II/ Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy
3. Áp dụng biện pháp giảm chi phí, nâng cao chất lượng
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp trong ngành giấy Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp để hạ giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh. Song giá thành vẫn còn cao, nên sức cạnh tranh của hàng hóa thấp hơn so với hàng hoá đến từ các nước khác. Muốn cố gắng tiết kiệm, giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp trong ngành, ngoài việc tiến hành đầu tư máy móc, công nghệ mới, nâng cao trình độ quản lý, theo tôi doanh nghiệp cũng còn nên tiến hành một số biện pháp như sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của nhân viên về việc tiết kiệm, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh. Nhận thức về tầm quan trọng của việc tiết kiệm, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh có ý nghĩa chiến lược sống còn đối với doanh nghiệp và với ngành giấy, nên phải xây dựng nhận thức về việc tiết kiệm, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh cho tất cả mọi thành viên trong ngành từ cán bộ cấp cao đến người công nhân bình thường, dấy lên và thường xuyên duy trì phong trao coi việc hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh, để tư tưởng đó ăn sâu vào tiềm thức của người công nhân. Kinh nghiệm của Nhật nhiều thập kỷ qua cho thấy với mô hình phát triển doanh nghiệp dựa trên sức mạnh của cộng đồng, đã làm cho từ chủ hãng đến người công nhân, nhất cử nhất động luôn luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng và giảm giá thành hàng hóa để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Như thế, người lao động sẽ hăng say làm việc, coi công việc của công ty, của xí nghiệp cũng chính là công việc của chính mình, coi tài sản của công ty như tài sản của chính mình, họ coi việc đi làm muộn, lãng phí nguyên vật liệu, lãn công, làm ra một sản phẩm chất lượng thấp là nỗi day dứt của mình, là có lỗi với bản thân, với công ty, vì họ đã làm cho sức cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp suy giảm, họ luôn luôn tìm tòi biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu. Đối với một ngành sử dụng nhiều nguyên liệu đầu vào, điều kiện đầu tư cho công nghệ để giảm chi phí, nâng cao chất lượng của ngành còn khó khăn, thì việc nâng cao nhận thức về tiết kiệm và năng lực cạnh tranh là một biện pháp mà ngành có thể áp dụng một cách đơn giản và hiệu quả.
Thứ hai, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng. Doanh nghiệp của ngành nên áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng. Các doanh nghiệp có thể bỏ hàng tỉ đồng để đầu tư, máy móc nhà xưởng, thì cũng nên bỏ 1/10 số tiền đó ra để áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng. Bởi lợi ích của nó không chỉ là một “tấm áo đẹp” để đi triển lãm, quảng cáo mà còn là một biện
pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn khách hàng, cải tiến chất lượng, tăng cường sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý nhằm giảm chi phí, phát huy nội lực, đạt được sự phát triển bền vững, lâu dài, nếu doanh nghiệp biết cách áp dụng và sử dụng đúng, hiệu quả. Nó không phải là một khoản chi phí doanh nghiệp bất đắc dĩ phải bỏ ra, mà là một khoản đầu tư cho chất lượng thực sự, trong đó đặt hiệu quả lên hàng đầu. Hiện tại, trong ngành mới chỉ có một số ít các doanh nghiệp ( Bãi Bằng, Tân Mai, cổ phần giấy Sài Gòn ) áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, và thực tế đã chứng minh rằng những doanh nghiệp này cũng đã đạt được một số kết quả tốt, chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn so với trước và so với các doanh nghiệp không áp dụng, giảm được chi phí, sản phẩm bị hỏng và ô nhiễm môi trường. Sản phẩm của các doanh nghiệp này đã được người tiêu dùng tín nhiệm qua các cuộc bình chọn “hàng Việt Nam chất lượng cao”. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang và sẽ áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, cũng phải lưu tâm đến một số điểm sau để việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đạt được hiệu quả cao nhất
- Mục đích của hệ thống tiêu chuẩn chất lượng là nhằm giảm chi phí , nâng cao năng lực cạnh tranh và kết quả kinh doanh, thông qua công tác quản lý để làm ra những sản phẩm có chất lượng theo ý muốn, chứ không phải là nhận một tờ giấy chứng nhận sản phẩm.
- Không nên đánh đồng giá trị của chứng chỉ về HTQLCL với giá trị của HTQLCL được chứng nhận. Không nên coi mục tiêu được chứng chỉ là trọng yếu, mà phải coi việc thực hiện HTQLCL sao cho có hiệu quả mới là quan trọng.
- Để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả, doanh nghiệp phải biết cách sử dụng, và sử dụng có hiệu quả, chứ không chỉ là sở hữu hệ thống quản lý chất lượng để đem khoe nó như một “tấm áo đẹp”.
- Khi áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, phải thực hiện một cách thường xuyên, liên tục với mục đích rõ ràng.
- Trong quá trình thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt một số nguyên tắc sau:
+ Coi trọng vai trò con người trong hoạt động sản xuất, kinh doanh + “Chất lượng là trên hết”
+ Quản lý theo văn bản. + Nguyên tắc kiểm tra + Nguyên tắc toàn diện + Nguyên tắc đồng bộ + Nguyên tắc kế hoạch