So với tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành)

Một phần của tài liệu tội đe dọa giết người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 44 - 47)

2 .3 Đe dọa giết người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn

2.4.1 So với tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành)

- Khái niệm: Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác một

cách trái pháp luật. Hành vi phạm tội giết người xâm phạm đến tính mạng người

khác là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho người khác, chấm dứt sự sống của

họ. Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội này. Lỗi của người

có hành vi phạm tội ở đây là lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.

Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 40

- Giống nhau: Giữa hai tội giết người và đe dọa giết người đều là xâm phạm đến

sức khỏe của người khác. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người bị đe

dọa, họ điều tin rằng mình sẽ bị giết chết và sợ hãi.

- Khác nhau: Sự khác nhau cơ bản giữa tội đe dọa giết người (Điều 103) và tội giết người (Điều 93) được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 như sau:

 Thứ nhất là ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Đối với tội đe dọa giết người thì

người phạm tội sau lời đe dọa lại thực hiện một số hành vi như tìm kiếm phương tiện giết người hoặc chuẩn bị phương tiện giết người. Những hành vi trên chỉ nhằm làm cho người bị đe dọa tưởng mình sẽ bị giết thật chứ

không nhằm tước đoạt tính mạng người bị đe dọa. Chính vì mục đích muốn làm cho người bị đe dọa tưởng mình sẽ bị giết thật chứ không không nhằm tước đoạt tính mạng người bị đe dọa nên hành vi chuẩn bị này người phạm

tội cố ý để cho người bị đe dọa nhìn thấy hoặc người khác nhìn thấy mà

người phạm tội biết chắc rằng người này sẽ nói lại cho người bị đe dọa biết. Còn ở tội giết người hành vi chuẩn bị nhằm tước đoạt tính mạng của người khác, người phạm tội phải thực hiện một cách lén lút không cho ai biết vì nếu để lộ sẽ không thực hiện được hành vi giết người. Đây là dấu hiệu cơ

bản phân biệt giữa tội đe dọa giết người và tội giết người ở giai đoạn chuẩn

bị.

 Thứ hai về mặt khách quan của tội phạm ở tội đe dọa giết người là xâm phạm sự tự do cá nhân còn đối với tội giết người là xâm phạm đến tính mạng người khác.

 Thứ ba về mục đích của hành vi đe dọa giết người là làm cho người bị đe

dọa hoang mang lo sợ rằng mình sẽ bị giết thật, gây ảnh hưởng đến tâm lý,

sức khỏe cuộc sống bình thường của người bị đe dọa. Còn mục đích của

hành vi giết người thì nhằm cướp đi tính mạng của người khác chứ không

nhằm làm cho người bị hại lo sợ. Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc

cấu thành nên tội giết người.

 Thứ tư về mặt chủ quan người có hành vi đe dọa giết người là lỗi cố ý trực

tiếp, người phạm tội thấy trước được hậu quả có thể sẽ xảy ra hoặc tất nhiên sẽ xảy ra nên vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên mới thực hiện hành vi phạm tội. Còn ở tội giết người lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 41

thể nguy hiểm đến tính mạng của người khác thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình người phạm tội

có ý thức để cho hậu quả xảy ra chấp nhận hậu quả đó. Ở tội đe dọa giết người hậu quả xảy ra hoàn toàn là do mong muốn của người có hành vi phạm tội họ biết chắc rằng hậu quả sẽ xảy ra chứ không phải là có thể xảy

ra.

 Thứ năm về mặt chủ thể ở tội đe dọa giết người chỉ có những người từ đủ 16

tuổi mới chịu trách nhiệm hành sự về hành vi phạm tội đe dọa giết người. Vì

các điều khoản quy định trong khoản 1 và khoản 2 Điều 103 là ít nghiêm trọng và nghiêm trọng. Chính vì vậy những người dưới 16 tuổi không phải

chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 103. Còn đối với tội giết người chủ thể

là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi quy định nhất định là từ 14 tuổi trở lên, vì tội giết người là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc

biệt nghiêm trọng.

