0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ. " DOCX (Trang 51 -57 )

- Đầu tư của ngành giấy

2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam

Do ngành giấy là một ngành có cơ cấu mặt hàng khá đa dạng, có hàng chục mặt hàng, trong mỗi mặt hàng lại có những loại hàng khác nhau. Chính vì vậy, để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam, tác giả sẽ sử dụng bảng số liệu dưới đây và chỉ đi vào phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng chính của Việt Nam, hiện đang có nhu cầu và tiềm năng phát triển lớn trong tương lai.

Nhu cầu năm 2002 So sánh Loại giấy Sản xuất năm 2001 Sản xuất Nhập khẩu Tổng cộng % % 1 2 3 4 2/1 3/4 Giấy in báo 35.000 34.335 29.364 63.699 98 46

Giấy in và giấy viết 130.052 135.120 29.833 164.953 104 18

Giấy làm bao bì, các tông 137.727 233.318 72.636 305.954 169 24

Giấy vệ sinh, tissue 17.843 24.000 24.000 135

Giấy tráng 145.251 145.251 100 Giấy vàng mã xuất khẩu 74.278 80.000 80.000 108 Giấy vàng mã dùng trong nước 15.000 18.000 18.000 120 Khác 10.207 12.556 94.470 107.928 132 88 Tổng cộng 420.107 538.231 371.554 909.785 128 41

(Nguồn báo công nghiệp giấy Việt Nam 6/2003)

Giấy in, giấy viết: Trong bối cảnh, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào khu vực và quốc tế. Xu hướng cắt giảm thuế quan đối với các sản phẩm giấy là rất nhanh, và rất mạnh. Trong thời điểm hiện tại, khi lộ trình cắt

giảm thuế quan của AFTA đang được thực hiện mạnh, thuế suất của các mặt hàng giấy in, giấy viết giảm từ 40 – 50% xuống còn 20%, và sẽ giảm xuống 0 – 5 % vào năm 2006, các khoản phụ thụ đánh vào mặt hàng này cũng phải xóa bỏ, và khi Việt Nam tham gia vào WTO thì cũng phải có mức giảm thuế tương tự cho sản phẩm của đại gia sản xuất trong khu vực như Nhật, Đài Loan, Mỹ. Vậy nên, hiện nay, tuy các sản phẩm giấy in, giấy viết của Việt Nam vẫn còn giữ được 80 – 90 % thị trường, nhưng con số thị phần kia không phản ánh được chân thực bức tranh về thị trường. Giấy in, giấy viết sản xuất trong nước khó có thể cạnh tranh với hàng nước ngoài về giá cả và chất lượng. Dấu hiệu thể hiện sự khó khăn đối với các doanh nghiệp trong nước sản xuất mặt hàng này là lượng hàng tồn kho ngày càng lớn. Chín tháng đầu năm 2003, chỉ riêng Tổng công ty giấy Việt Nam dù đã đóng máy một thời gian để tiêu thụ hết hàng tồn kho, áp dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy tiêu thụ hàng, nhưng vẫn bị tồn 23.250 tấn sản phẩm giấy các loại, trong đó phần lớn là các sản phẩm giấy in và giấy viết. Các loại giấy in, giấy viết nhập khẩu từ Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan hiện được bán ra tới tay người dùng với giá từ 12,6 -14 triệu đồng/tấn, tương đương với giá bán giấy in, giấy viết của tổng công ty giấy nói chung, nhà sản xuất giấy in, giấy viết lớn nhất trong nước, và cao hơn một chút so với giá giấy của công ty giấy Bãi Bằng. Mức giá ở thời điểm này của hàng nước ngoài, cụ thể là của các nước ASEAN còn cao là do giá giấy trên thị trường thế giới đang ở mức cao, và hàng của Nhật, Đài Loan vẫn phải chịu thuế cao, nhưng trong tương lại thì chắc chắn mức giá này của hàng nước ngoài sẽ giảm xuống nhiều. Mặc dù, hiện tại, giá giấy nội và ngoại không chênh nhau nhiều, nhưng các nhà xuất bản, công ty in đang bắt đầu quay sang sử dụng giấy nhập khẩu nhiều hơn do giấy ngoại có chất lượng tốt hơn, với rất nhiều ưu điểm nổi trội như: Độ trắng cao hơn, bề mặt nhẵn mịn, mỏng hơn, lại dai hơn, hút mực tốt hơn nên in được nhiều hơn khoảng 10% so với giấy trong nước, tỷ lệ phế phẩm trong quá trình sản xuất ít hơn. Dù hiện nay, chất lượng

giấy in, giấy viết của các công ty lớn của chúng ta như Bãi Bằng, Tân Mai đã được nâng cao hơn rất nhiều so với trước nhưng vẫn chưa thể tương đương được với chất lượng hàng nhập khẩu. Như vậy, giấy in, giấy viết của ta kém thế hơn nước ngoài cả về giá lẫn chất lượng, các doanh nghiệp sản xuất loại sản phẩm này phải nhanh chóng phải có biện pháp đối phó, nếu không sang năm 2004, cơn bão giấy in, giấy viết ngoại sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam, đánh bật các doanh nghiệp truyền thống của ta ra khỏi thị trường này.

