- Điều kiện tự nhiên
3. Thực trạng của ngành giấy Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
3.5 Thực trạng về nguồn nguyên liệu
Trong những năm gần đây, ngành giấy đã dần chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất giấy của mình. Các doanh nghiệp đã có thể sản xuất giấy từ bột giấy trong nước, giấy phế liệu trong nước, gỗ nguyên liệu… Nhưng tình hình nguyên liệu để sản xuất giấy vẫn còn một số vấn đề đáng lưu ý, cần phải giải quyết:
- Về bột giấy: do năng lực sản xuất giấy và bột giấy của ngành không tương xứng, nên dù có nhiều cố gắng, nhưng mỗi năm toàn ngành vẫn phải nhập khẩu từ 60.000 – 80.000 tấn bột giấy để về gia công, sản xuất.
- Về gỗ nguyên liệu: nguồn nguyên liệu cây lá rộng được cung cấp khá ổn định (thời điểm hiện nay "cung" và "cầu" đã gần tương đương). Trồng rừng nguyên liệu giấy đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều địa phương trong nước. Nhưng hiện lại diễn ra tình trạng gỗ nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất ở nhiều địa phương, nơi thừa, nơi thiếu cục bộ. Ở phía Bắc, thì nhà máy giấy Bãi Bằng đang ở trong tình trạng dư thừa trong thu mua nguyên liệu giấy, tình hình này đã được dự báo từ lâu do cung đã vượt cầu và cơ chế thu mua một giá. Còn ở phía Nam các nhà máy Đồng Nai, Tân Mai lại phải đi nhập nguyên liệu ở các tỉnh lân cận, hoặc của Lào, Campuchia để đem về sản xuất.
- Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều doanh nghiệp nước ta đã nhập một khối lượng lớn giấy loại của nước ngoài về để gia công, tái chế, do nguồn cung giấy phế liệu trong nước chỉ thu gom được khoảng 200.000 tấn, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều doanh nghiệp sử dụng loại nguyên liệu này.
- Trong nước vẫn chưa sản xuất được nhiều loại hóa chất đặc chủng, nên doanh nghiệp của ngành vẫn phải nhập khẩu chủ yếu từ nước ngoài.