Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành giấy, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ. " docx (Trang 79 - 82)

II/ Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy

4.Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành giấy, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ

hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ

Để thúc đẩy quá trình ứng dụng công nghệ hiện đại vào ngành, tăng năng lực cạnh tranh, đề nghị Nhà nước cấp vốn ngân sách cho nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đầu tư cho công trình nghiên cứu cải tạo giống cây trồng cho năng suất cao, nghiên cứu ứng dụng những nguyên liệu sẵn có vào sản xuất.

Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát triển thị trường công nghệ, coi sản phẩm nghiên cứu là loại hàng hóa đặc biệt, đi đôi với phát huy tính tự chủ của các tổ chức nghiên cứu khoa học - công nghệ ; coi trọng nhập khẩu và ứng dụng có hiệu quả công nghệ mới tạo động lực về lợi ích để thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ gắn bó với sản xuất, kinh doanh, hướng vào nâng cao năng lực cạnh tranh của từng sản phẩm, từng doanh nghiệp trong ngành. Chính phủ tạo môi trường thúc đẩy các doanh nghiệp đặt hàng cho các tổ chức khoa học - công nghệ, liên kết với nhau nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, thúc đẩy hoạt động tự nghiên cứu, sáng tạo trong các doanh nghiệp. Có chính sách để nhà doanh nghiệp bắt tay với người nghiên cứu, để kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế.

Nhà nước nên có những cơ chế cụ thể cho việc giải quyết nguồn nhân lực để đáp ứng và đi kịp với yêu cầu của các dự án đầu tư xây dựng mới với quy mô lớn và hiện đại. Mở thêm trường đào tạo công nhân kỹ thuật cho ngành, ở cấp đại học và sau đại học, mở thêm khoa về công nghệ sản xuất giấy và liên quan đến công nghệ sản xuất giấy.

Kết luận

Tóm lại, với năng lực cạnh tranh và qui mô sản xuất như hiện nay, để ngành công nghiệp giấy có thể tồn tại và phát triển đủ lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập, cùng với nỗ lực của chính mình, các doanh nghiệp ngành giấy vẫn đang rất cần được sự quan tâm đúng mức của Chính phủ, của xã hội bằng những cơ chế đặc thù riêng cho việc đầu tư phát triển. Chỉ có như vậy, ngành công nghiệp giấy mới hội đủ các điều kiện cần thiết để ổn định và phát triển, chủ động hội nhập vào khu vực,và thực sự trở thành ngành kinh tế chủ lực của công nghiệp Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một số giải pháp mà tác giả trình bày ở trên đây chỉ mang tính đề xuất, các doanh nghiệp trong ngành tùy thuộc vào đặc điểm, nguồn lực của mình mà sẽ xây dựng một cho riêng mình một chiến lược, giải pháp phù hợp, thích ứng với tình hình hoạt động kinh doanh của mình. Với tư duy và kiến thức còn hạn hẹp, nên giải pháp tác giả đưa ra có thể chưa phải tối ưu cho các doanh nghiệp giấy, nhưng tác giả mong rằng, những giải pháp đã đưa ra có thể có một tác dụng nhất định cho ngành và cho các doanh nghiệp của ngành trong cuộc cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ. " docx (Trang 79 - 82)