Biểu hiện của quan hệ quyền thế thông qua sự xuất hiện các lối nói chêm xen, hiện tượng tranh lời/cướp lời…

Một phần của tài liệu Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (khảo sát trên tư liệu một số truyện ngắn hiện đại) (Trang 89 - 93)

- Đấy(4): Thường đứng cuối câu để tạo câu cảm thán nhưng có tính thông báo một thông tin bất ngờ: Nghe nói con bé đó là hoa khôi của trường đấy!

3.2.1. Biểu hiện của quan hệ quyền thế thông qua sự xuất hiện các lối nói chêm xen, hiện tượng tranh lời/cướp lời…

nói chêm xen, hiện tượng tranh lời/cướp lời…

Trên phương diện cách thức tổ chức hội thoại, vị thế giữa các nhân vật giao tiếp còn được biểu thị qua một dấu hiệu đặc trưng nữa, đó chính là việc sử dụng các lối nói chêm xen, tranh lời/cướp lời người đối thoại. Tuỳ theo vị thế của mình cũng như chiến lược giao tiếp mà người nói sẽ chủ động tăng/giảm hay giữ nguyên khoảng cách giao tiếp. Ngoài ra, do mục đích của hành động tranh lời/cướp lời là tạo áp lực quyền thế với đối phương, nên thông thường hiện tượng này chỉ xảy ra ở hai trường hợp:

- Người ở vị thế cao khi muốn khẳng định vị thế tuyệt đối của mình, giữ nguyên khoảng cách giao tiếp với đối phương.

- Người ở vị thế thấp khi tự tin, muốn nâng cao vị thế của mình đồng thời rút ngắn khoảng cách giao tiếp với đối phương.

Hai trường hợp còn lại là người ở vị thế cao khi muốn trung hoà hay hạ thấp vị thế của mình và người ở vị thế thấp khi tự ti, muốn giữ nguyên vị thế của mình thì đều rất ít (hầu như không) sử dụng chiến lược tranh lời/cướp lời.

Chúng ta sẽ khảo sát cụ thể các ví dụ để làm sáng tỏ luận điểm trên. Xét hội thoại 6:

“Có lần Đông nói với Thắm, giọng run run: - Hay, hay anh cho em tự do…?

Nghe xong câu ấy, Thắm giận lắm. (…)

- Anh bỏ cái lối nói khó nghe ấy đi. Anh có đui què mẻ sứt gì cũng là chồng của tôi…!

- Nhưng mà anh…

- Không “nhưng” gì cả. Chiến tranh bao nhiêu người không về. Tôi và anh được sống bên nhau như thế này là quá may mắn. (…)

- Anh không muốn em khổ.

- Anh không cưới em mới làm cho em khổ, cho mẹ anh, mẹ em, họ hàng, bè bạn khổ. Chứ như thế này là quá hạnh phúc. Em không đòi hỏi gì thêm.”

(Phan Cao Toại - Thiếu phụ đồng trinh - 186) Đây là đoạn thoại giữa hai vợ chồng trẻ là Đông (người chồng) và Thảo (người vợ). Xét về tôn ty ia đình thì rõ ràng nhân vật Đông ở vị thế cao hơn so với Thảo trong vai trò là chồng. Tuy nhiên, theo dõi diễn biến cuộc thoại, ta lại thấy nhân vật người vợ ở thế chủ động và tạo ra áp lực giao tiếp đối với chồng. Đó là do xét về sức khoẻ, nói đúng hơn là khả năng sinh con thì Đông lại là nguyên nhân chính khiến hai người không thể có con, và anh rất dằn vặt, đau khổ vì việc này.

Ngữ cảnh giao tiếp này đã chi phối đến ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật. Thảo mặc dù ở vị thế thấp song lại muốn tự đề cao vị thế của mình, chủ động dẫn dắt cuộc thoại với một thái độ vừa mềm mỏng vừa cương quyết, dứt khoát để động viên chồng. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc Thảo đã chủ động thực hiện hành động tranh lời/cướp lời ở lượt lời thứ ba: “Không “nhưng” gì cả...”. Bên cạnh đó, xét ảnh hưởng của các nhân tố giao tiếp đến mối quan hệ vị thế giữa các nhân vật tham gia cuộc thoại này, ta nhận thấy nhân tố sức khoẻ, tính cách nhân vật, tình yêu vợ chồng… lại có ý nghĩa quyết định hơn cả so với các yếu tố thông thường như tuổi tác, tôn ty trong gia đình…, và chính điều này đã dẫn đến sự thay đổi cán cân quyền thế giữa hai nhân vật từ khi bắt đầu đến khi kết thúc hội thoại.

Xét tiếp hội thoại 7:

Chiều hôm ấy, cơn gió bấc thổi se se làm cho cái Hường vừa đi học về đứng ngẩn ngơ. Nó bảo:

- Làng mình dạo này chán thật, chẳng có ai chết. Tôi trố mắt nhìn nó:

- Mày rõ vớ vẩn. Tưởng mong cái gì chứ lại mong trong làng có người chết à? Nó phụng phịu:

- Không có người chết thì lấy đâu được đi xem đám ma. - Đám ma thì hay ho gì - Tôi gạt đi.

