Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập

Một phần của tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ. " docx (Trang 42 - 46)

điều kiện hội nhập

Hội nhập kinh tế quốc tế là việc các quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế tài chính quốc tế, thực hiện tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại đầu tư. Hội nhập là một quá trình tất yếu, một đòi hỏi khách quan đối với bất kể nền kinh tế nào trên thế giới dù lớn hay nhỏ, dù phát triển hay mới chỉ đang phát triển. Bởi, lợi ích của việc hội nhập kinh tế thể hiện ở chỗ. Khi ở tầm vĩ mô nó tạo điều kiện để kết hợp tốt nhất nguồn lực trong nước và quốc tế, giúp tăng cường thu hút nguồn vốn, công nghệ, mở rộng không gian để phát triển kinh tế và có được tiếng nói quan trọng trong quan hệ quốc tế. ở cấp độ mỗi doanh nghiệp thì hội nhập sẽ mở rộng cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường, doanh nghiệp có cơ hội hoạt động trong một môi trường bình đẳng, ổn định, học tập tiếp thu công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài.

Tuy nhiên, việc hội nhập kinh tế cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho chúng ta. Hội nhập có nghĩa là phải cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế, sự bảo hộ của nhà nước đối với sản xuất sẽ phải giảm đi. Do xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trình độ công nghệ yếu kém, tác phong quan liêu để lại từ một thời cách đây không xa, trình độ của nguồn nhân lực còn yếu kém dẫn đến năng lực cạnh tranh của quốc gia, của công nghiệp, của ngành, của doanh nghiệp đều còn yếu kém. Khi chúng ta tham gia vào sân chơi quốc tế rộng lớn, chúng ta sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài cả trên thị trường trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp của chúng ta sẽ phải chiến đấu trong một môi trường nhiều cơ may, nhưng

cũng không ít rủi ro khắc nghiệt, chỉ có những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, có biện pháp chủ động hội nhập kinh tế thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Chính vì lý do đó mà tôi muốn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành giấy hiện tại, và từ đó đề ra biện pháp nhằm giúp ngành này có thể chủ động giữ vững thị trường trong nước và sẵn sàng hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

1. Những thách thức và cơ hội đối với ngành giấy Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

a) Cơ hội

Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam đã, đang và sẽ tạo ra những tác động lớn đối với ngành giấy Việt Nam. Tác động tích cực của nó thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, quá trình hội nhập kinh tế đã cho ngành giấy Việt Nam cơ hội tiếp cận một thị trường rộng lớn và không ngừng mở rộng.

Hội nhập kinh tế làm cho nền kinh tế hướng về xuất khẩu của chúng ta có tốc độ phát triển tương đối nhanh, đời sống của nhân dân được nâng cao, nhu cầu được giải trí, học tập, nghiên cứu của người dân, nhu cầu quảng cáo và bao bì công nghiệp đối với sản xuất tăng khiến cho nhu cầu về giấy và các sản phẩm từ giấy ngày càng tăng. Một thị trường nội địa rộng lớn nhiều tiềm năng cho ngành giấy đang được mở ra, và nó có thể đạt tới hơn 3 triệu tấn vào năm 2020. Vấn đề là ngành phải có biện pháp như thế nào để tiếp cận và khai thác được nó cho hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc hội nhập kinh tế ngoài việc tạo cho ngành giấy Việt Nam cơ hội đối với thị trường trong nước, còn có cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài hết sức rộng lớn. Hiện tại, ngành giấy Việt Nam mới xuất khẩu được một số lượng rất ít các sản phẩm giấy ra nước ngoài, và chủng loại hàng cũng vẫn còn rất đơn giản. Nhưng trong tương lai, khi ngành giấy Việt Nam chủ động được về nguồn nguyên liệu bột giấy thì ngành giấy Việt Nam hoàn

toàn có khả năng xuất khẩu các sản phẩm của mình sang các nước lân cận như Lào, Campuchia, Mianma,Trung Đông,... và có thể xuất khẩu bột giấy cho Trung Quốc, Đài Loan…. những nước có nhu cầu rất lớn về bột giấy để sản xuất giấy.

