Biểu hiện của quan hệ quyền thế thông qua việc tuân thủ các nguyên lý hội thoại (nguyên lý cộng tác, nguyên lý lịch sự)

Một phần của tài liệu Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (khảo sát trên tư liệu một số truyện ngắn hiện đại) (Trang 93 - 103)

- Đấy(4): Thường đứng cuối câu để tạo câu cảm thán nhưng có tính thông báo một thông tin bất ngờ: Nghe nói con bé đó là hoa khôi của trường đấy!

3.2.2.Biểu hiện của quan hệ quyền thế thông qua việc tuân thủ các nguyên lý hội thoại (nguyên lý cộng tác, nguyên lý lịch sự)

nguyên lý hội thoại (nguyên lý cộng tác, nguyên lý lịch sự)

Mỗi người khi tham gia một cuộc giao tiếp bất kỳ đều cần tuân thủ các nguyên lý hội thoại cơ bản nhất để đảm bảo cuộc giao tiếp đạt tới đích cuối cùng. Việc tuân thủ hay vi phạm các nguyên lý hội thoại bên cạnh tác dụng thực hiện các chiến lược giao tiếp của mỗi bên tham gia, nó còn nhằm một nhiệm vụ quan trọng nữa, đó chính là góp phần thể hiện áp lực quyền thế giữa các nhân vật giao tiếp trong quá trình hội thoại. ở nội dung này, chúng ta sẽ tiếp tục khảo sát mối

quan hệ vị thế thông qua sự tuân thủ hay cố tình vi phạm các nguyên lý hội thoại (bao gồm hai nguyên lý cơ bản nhất là nguyên lý cộng tác và nguyên lý lịch sự) của các nhân vật giao tiếp. Đồng thời thông qua đó, chúng ta còn có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng hay tính chi phối của các nhân tố giao tiếp đến áp lực quyền thế xuất hiện trong cuộc thoại như tuổi tác, giới tính…

Xét hội thoại 8:

Một anh họa sĩ râu tóc như ma nhanh nhẩu chìa bao ba số tới trước mặt Hưng. - Mời sếp.

- Lửa, thưa sếp. - Cân đối rồi chứ hả? - Vâng. Tuyệt.

- Mắt tôi còn nhìn chuẩn hơn mắt các ông họa sĩ đấy.

- Dạ! Cái đó thì quá đúng. Mắt của giám đốc thì phải siêu chứ ạ. Hưng cười khoái trá.

- Tí nữa sếp thanh toán nốt cho anh em triệu ba.

- Được thôi. Nhưng các ông chém hơi ghê răng đấy nhá.

- Đâu dám thế ạ. Ông anh… à thưa sếp, sếp cứ khảo giá thoải mái. Tụi em là hữu nghị bậc nhất đấy ạ. (…)

- Xin lỗi ông. Tôi không phải là con vịt đâu. Biết nhau cả.

- Sếp cứ quá lời. Tí nữa sếp thanh toán nốt để bọn em còn đi trả tiền vật liệu.” (Nguyễn Đình Chính - Mùa hè vội vã - 140) Đây là cuộc thoại giữa một anh chàng họa sĩ thất nghiệp chuyên kẻ biển quảng cáo thuê và Hưng (một tay buôn lậu có tiếng và cũng là giám đốc công ty nơi thuê anh chàng họa sĩ trên) để thương lượng về tiền công. Xét về quan hệ quyền thế, rõ ràng Hưng ở vị thế cao hơn hẳn so với anh chàng họa sĩ do những

yếu tố về tuổi tác, địa vị xã hội, điều kiện vật chất, bối cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp... Chính điều này sẽ chi phối đến việc ứng xử của hai nhân vật trước hai nguyên lý hội thoại cơ bản.