Sản phẩm giấy in báo: tình hình của sản phẩm này cũng hoàn toàn trong hoàn cảnh tương tự. Mặc dù Nhà nước đã có biện pháp bảo hộ, song giá thành sản xuất giấy in báo luôn cao hơn giá bán trên thị trường trong nước và sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Hiện tại, giá giấy in báo của Tổng công ty Giấy là 8.980.000 đ/tấn (bao gồm cả thuế VAT), giá giấy in báo nhập khẩu từ Mỹ, Nga, Indonesia, Malaysia... cũng được chào bán với giá từ 8,9 - 9 triệu đồng/tấn, giấy nước ngoài lại dôi hơn, chất giấy đẹp hơn. Năm 2002, trước thời điểm cắt giảm thuế theo AFTA, tình hình đối với các doanh nghiệp sản xuất giấy báo đã khá bi đát, nước ta sản xuất được 34.000 tấn (bằng 98% so với năm 2001) thì cũng có tới hơn 29.000 tấn giấy báo được nhập vào, cạnh tranh quyết liệt với hàng nội và chiếm mất gần 1/2 thị phần trong nước. Tình trạng này đã dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của nhiều DN sản xuất mặt hàng này luôn lỗ. Cụ thể, năm 2001, sản phẩm giấy in báo của công ty giấy Tân Mai lỗ 10.409 triệu đồng, năm 2002 lỗ 17.989 triệu đồng, năm 2003 lỗ 17.500 triệu đồng và năm 2004 dự kiến sẽ lỗ tới 90.180 triệu đồng. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm này đang được đặt trong tình trạng báo động, cần có sự quan tâm, hỗ trợ thích đáng.

Sản phẩm giấy bao bì công nghiệp: Đây là một lĩnh vực sản xuất hiện có nhu cầu rất lớn, hiện các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này vẫn chưa đáp

ứng được hết nhu cầu trong nước. Dự báo đến năm 2020 thì nhu cầu về bao bì công nghiệp sẽ lên tới 1.729.000 tấn, chiếm gần 1/2 nhu cầu về giấy và sản phẩm từ giấy, lý do là khi xã hội ngày càng phát triển thì sản phẩm của các ngành khác rất cần được sự bảo quản, che trở khi cung cấp đến tay người tiêu dùng. Thường thì có rất nhiều loại bao bì khác nhau, nhưng bao bì bằng chất liệu giấy ngày nay đang được ưa chuộng do đặc tính của nó (không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dùng, có thể dễ dàng tái sinh, thu hồi, tái sử dụng, ít ảnh hưởng đến môi trường). Trong tương lai, bao bì bằng giấy sẽ là sự lựa chọn số một của các nhà sản xuất và của xã hội, và dần thay thế các loại bao bì bằng thay cho các loại bao bì như ni lon, nhựa... Thị trường của giấy bao bì công nghiệp ở nước ta được đánh giá là sẽ khá lớn, tăng đều cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp như xi măng, phân bón, chế biến thủy hải sản….thị trường ở các đô thị lớn với nhiều sản phẩm hàng hoá đa dạng tràn ngập cũng sẽ là tiềm năng để phát triển cho công nghiệp sản xuất giấy bao bì. Hiện tại, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này so với hàng nước ngoài là khá tốt, đặc biệt là các sản phẩm bao bì carton. Chất lượng của các sản phẩm bao bì do doanh nghiệp trong nước sản xuất hiện tuy chưa cao, nhưng tạm thời vẫn đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước, trong khi đó giá cả lại rẻ hơn rất nhiều, như giá bao bì carton rẻ hơn giấy ngoại nhập đến 40 %, trong khi thuế suất đối với mặt hàng này cũng chỉ là 5%. Đối với mặt hàng này thì doanh nghiệp giấy Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh và chiến thắng hàng nước ngoài, chiếm lĩnh được thị trường trong nước. Nguyên nhân của việc này là bởi dây chuyền sản xuất bao bì công nghiệp không đòi hỏi chi phí đầu tư quá lớn, nguyên liệu cũng không quá cầu kỳ. Trong năm 2002, nước ta sản xuất được 233.000 tấn, nhưng cung vẫn chưa đáp ứng được hết cầu của nền kinh tế, nên ta đã phải nhập bổ sung 72.000 tấn để phục vụ nhu cầu trong nước. Trong năm 2003, khi nhiều dây chuyền sản xuất mới được lắp đặt và đi vào hoạt động thì sẽ làm giảm khối lượng hàng nhập

khẩu. Tuy nhiên, ngành giấy Việt Nam hiện tại mới có thể sản xuất được các loại bao bì cấp thấp còn loại bao bì cấp cao như giấy duplex thì vẫn chủ yếu là sân chơi của các công ty nước ngoài. Chính vì vậy trong tương lai ngành giấy Việt Nam có thể cạnh tranh được, nhưng cần chú ý đầu tư phát triển sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm để theo kịp yêu cầu của thị trường, đồng thời đầu tư, phát triển các loại sản phẩm bao bì cấp cao.