Nó không chịu, chép miệng thở dài:

- Không có đám ma hay đám trâu chết thì buồn lắm. Có lẽ ma gò Dí hết thiêng rồi. - Ma mãnh gì. Những năm trước trâu chết là do dịch thôi.

Cái Hường tỏ vẻ tinh quái, giơ ngón tay út lên ra hiệu với tôi vẻ bí mật.

- Anh không biết thì thôi. Năm nay không có trâu chết là do ông đồng Cao đấy. Mẹ bảo thế (…)

(Hữu Đạt - Hồi ức tuổi mười ba - 114) Đây là cuộc thoại diễn ra giữa hai anh em: nhân vật “tôi” là anh và nhân vật tên Hường là em gái. Xét về thứ bậc trong quan hệ thân tộc gia đình (anh trai - em gái) thì rõ ràng người anh ở vị thế cao hơn; và chỉ cần một đặc điểm duy nhất này của các vai giao tiếp cũng đủ xác nhận áp lực quyền thế mạnh hơn của nhân vật “tôi” so với Hường. Sở dĩ như vậy vì xã hội truyền thống Việt Nam vốn rất coi trọng tôn ty trật tự trong gia đình, hơn nữa vẫn còn mang nặng tư tưởng trọng nam nên vị trí anh trai càng được coi trọng hơn, nhất là đây lại là một gia đình ở nông thôn.

Bên cạnh các phương tiện biểu thị mối quan hệ quyền thế giữa hai nhân vật như đại từ nhân xưng, các từ tình thái hay các kiểu loại phát ngôn…, ta còn nhận thấy một điểm nổi bật nữa, đó là xuất hiện hành động tranh lời/cướp lời, lượt lời chêm xen trong cả 3 lời thoại của nhân vật “tôi”. ở lượt lời đầu tiên, người anh bác bỏ nhận định của em bằng một phát ngôn có tính chế giễu, doạ nạt, về thực chất đây là một hành động tranh lời, khiến lời thoại của người em bị kết thúc không tự nhiên: “Mày rõ vớ vẩn”. Tiếp đó trong hai lượt lời thứ hai và thứ ba người anh tiếp tục thực hiện các hành động tranh lời/cướp lời khá điển hình, nhằm tăng tính áp chế và phủ nhận ý kiến của em gái: “Đám ma thì hay ho gì”, “Ma mãnh gì.”. Các hành động ngôn ngữ này đã góp phần khẳng định vị thế của người anh, đồng thời tăng tính khuyến lệnh, áp đặt với nhận định sai lầm của cô em gái. Trong khi đó, nhân vật Hường rất ý thức vị thế thấp vốn có của mình nên chủ động trung hòa, muốn giữ nguyên vị thế ấy, thể hiện qua các phát ngôn bị động vô nhân xưng, lối nói gián tiếp đưa đẩy... và đương nhiên cũng không thấy xuất hiện các kiểu hành động ngôn ngữ như trên. Bên cạnh đó, xét về sự chi phối của các nhân tố giao tiếp đến mối quan hệ quyền thế trong cuộc thoại này thì nhân tố thứ bậc, tôn ty trong gia đình đóng vai trò chủ chốt, tiếp đó là các nhân tố như giới tính, mục đích giao tiếp…

Có thể thấy, nếu đoạn thoại 6 có sự xuất hiện các hiện tượng tranh lời/cướp lời khi người nói ở vị thế thấp nhưng lại muốn tự đề cao vị thế của mình; thì ở đoạn thoại này, các hiện tượng trên lại được sử dụng khi người nói muốn khẳng định vị thế cao của mình so với đối phương. Như vậy, chỉ qua việc phân tích hai ví dụ trên cũng chứng minh luận điểm ban đầu chúng tôi đưa ra. Qua kết quả thống kê tư liệu, chúng tôi nhận thấy:

Vị thế Chiến lược giao

tiếp Chiến lược sử dụng ngôn ngữ điển hình

Tỷ lệ (%)

Cao Giữ nguyên vị thế

Có hành động tranh lời/cướp lời, lối nói

chêm xen… 37,7

Hạ thấp vị thế _ _

Thấp Tự nâng cao vị thế

Có hành động tranh lời/cướp lời, lối nói

chêm xen… 50,18

Giữ nguyên vị thế _ _

Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy các hiện tượng tranh lời/cướp lời xuất hiện khá nhiều trong các ngữ cảnh mà người nói ở vị thế cao muốn khẳng định vị thế của mình, đặc biệt là trường hợp người nói ở vị thế thấp nhưng muốn tự đề cao vị thế của mình. Hai trường hợp còn lại không thấy có sự xuất hiện các hành động này. Điều này chứng tỏ việc thực hiện các hành vi làm phương hại thể diện người đối thoại, cụ thể là các hành động tranh lời/cướp lời là một trong những dấu hiệu quan trọng biểu thị vị thế giữa các vai giao tiếp trong hội thoại.

Một phần của tài liệu Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (khảo sát trên tư liệu một số truyện ngắn hiện đại) (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)