Thứ nhất, về phía anh chàng họa sĩ, do mục đích là thuyết phục Hưng về giá cả công việc nên đã chủ động giữ nguyên vị thế thấp của mình đồng thời thực hiện các chiến lược giao tiếp như đề cao đối phương (cách xưng hô “sếp - em”; các tiểu từ tình thái đi kèm: dạ, vâng, chứ ạ; ); tâng bốc, khen ngợi, nâng cao vai trò của đối phương (“Vâng. Tuyệt.”; “Cái đó thì quá đúng. Mắt của giám đốc thì phải siêu chứ ạ”…). Bên cạnh đó, nhân vật này lại vi phạm nguyên lý cộng tác hội thoại, cụ thể là phương châm về lượng, cung cấp thừa thông tin so với nhu cầu của đối phương: “Ông anh… à thưa sếp, sếp cứ khảo giá thoải mái. Tụi em là hữu nghị bậc nhất đấy ạ”; “Tí nữa sếp thanh toán nốt để bọn em còn đi trả tiền vật liệu”. Tuy nhiên đây là sự vi phạm một cách có chủ ý để thực hiện chiến lược giao tiếp là thoả thuận được về giá cả với đối phương.

Thứ hai, về phía nhân vật Hưng, do ý thức được vị thế cao của mình nên cố ý tăng áp lực quyền thế hội thoại bằng các hành vi làm phương hại đến thể diện của đối phương, cụ thể là hành vi phê phán, kết tội: “Nhưng các ông chém hơi ghê răng đấy nhá”; hành vi chế giễu: “Tôi không phải là con vịt đâu. Biết nhau cả”... Như vậy, khi người nói ở vị thế cao muốn khẳng định vị thế của mình đã thực hiện các hành vi làm phương hại thể diện đối phương, tức là vi phạm nguyên lý lịch sự; ngược lại, khi người nói ở vị thế thấp nhưng muốn giữ nguyên vị thế của mình đồng thời đề cao đối phương thì lại chủ động tuân thủ nguyên lý lịch sự trong khi vi phạm nguyên lý cộng tác hội thoại.

Xét tiếp hội thoại 9:

- Tôi có thể giúp gì được cô? Hồng Loan nhìn ông lấm lét:

- Thưa thầy, em muốn làm luận án về đề tài thay đổi cấu trúc gen ở chuột dưới tác động của chất độc màu da cam.

Ông Hoàng không nhìn cô, gật đầu nhát gừng: - Được đấy, thú vị đấy!

Hồng Loan mừng rỡ:

- Vậy là thầy đồng ý giúp em?

- Tôi chả giúp cô, tôi cũng đang muốn làm sáng tỏ vấn đề này.”

(Phan Cao Toại - Thiếu phụ đồng trinh - 259) Cuộc thoại này diễn ra giữa nhân vật Hoàng - một vị giáo sư có tiếng và Hồng Loan - một nữ sinh viên đang muốn nhờ ông hướng dẫn làm luận án, trong bối cảnh giao tiếp là thư viện trường. Xét về vị thế xã hội, rõ ràng ông Hoàng ở vị thế cao hơn so với Loan do các yếu tố về tuổi tác, địa vị xã hội, giới tính, kinh nghiệm cũng như trình độ cao trong chuyên môn; hơn nữa Hồng Loan đang đề nghị để được ông giúp đỡ… Và vị thế tuyệt đối này đã được nhân vật khẳng định thông qua việc sử dụng chiến lược lịch sự âm tính ngay trong lời thoại mở đầu cuộc giao tiếp, nêu câu hỏi xác định khoảng cách nhất định giữa hai người (“Tôi có thể giúp gì được cô?”). Trong lời thoại thứ hai của mình, ông tiếp tục sử dụng chiến lược lịch sự dương tính bằng cách đưa ra lời khen ngợi, khích lệ về đề tài luận án mà cô sinh viên nêu lên (“Được đấy, thú vị đấy!”). Tuy nhiên, ở lời thoại cuối cùng và cũng là kết thúc cuộc trò chuyện, ông Hoàng lại cố tình vi phạm phương châm lượng trong nguyên lý cộng tác hội thoại khi đưa ra phát ngôn chứa đựng lượng thông tin nhiều hơn so với yêu cầu đòi hỏi (“…tôi cũng đang muốn làm sáng tỏ vấn đề này”). Đồng thời, lời thoại thứ ba này của nhân vật còn

vi phạm nguyên lý lịch sự trong giao tiếp khi ông Hoàng đưa ra lời phủ nhận và giải thích khá thẳng thắn về mục đích hành động của mình, điều này cũng đồng nghĩa với việc làm phương hại thể diện đối phương (“Tôi chả giúp cô,…”).