Thứ hai, việc hội nhập kinh tế của Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho ngành giấy được tiếp xúc với những máy móc, thiết bị hiện đại, tiếp thu nguồn công nghệ tiên tiến của thế giới đồng thời thu hút nguồn vốn đầu tư vào ngành. Nếu như trước đây, công nghệ sản xuất giấy của Việt Nam chủ yếu là có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đông Âu,...với các thế hệ máy lạc hậu từ 30-40 năm so với thế giới, thì hiện nay khi nước ta đang hội nhập mạnh mẽ, ngành giấy Việt Nam đã có những dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại có nguồn gốc từ các nước châu Âu, Nhật, Hàn Quốc như dây chuyền sản xuất giấy in, viết của nhà máy giấy Bãi Bằng, dây chuyền sản xuất bao bì công nghiệp của nhà máy giấy Việt Trì, dây chuyền sản xuất giấy in offset của nhà máy giấy Vạn Điểm... Do xuất phát sau nên ngành giấy có cơ hội để đi tắt đón đầu, tiếp xúc với những công nghệ mới nhất về sản xuất giấy. Ngành giấy Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên đoàn công nghiệp bột giấy và giấy ASEAN, đã có những cuộc tham quan học tập ở các nước bạn, hội thảo chuyên đề với sự góp mặt của nhiều hãng danh tiếng trên thế giới... giúp cho doanh nghiệp được tiếp cận nhiều hơn với những qui trình công nghệ tiên tiến hiện đại của nước ngoài. Hội nhập cũng tạo cơ hội cho ngành giấy Việt Nam cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vào năm 1990 chưa có một doanh nghiệp nước ngoài nào đầu tư vào lĩnh vực này, thì năm 1999 đã có 20 cơ sở hoạt động với 3.000 lao động làm phong phú thêm thị trường và sản phẩm giấy của Việt Nam. Trong tương lai, khi quá trình hội nhập kinh tế của nước ta tiến xa hơn, hình thức liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp giấy trong nước và các công ty giấy lớn của nước ngoài sẽ ngày càng phát triển, tạo cơ hội cho ngành thu hút càng nhiều vốn đầu tư và tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ hiện đại của nước ngoài.

Thứ ba, việc hội nhập kinh tế là một dịp để ngành giấy tự kiểm tra, đánh giá lại thực lực của chính mình, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của quá trình hội nhập kinh tế, những doanh nghiệp nào có năng lực cạnh tranh kém, hoạt động không hiệu quả sẽ bị đào thải, những doanh nghiệp nào có chiến lược hoạt động phù hợp có sản phẩm tốt chất lượng cao không những sẽ tiếp tục tồn tại, mà còn phát triển mạnh hơn. Mỗi doanh nghiệp của ngành sẽ có dịp tự kiểm điểm lại chính mình, tự phấn đấu khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành giấy.

b) Thách thức

Tuy nhiên, giống như một tấm huy chương có hai mặt, mặt phải lấp lánh ánh hào quang và mặt trái xù xì, thô ráp, hội nhập kinh tế không chỉ đem lại cơ hội mà đi kèm với nó là những thách thức, khó khăn phải vượt qua. Xu hướng cắt giảm thuế quan đặt ra trong quá trình hội nhập làm giảm sự bảo hộ của Nhà nước đối với ngành. Điển hình là như theo lộ trình thực hiện AFTA, mức thuế quan sẽ được cắt giảm rất nhiều, có nhiều mặt hàng giấy từ 40 - 50 % xuống còn 20 % và tiếp nữa sẽ giảm xuống chỉ còn 0 - 5 %, không còn các khoản phụ thu, phụ phí đánh vào hàng ngoại nhập nữa, như thế giá hàng ngoại nhập sẽ giảm đi rất nhiều.Trong môi trường cạnh tranh rất khắc nghiệt và khá bình đẳng không còn sự bảo hộ của nhà nước thì năng lực cạnh tranh mạnh hay yếu của một doanh nghiệp, một ngành là yếu tố quyết định phân thắng thua giữa doanh nghiệp của nước này với doanh nghiệp của nước khác. Đối với một ngành, một doanh nghiệp, trước khi có thể nắm bắt được cơ hội đem lại từ hội nhập, thì sẽ phải giải đáp hai câu hỏi “tồn tại hay không tồn tại?“tồn tại bằng cách nào?”. Chỉ những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao mới có thể giải đáp được hai câu hỏi trên, còn không thì chỉ có con đường duy nhất là phá sản và sập tiệm trước sức ép mãnh liệt từ các đối thủ cạnh tranh nước

ngoài hùng mạnh. Đấy chính là thách thức lớn nhất mà quá trình hội nhập đặt ra. Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, nước ta tham gia hội nhập kinh tế từ một xuất phát điểm thấp là nền kinh tế nông nghiệp, công nghệ lạc hậu, nên năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam cũng giống như nhiều ngành khác là rất yếu đặc biệt là đối với các sản phẩm giấy viết và giấy in, theo đánh giá thì hai sản phẩm này của ngành giấy Việt Nam chỉ được xếp vào nhóm có năng lực cạnh tranh yếu. Nếu không có chính sách và biện pháp hợp lý nâng cao năng lực cạnh tranh thì nguy cơ ngành bị xóa tên khỏi bản đồ công nghiệp Việt Nam là không nhỏ. Có 4 nguyên nhân lớn làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, gây ra thách thức cho sự tồn tại của ngành giấy Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ. " docx (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)