Sản phẩm giấy tissue (giấy lụa, giấy lau): trước đây, nhu cầu sử dụng giấy vệ sinh còn khá hạn chế, nhưng từ khi đời sống được cải thiện và xuất hiện các siêu thị, liên doanh nước ngoài tham gia vào thị trường, thị trường này ngày càng có nhu cầu cao hơn cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong vài năm tới đây cũng sẽ là một mặt hàng có tiềm năng rất lớn, nhất là những sản phẩm giấy vệ sinh cấp thấp và trung bình vì điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân còn thấp nên loại giấy cao cấp còn chiếm một thị phần rất ít. Hiện tại, dù thuế suất với mặt hàng này là khá thấp, nhưng sản phẩm nước ngoài cũng khó cạnh tranh với hàng trong nước sản xuất do đặc điểm của loại sản phẩm này là tương đối cồng kềnh nên chi phí vận chuyển sẽ rất cao, hàng nhập khẩu khó có khả năng cạnh tranh về giá cả với sản phẩm trong nước. Sản phẩm giấy tissue Việt Nam sản xuất đang chiếm lĩnh thị trường sản phẩm cấp thấp và trung bình, còn ở thị sản phẩm cấp cao thì cũng đang cạnh tranh quyết liệt với hàng ngoại nhập với một số nhãn hiệu như Pulpy, Bapaco, Trúc Bạch,…. Doanh nghiệp thành công nhất trên thị trường giấy tissue Việt Nam hiện nay là công ty New toyo, một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sản phẩm của doanh nghiệp này có mặt trên cả thị trường bình dân, trung cấp và cao cấp, và đều được người tiêu dùng tín nhiệm. Giấy tissue hiện không chỉ là lĩnh vực của các công ty ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty giấy Bãi Bằng cũng đã đầu tư một dây chuyền sản xuất giấy tissue trị giá trên 100 tỷ đồng tại nhà máy gỗ Cầu Đuống làm phong phú thêm thị trường giấy tissue trong nước. Đây là dây chuyền hoàn toàn mới, hiện đại nhất Đông

Nam Á, sản lượng 10.000 tấn/năm, nên sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh lớn. Vấn đề của công ty là phải có biện pháp tăng cường tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến thương mại để người tiêu dùng biết đến, quen thuộc và tín nhiệm sản phẩm. Dự đoán hàng Việt Nam vẫn sẽ giữ được thị trường trong nước và có khả năng thâm nhập thị trường một số nước khác.

Giấy tráng: Đây là một loại mặt hàng cao cấp, nhu cầu đối với loại sản phẩm này là khá lớn do nhu cầu in ấn, quảng cáo của các doanh nghiệp ngày càng tăng, năm 2002, nước ta đã nhập khẩu tới 145.251 tấn ( chiếm 39% tổng số hàng nhập khẩu ). Tuy vậy, hiện tại trong nước chưa sản xuất được loại mặt hàng này và để mặc sức cho các công ty của Hàn Quốc, Nhật và Indo thao túng thị trường này. Hiện tại, có một số doanh nghiệp trong ngành cũng đang đầu tư vào dây chuyền sản xuất mặt hàng này, trong đó lớn nhất là dây chuyền sản xuất giấy tráng của công ty giấy Bình An với công suất 45.000 tấn/năm. Lúc này, chưa thể đánh giá được xem giấy tráng của Việt Nam có khả năng cạnh tranh được với hàng ngoại nhập hay không? Nhưng chắc chắn sẽ rất khó khăn, bởi sản phẩm trong nước dù đầu tư dây chuyền thiết bị đã qua sử dụng nhưng do mới đầu tư, nên sẽ phải chịu chi phí khấu hao và lãi suất ngân hàng lớn, mà thuế suất đối với mặt hàng này lại không cao, hiện thời là khoảng 10% thuế nhập khẩu đối với hàng ngoài ASEAN, 5% đối với hàng của các nước ASEAN.

Nhìn toàn cảnh bức tranh của ngành giấy Việt Nam ở trên, ta có thể đưa ra một nhận xét rằng, hiện tại nhìn chung, ngành giấy Việt Nam đang có khả năng cạnh tranh đối với một số mặt hàng đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, yêu cầu chất lượng ở mức trung bình. Tuy nhiên, đối với những mặt hàng cấp cao, đòi hỏi chất lượng và thiết bị công nghệ cao thì năng lực cạnh tranh của ngành còn kém, cả về chất lượng và giá cả đều vẫn chưa sánh được với hàng nước ngoài. Trong thời gian tới, ngành cần có biện pháp khắc phục tình hình này,

dần dần nâng cao chất lượng hàng, tiết kiệm chi phí giảm giá thành sản phẩm, đặc biệt đối với mặt hàng chất lượng cao thì phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình đầu tư theo kịp quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì mới có khả năng cạnh tranh được.

Chương III

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ. " DOCX (Trang 51 -57 )

×