Trở lại với lời thoại của nhân vật Hồng Loan, chúng ta thấy rằng nhân vật tỏ ra khá tự ti, nhận thức rất rõ vị thế thấp vốn có của mình và cũng muốn giữ nguyên vị thế ấy. Điều này thể hiện ở việc nhân vật tuân thủ nguyên lý cộng tác, đồng thời sử dụng chiến lược tôn trọng, đề cao người đối thoại (“Thưa thầy, em muốn làm luận án về đề tài thay đổi cấu trúc gen ở chuột dưới tác động của chất độc màu da cam”). Bên cạnh đó, ở đoạn thoại này cũng cần nhắc đến ảnh hưởng của các nhân tố giao tiếp đến ngôn ngữ nhân vật; trong đó nổi bật hơn cả là các nhân tố về tuổi tác, địa vị xã hội, mục đích giao tiếp…

Xét tiếp hội thoại 10:

- Cháu xin lỗi dì, cháu về muộn.

- Dạo này cháu hay về muộn quá. Bài vở căng thẳng quá hay sao? - Vâng ạ. Với cả…

Tôi bỏ dở câu nói. Vào toa lét, bấm núm khóa an toàn rồi dội ào ào. Tiếng dì vói vào:

- Con gái con đứa, đi mới về chưa ráo mồ hôi đã dội nước. Có ngày cảm đấy cháu ạ. Cháu có bạn rồi phải không?

Trong làn nước, tôi cười vui vẻ: - Cháu nhiều bạn lắm dì ạ.

- Bạn trẻ hay bạn già? Có như cái con bé ấy không? Nếu cũng giống như nó là dì không dì cháu nữa đâu.”

Khác với các đoạn hội thoại đã xét trên, đến đây ta gặp cuộc trò chuyện khá thân mật, thoải mái giữa hai nhân vật có quan hệ thân tộc với nhau, đó là cô gái tên Kỳ (tên nhân vật “tôi”) và dì Chân (dì của Kỳ). Xét đặc điểm các vai giao tiếp thì nhân vật dì Chân rõ ràng ở vị thế cao hơn so với cô cháu gái do thứ bậc tôn ty trong gia đình (dì - cháu), tuổi tác, điều kiện vật chất (nhà dì giàu có, ở thành phố và Kỳ đang ở nhờ)… Xét thái độ ứng xử của các nhân vật với các nguyên lý hội thoại sẽ thấy rõ hơn vị thế của họ trong cuộc thoại.

Trong ba lời thoại của nhân vật Kỳ, ta thấy nhân vật không chỉ tuân thủ nguyên lý cộng tác mà còn chủ động thực hiện khá nhiều các chiến lược lịch sự trong giao tiếp. Cụ thể là chiến lược lịch sự âm tính - nhận lỗi (“Cháu xin lỗi dì, cháu về muộn”); chiến lược lịch sự âm tính - tôn trọng người đối thoại (“Vâng ”; “Cháu nhiều bạn lắm dì ạ”…). Điều này chứng tỏ nhân vật Kỳ khá tự ti, muốn giữ nguyên vị thế thấp vốn có của mình trước người dì.

