Mục tiêu định hướng phát triển ngành giấy Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ. " docx (Trang 57 - 61)

2010

1. Quan điểm

Mục tiêu phát triển của ngành Công nghiệp Giấy đến năm 2010 là khai thác và phát triển các nguồn lực sản xuất, đảm bảo 85% - 90% nhu cầu tiêu dùng trong nước, từng bước tham gia hội nhập khu vực. Để đạt được mục tiêu đó, ngành giấy đã xác định phương hướng hoạt động trong thời gian tới của mình là phải tích cực đổi mới thiết bị và hiện đại hóa công nghệ, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực có trình độ và tác phong làm việc hiện đại, kết hợp hài hòa giữa đầu tư xây dựng mới với đầu tư chiều sâu, mở rộng các cơ sở hiện có, phát triển vùng nguyên liệu, cân đối giữa tiêu dùng và sản xuất, xuất nhập khẩu, tăng sản lượng, phấn đấu đảm bảo chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa, góp phần tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Ngành đã cụ thể hóa phương hướng hành động của mình bằng việc đưa ra những quan điểm ngành phải tập trung chú ý giải quyết trong chặng đường tới năm 2010, những quan điểm đó như sau:

- Phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam phải đảm bảo tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới, có biện pháp ràng buộc đối tác nước ngoài chuyển giao công nghệ để chúng ta vươn lên chủ động sản xuất từng phần hoặc toàn bộ thiết bị sản xuất, hạn chế tối đa việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ để sản xuất giấy như trước đây. Đồng thời, ngành giấy kết hợp với việc tổ chức sản xuất trong nước một số bộ phận của dây chuyền, thiết bị lẻ và phụ kiện thay thế, nhằm tiết kiệm ngoại tệ; tạo nhanh các điều kiện cho công nghiệp cơ khí trong nước phát triển vươn lên.

- Định hướng phát triển lâu dài của ngành công nghiệp giấy là tập trung vào các dự án quy mô lớn và vừa để đảm bảo sản xuất có hiệu quả, trong giai đoạn phát triển trước mắt có đầu tư các dự án quy mô nhỏ để tận dụng những thế mạnh tại chỗ như nguyên vật liệu, thị trường, nhân lực . . . nhất là các tỉnh miền núi, Tây Nguyên...; Ở một số địa phương, có thể nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nguyên liệu với quy mô nhỏ, sản phẩm không đòi hỏi chất lượng cao, phù hợp với năng lực quản lý, sử dụng lao động tại địa phương.

- Về bố trí quy hoạch: Việc xây dựng các cơ sở sản xuất giấy sẽ được nghiên cứu, đánh giá rất kỹ về địa điểm, đặc điểm nguồn nguyên liệu, nhu cầu thị trường (tại chỗ và trên địa bàn cả nước), điều kiện hạ tầng và khả năng huy động vốn đầu tư để đảm bảo hiệu quả lâu dài. Việc bố trí quy họach phát triển nguồn nguyên liệu giấy phải phù hợp với quy họach chung của ngành nông nghiệp, gắn liền với quy hoạch giống cây trồng, đặc điểm từng vùng về điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu), điều kiện xã hội và phải đi đôi với việc xác định mô hình hợp lý về hệ thống sản xuất và tổ chức quản lý các vùng nguyên liệu cũng như chính sách giá nguyên liệu và phương thức thu mua, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.

- Phát triển công nghiệp giấy, gồm cả vùng nguyên liệu, phải được thực hiện trong mối liên kết chặt chẽ với bảo vệ an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi

trường cảnh quan, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và góp phần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

- Về huy động các nguồn vốn đầu tư: Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để khuyến khích mọi thành phần kinh tế và tranh thủ các nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển ngành giấy. Tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài một cách hợp lý, đảm bảo vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Việc thực hiện phương châm này là tùy thuộc vào đặc điểm của từng dự án, từng địa phương, từng giai đoạn cụ thể để quyết định phương thức đầu tư thích hợp (trong nước tự đầu tư hoặc liên doanh với nước ngoài). Đẩy mạnh chủ chương xã hội hoá đối với ngành giấy; Nhà nước chỉ giữ cổ phần chi phối (khoảng 51%), số cổ phẩn còn lại sẽ áp dụng hình thức cổ phần hoá, huy động nguồn vốn trong xã hội.

- Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp giấy có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành giấy ở nước ta. Ngành giấy sẽ có biện pháp đầu tư sản xuất bột giấy nhằm tăng nhanh sản lượng bột giấy trong nước, phấn đấu đến năm 2005 không phải nhập bột giấy, lệ thuộc vào nước ngoài.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề để có thể nhanh chóng tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất tiên tiến nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh khi nước ta hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới.

2. Mục tiêu của ngành giấy đến năm 2010

Trên cơ sở đánh giá nhu cầu và tình hình sản xuất trong nước, ngành giấy đã xác định những mục tiêu cụ thể ngành cần phải tập trung đạt được trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp giấy gắn với phát triển vùng nguyên liệu đến năm 2010

- Một là, gia tăng sản lượng giấy và bột giấy, đáp ứng nhu cầu trong nước đang gia tăng mạnh mẽ, tiến tới xuất khẩu giấy và bột giấy.

- Hai là, đẩy mạnh trồng cây nguyên liệu giấy để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa.

- Ba là, thúc đẩy đầu tư để mở rộng năng lực sản xuất, đa dạng về chủng loại, mặt hàng ; mở rộng thị trường và tăng ưu thế cạnh tranh của sản phẩm Từ những mục tiêu này ngành giấy đã đề ra các mục tiêu cụ thể. Ngành giấy đang phấn đấu để đến năm 2010 sẽ đạt tổng sản lượng giấy là 1.260.000 tấn/năm (tăng 3,15 lần so với năm 2000) ; sản lượng bột giấy là 2.255.000 tấn/năm (tăng 11,2 lần so với năm 2000). Nước ta không những chủ động được bột giấy trong nước, mà còn có thể xuất khẩu 1.000.000 tấn bột/năm. Đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy và bột giấy theo các mục tiêu trên, không những mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp mà còn góp phần đắc lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (trong đó thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế công - nông - lâm nghiệp của các vùng nằm trong địa bàn xây dựng nhà máy bột giấy và giấy) đồng thời thực hiện được chủ trương của Nhà nước phát triển kinh tế khu vực miền núi và vùng dân tộc, hình thành các vùng nguyên liệu chuyên canh, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đạt được mục tiêu về sản lượng giấy, bột giấy như trên, ngành giấy có nhu cầu về vốn đầu tư lớn, mà cụ thể trong thời gian tới ngành cần thu hút, sử dụng như sau: Vốn đầu tư nhà máy giai đoạn 2003 – 2010 là 1.690 triệu USD

Vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu 1997 - 2010 là 320 triệu USD

Khối lượng vốn đầu tư đến năm 2010 chỉ là định hướng, Bộ Công nghiệp, Tổng công ty Giấy Việt Nam căn cứ điều kiện thực tế để hiệu chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ. " docx (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)