hiện nhóm côn đồ của Nghĩa

mới giải tán. Theo ông Ngọc, người tên Hưng có mâu thuẫn với ông trong quan hệ vay mượn tiền bạc. Trước đó vào đêm 07/06 ông Hưng từng xông vào nhà hành hung ông Ngọc khiến ông phải bỏ chạy ra đường. Tiếp đến ngày 17/06, ông Hưng

cùng một số người nữa đứng trước cửa nhà ông Ngọc tay cầm dao, kiếm đe dọa

giết hai người con ông Ngọc. Ngày 20/06, công an phường An Bình có mời ông

Ngọc, ông Hưng cùng tên Nghĩa đến làm việc. Tại buổi làm việc công an phường

chỉ yêu cầu hai bên tự hòa giải mà không lập biên bản xử lý ông Hưng và tên Nghĩa

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 64

nên đã làm đơn khiếu nại nhiều nơi. Trong đơn ông Ngọc còn cho biết thêm công

an phường làm việc với tên Nghĩa rất nhanh rồi cho về, riêng cha con ông phải ở lại

rất lâu để viết tường trình. Thấy vậy con trai ông Ngọc là anh Hinh bức xúc kêu lên “Sao lại bao che cho tên Nghĩa?”. Lập tức một người bận quần đùi, áo thun xấn tới

chỗ con ông Ngọc chửi bới. Sự việc này có nhiều người làm chứng.

Theo ông Nguyễn Tuấn Minh, Phó Trưởng Công an Phường An Bình cho biết,

việc gia đình ông Ngọc bị gây rối, bị đe dọa giết là có thật. Công an Phường An

Bình đã lập biên bản và xử lý tên Nghĩa 300 ngàn đồng20. Như vậy liệu bản án trên

đã là thích đáng chưa đối với hành vi đe dọa giết người của tên Nghĩa. Ở đây

nguyên nhân dẫn đến xác định hình phạt sai nằm ở nhiều khía cạnh khác nhau, công an phường An Bình liệu có công tâm khi chỉ đưa ra bản án phạt tên Nghĩa 300 ngàn đồng. Tại sao không lập biên bản khởi tố tên Nghĩa về hành vi Đe dọa giết người.

Việc áp dụng hình phạt không đúng xuất phát từ việc nhầm lẫn về các dấu hiệu định tội, do vụ án có nhiều tình tiết phức tạp dẫn đến khó khăn trong vấn đề xác định dấu hiệu định khung, xác định khung hình phạt. Mặt khác do tội phạm biểu

hiện với nhiều hình thức khác nhau, nên bản án có sự sai phạm về áp dụng pháp

luật hình sự cũng nhiều hơn và cũng vi phạm phổ biến hơn so với vi phạm pháp

luật về thủ tục.

Như vậy, để xác định mức hình phạt đối với tội đe dọa giết người đúng cần phải

nắm rõ cấu thành tội đe dọa giết người được quy định trên lý thuyết cộng với kinh

nghiệm thực tế từ đó đưa ra kết luận chính xác nhất để áp dụng hình phạt phù hợp

với hành vi nguy hiểm của người có hành vi phạm tội gây ra.

Một phần của tài liệu tội đe dọa giết người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 67 - 69)