Ví dụ: Trong trường hợp A và B xảy ra mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm. Chúng ta

có thể phân chia tình huống này ra như sau:

- Tình huống thứ nhất sau khi A nảy sinh mâu thuẫn với B vì quá bực tức nên A tìm cách trả đũa B cho hả dạ. Chính vì vậy A bảo với C rằng mình sẽ đi tìm mua

cây súng đến nhà bắn chết B cho bỏ tức. Sau đó A liền tức tốc lấy tiền bắt xe đi

mua súng. Một vài tiếng sau A mua đem về một cây súng thật. A bảo với C một lát

nữa sẽ sang nhà B bắn B chết. Do C là hàng sớm của B, C lo sợ A sẽ giết chết B

nên vội chạy về báo toàn bộ sự việc cho B biết. Sau khi nghe tin dữ B rất sợ hãi bèn trốn trong nhà khóa chặt cửa lại. Một lát sau, A vát súng sang nhà B thật, lên đạn

súng chĩa thẳng vào nhà B và nói “Nếu thấy B đi ra sẽ bắn chết”. Ngay sau đó lực lượng Công an đã có mặt kịp thời khống chế A và tịch thu cây súng. Như vậy theo

tình huống trên hành vi A đã cấu thành tội đe dọa giết người theo Điều 103, vì việc

thực hiện hành vi phạm tội của A đã cố tình để cho B biết và ý định của A cũng

không nhằm giết chết B mà chỉ nhằm làm cho B sợ hãi cho hả dạ.

- Tình huống thứ hai sau khi nảy sinh mâu thuẫn A câm thù B và quyết định tìm cách giết chết B cho hả giận. A bí mật mua một khẩu súng cùng năm viên đạn. Sau đó xông thẳng vào nhà của B lên đạn bắn ngay vào người B, nhưng rất may chỉ

trúng một bên vai. B được kịp thời cứu chữa nên không nguy hiểm đến tính mạng

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273 42

Như vậy qua hai tình huống trên chúng ta có thể dể dàng nhận thấy, động cơ,

mục đích và hành động của hai tội trên là hoàn toàn khác nhau. Ở tình huống thứ

nhất A chỉ có ý định đe dọa cho B sợ, A không có ý định giết B nên những hành

động của mình - A đều cố tình để lộ cho B biết. Còn ở tình huống thứ 2 mục đích

của A là nhằm giết chết B nên những hành động của A là hoàn toàn bí mật không cho B biết vì nếu B biết sự thật thì sẽ không thực hiện được hành vi giết người.

Ngoài ra trong trường hợp “giết người để che giấu một tội phạm khác điểm g khoản 1 Điều 93”. Đây là trường hợp trước khi giết người, người có hành vi phạm

tội đã thực hiện một tội phạm và để che giấu tội phạm đó nên người phạm tội đã giết người. Thông thường sau khi phạm một tội có nguy cơ bị lộ, người phạm tội

cho rằng chỉ có thể giết người thì hành vi phạm tội mới không bị phát hiện. Giữa

hành vi giết người với hành vi mà người phạm tôi đã thực hiện phải có mối quan hệ

với nhau. Còn ở tội đe dọa giết người thì người có hành vi phạm tội đe dọa giết người với một tội khác là tội phạm bất kỳ không có mối quan hệ với nhau. Về mặt

thời gian, tội phạm mà người có hành vi đe dọa giết người muốn che giấu có thể

xảy ra liền ngay trước với tội giết người, nhưng cũng có thể xảy ra trước đó một

thời gian nhất định. Đối với tội đe dọa giết người, về mặt thời gian hành vi đe dọa

giết người bao giờ cũng được thực hiện sau hành vi phạm tội khác.

Một phần của tài liệu tội đe dọa giết người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 44 - 47)