Khó khăn đối với ngành giấy

Một phần của tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ. " docx (Trang 31 - 34)

- Điều kiện tự nhiên

2. Khó khăn đối với ngành giấy

Tuy ngành giấy Việt Nam có được một số thuận lợi khách quan nói trên, nhưng ngành này cũng gặp rất nhiều khó khăn đặt ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Thứ nhất, nước ta có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào và chi phí nhân công rẻ, nhưng nguồn nhân lực nước ta lại có những điểm yếu nhất định khi so sánh với lao động nước ngoài

- Sức khoẻ hạn chế, độ bền dai rất kém: Sản xuất theo phương pháp công nghiệp trong kinh tế thị trường, và đặc biệt khi hội nhập kinh tế đòi hỏi một cường độ lao động cao hơn và căng thẳng hơn nhiều. Một phần do đặc điểm về sinh học và hình thể thấp bé và nhẹ cân, một phần do phần lớn người Việt Nam xuất thân từ nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, lạc hậu nên khó có thể đáp ứng được một cường độ làm việc cao.

- Tác phong công nghiệp còn ít và chưa được định hình bền chặt: sinh ra và trưởng thành trong một nền sản xuất tiểu nông manh mún, lộn xộn, nhiều người Việt Nam quen làm việc theo kiểu tùy hứng, nước đến chân mới nhảy, không thích hợp tác với nhau, nên khó có sự hợp tác nhịp nhàng, đồng bộ ăn khớp. Mà trong điều kiện hội nhập kinh tế, thì tác phong công nghiệp là một tố chất rất cần thiết đối với người công nhân.

- Hiểu biết chưa đủ sâu rộng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế: do sống và làm việc quá lâu trong môi trường khép kín và dựa dẫm vào Nhà nước, nên người lao động Việt Nam chỉ quen làm việc bằng kinh nghiệm là chính, họ không thấy sự bức xúc lớn của việc sử dụng kiến thức, phương pháp khoa học.

Chính những điểm yếu của nguồn nhân lực là một trong những nguyên nhân làm cho sức cạnh tranh của ngành giấy cũng như nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam không cao. Tác phong công nghiệp yếu kém làm khả

năng phối hợp làm việc, hoạt động của dây chuyền không đồng bộ, nhịp nhàng. Mà trong ngành công nghiệp giấy thì tính đồng bộ, nhịp nhàng lại là một đòi hỏi rất quan trọng, bởi sản xuất giấy phải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, chỉ cần một giai đoạn có vấn đề thì cả dây chuyền sẽ gặp sự cố. Đây là một trong những nguyên nhân làm năng suất lao động kém, hao phí nguyên vật liệu nhiều. Nguồn nhân lực thì nhiều, nhưng những người lao động có trình độ, năng lực, có khả năng tiếp thu công nghệ, đặc biệt là người có trình độ trong ngành, thì lại thiếu dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng công nghệ mới, sử dụng thiết bị hiện đại, hệ thống quản lý cồng kềnh, thiếu hiệu quả.

Thứ hai, công nghệ của ngành khá lạc hậu không chỉ so với các nước trên thế giới, mà ngay cả với các nước trong khu vực Đông Nam á. Đây là khó khăn lớn nhất đối với ngành giấy. Ở Việt Nam có những nhà máy được xây dựng từ năm 60, đến giờ vẫn còn hoạt động và hầu như không được đầu tư, nâng cấp trong 40 năm qua. Cả nước có hàng trăm nhà máy giấy, nhưng công suất nhà máy trung bình thì lại nhỏ, cả nước chỉ có hai nhà máy có công suất lớn hơn 50.000 tấn là Bãi Bằng, Tân Mai, công suất của các nhà máy giấy Việt Nam là khoảng 10.000-15.000 tấn/năm, trong khi của Indonesia là hơn 100.000 tấn/năm. Nguồn lực của ngành lại phân tán trải rộng khắp ba miền, chưa có những khu vực tập trung sản xuất công nghiệp lớn chuyên nghiệp do nguồn nguyên liệu phân bổ không tập trung, lại thường nằm ở các khu vực có hạ tầng cơ sở chưa phát triển. Công nghệ lạc hậu nên đòi hỏi phải đầu tư, nâng cấp, nhưng chi phí vốn đầu tư lớn, suất phí đầu tư cho ngành tương đối lớn (1 800 - 2 200 USD/tấn bột giấy từ cây nguyên liệu và 1 000 - 1 200 USD/tấn giấy từ bột giấy). Khả năng thu hồi vốn lại chậm, do tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận thấp. Hiệu suất thu hồi nội bộ khoảng 11 - 12%/năm đối với các dự án đầu tư mới. Chi phí để xử lý môi trường cao, đặc biệt các dự án đều nằm ở thượng nguồn nên chi phí đầu tư hệ thống xử lý môi trường theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam chiếm khoảng 20 - 25% tổng chi phí đầu tư. Nếu không có

những chính sách đặc thù riêng thì rủi ro sẽ rất lớn. Nên ngành rất khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư vào ngành, đặc biệt là vào vùng nguyên liệu và sản xuất bột giấy. Đây là khó khăn lớn đòi hỏi ngành phải có những chính sách đầu tư phát triển sao cho thật hợp lý, phù hợp với đặc điểm về nguyên liệu và tài chính của Việt Nam.

Thứ ba, do đặc điểm của ngành giấy đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư rất lớn, thời gian đầu tư lại khá dài, đòi hỏi về trình độ công nghệ tương đối cao. Nhưng nước ta vẫn còn nghèo, nguồn lực về tài chính còn yếu, lại có nhiều ngành, nhiều việc đòi hỏi phải được đầu tư, rót vốn ngay, nên ngành giấy nước ta gặp nhiều khó khăn trong việc có được vốn để đầu tư xây dựng nhà máy, phát triển ngành, nâng cao sức cạnh tranh, tiềm lực tài chính của mỗi doanh nghiệp còn nhỏ bé nên chưa thể khai thác hết lợi thế về nguồn nhân lực và nguyên liệu dồi dào.

Một phần của tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ. " docx (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)