Trong khi đó, nhân vật dì Chân lại cố tình thực hiện các hành vi làm phương hại thể diện đối phương như: phê bình, nhắc nhở (“Con gái con đứa, đi mới về chưa ráo mồ hôi đã dội nước”); khuyến cáo, ra điều kiện, can thiệp tự do cá nhân của đối phương (“Có ngày cảm đấy cháu ạ”; “Nếu cũng giống như nó là dì không dì cháu nữa đâu”…). Mặt khác, ở lời thoại của nhân vật này còn thể hiện sự vi phạm phương châm lượng trong nguyên lý cộng tác hội thoại khi đưa ra lượng thông tin nhiều hơn nó được đòi hỏi (“Dạo này cháu hay về muộn quá. Bài vở căng thẳng quá hay sao?”; “Bạn trẻ hay bạn già? Có như cái con bé ấy không?”).

Từ các kết quả phân tích trên chứng tỏ rằng, xét mối quan hệ quyền thế giữa hai nhân vật thì nhân vật Kỳ do ở vị thế thấp hơn nên đã chủ động tuân thủ các nguyên lý cộng tác cũng như nguyên lý lịch sự (thực hiện các chiến lược lịch

sự âm tính); trong khi đó nhân vật dì Chân lại khẳng định vị thế cao hơn của mình bằng việc cố tình vi phạm các nguyên lý hội thoại cơ bản này; thực hiện các hành vi làm phương hại đến thể diện của người đối thoại. Mặt khác, các nhân vật sở dĩ có được vị thế này và duy trì nó trong suốt quá trình giao tiếp là do chịu ảnh hưởng của các nhân tố giao tiếp, tiêu biểu là nhân tố về thứ bậc tôn ty trong quan hệ thân tộc, tuổi tác, điều kiện vật chất…

Hội thoại 10 một lần nữa đã khẳng định việc tuân thủ hay vi phạm các nguyên lý hội thoại của người nói đều là nhằm những chiến lược giao tiếp nhất định. Thông qua đó, người nói có thể tỏ rõ vị thế cũng như xác định khoảng cách giao tiếp với đối phương. Đến đây có thể rút ra một số nhận xét về biểu hiện của mối quan hệ quyền thế trong hội thoại thông qua thái độ ứng xử của các nhân vật giao tiếp với hai nguyên lý hội thoại cơ bản:

- Một là, cả nhân vật A (người có vị thế cao) và nhân vật B (người có vị thế thấp hơn) đều chủ động sử dụng các chiến lược lịch sự trong giao tiếp, bao gồm cả các chiến lược lịch sự âm tính và lịch sự dương tính nhằm đạt được mục đích giao tiếp của mình.

- Hai là, cả hai nhân vật A và B đều có khả năng tuân thủ hay vi phạm nguyên lý cộng tác hội thoại nhưng tần số và mức độ vi phạm của A thường cao hơn B; ngoài ra trong bốn phương châm của nguyên lý này thì phương châm về lượng thường bị vi phạm nhiều hơn cả.

- Ba là, nhân vật A khi muốn khẳng định vị thế của mình thì thường cố tình thực hiện các hành vi làm phương hại đến thể diện của đối phương thông qua các hành vi như chế giễu, dọa nạt, khuyên nhủ, can thiệp vào tự do cá nhân... Điều này hầu như không thấy xuất hiện trong các lời thoại của nhân vật B.

- Bốn là, trong số các nhân tố giao tiếp ảnh hưởng đến áp lực quyền thế giữa các nhân vật giao tiếp thì có những nhân tố sau đóng vai trò quan trọng hơn cả (xếp theo thứ tự trước sau căn cứ vào mức chi phối mạnh yếu đến cuộc thoại): địa vị xã hội, tôn ty trật tự trong quan hệ thân tộc, điều kiện vật chất của bản thân, tuổi tác, giới tính… Tổng hợp kết quả tư liệu, chúng tôi thấy:

Vị thế Chiến lược

giao tiếp Chiến lược sử dụng ngôn ngữ điển hình

Tỷ lệ (%)

Cao

Giữ nguyên vị thế

- Cố ý vi phạm một trong các nguyên lý hội thoại (NLHT), thực hiện hành vi làm phương hại đến thể diện của đối phương

79,16%

Hạ thấp vị thế - Tuân thủ các NLHT, đề cao đối phương 20,83%

Thấp

Tự nâng cao vị thế - Cố ý vi phạm NLHT, chủ yếu là nguyên

lý cộng tác (phương châm về lượng) 31,66% Giữ nguyên vị thế - Tuân thủ các NLHT, thực hiện các chiến

lược lịch sự nhằm đề cao đối phương 69,16%

Có thể nói, trong bất kỳ cuộc thoại nào, các nhân vật giao tiếp dù muốn hay không đều cần tuân thủ các nguyên lý cơ bản để cuộc thoại đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất. Do vậy, bất kỳ sự vi phạm nào cũng có thể là dấu hiệu của một chiến lược giao tiếp nhất định. Mặt khác, như chúng ta vừa khảo sát ở trên, thái độ ứng xử của mỗi nhân vật đối với các nguyên lý hội thoại còn là cơ sở nhận biết vị thế cũng như áp lực mạnh/yếu của các bên tham gia giao tiếp trước người đối thoại.

* Tiểu kết

Như vậy, những kết quả thu được trong chương ba tuy mới dừng lại ở việc thống kê, mô tả song nó cũng giúp chúng tôi có thêm tư liệu, cơ sở để hoàn thiện

luận văn ở mức toàn diện hơn. Kết quả khảo sát ở chương này có thể hình dung cụ thể qua bảng sau: áp lực quyền thế Chiến lược giao tiếp

Chiến lược sử dụng ngôn ngữ Phương diện ngữ pháp Phương diện cách thức tổ chức hội thoại Cao Khẳng định vị thế

- Cấu trúc khuyến lệnh vô nhân xưng

- Câu CĐ vô nhân xưng, lối nói trực tiếp

- Hành động tranh lời/ cướp lời, lời chêm xen...

- Vi phạm các NLHT Trung hoà/

Hạ thấp vị thế

- Cấu trúc khuyến lệnh nhưng tính cầu khiến mạnh - Câu CĐ, lối nói gián tiếp

- Tôn trọng các NLHT

Thấp

Nâng cao vị thế

- Cấu trúc cầu khiến vô nhân xưng

- Câu CĐ, lối nói trực tiếp

- Hành động tranh lời/ cướp lời, lời chêm xen...

- Vi phạm các NLHT Trung hoà/

Hạ thấp vị thế

- Cầu khiến dạng đầy đủ - Câu BĐ, lối nói gián tiếp

- Không có hành động tranh lời/cướp lời

- Tuân thủ các NLHT

Từ những phân tích cụ thể trong chương này, chúng tôi nhận thấy: phương diện ngữ pháp và ngữ dụng, tuy không phải là những phương tiện ngôn ngữ đắc lực nhất biểu thị quan hệ quyền thế trong hội thoại, nhưng cũng không thể bỏ qua khi nghiên cứu về vấn đề này. Về phương diện ngữ pháp, trên thực tế còn rất nhiều khía cạnh ngôn ngữ khác cũng biểu thị vị thế của các vai giao tiếp, song chúng tôi chỉ lựa chọn những phương tiện điển hình nhất, đặc biệt là các kết cấu mệnh lệnh, cầu khiến ở dạng đầy đủ hay vô nhân xưng... Về phương diện cách thức tổ chức hội thoại cũng vậy, chúng tôi nhận thấy ở phần lớn các hội thoại đều có sự vi phạm các nguyên lý hội thoại một cách có chủ ý, điều này chứng tỏ

các nhân vật giao tiếp rất chú ý đến việc vận dụng ngôn ngữ để thực hiện các chiến lược giao tiếp nhất định. Ngoài ra các hành động tranh lời/cướp lời, các lượt lời chêm xen... cũng được vận dụng tối đa để biểu thị áp lực quyền thế hội

Một phần của tài liệu Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (khảo sát trên tư liệu một số truyện ngắn hiện đại) (Trang 93 - 103)