Giải pháp tăng cường năng lực thực hiện dự án CDM tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Việt nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, (Trang 144 - 149)

3.2.4.1. Nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của dự án CDM với nền kinh tế và môi trường

Với các thế mạnh của mình, Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong 10 nƣớc có tiềm năng nhất về CDM, hoàn toàn có thể khẳng định việc tham gia nghị định thƣ Kyoto là một cơ hội lớn của Việt Nam. Ngoài ý nghĩa bảo vệ môi trƣờng, theo ƣớc tính ban đầu, Việt Nam có thể thu đƣợc lợi ích kinh tế từ các dự án CDM thuộc các lĩnh vực năng lƣợng, nông nghiệp, lâm nghiệp, đạt mức tối đa khoảng 250 triệu USD trong giai đoạn cam kết đầu tiên. Hơn thế nữa, thông qua các dự án CDM còn tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, có cơ hội tiếp nhận công nghệ mới thân thiện với môi trƣờng. mặt khác, thông qua cơ chế này, còn tạo cơ hội cho chúng ta tiếp cận với nhiều dự án đầu tƣ lớn cho sự phát triển kinh tế trong nƣớc. Hiện nay, chƣơng trình này đƣợc xem là một lĩnh vực đầu tƣ mới, chi phí thấp.

Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhƣng hiện tại Việt Nam chỉ chiếm 1% trong tổng số 4200 dự án CDM đƣợc EB chấp nhận. Con số trên quá khiêm

tốn so với tiềm năng của Việt Nam. Nguyên nhân của thực trạng này đã đƣợc lý giải ở trên, tuy nhiên, bên cạnh những nguyên nhân đó, còn có những hạn chế do nhận thức về các dự án CDM của các nhà đầu tƣ Việt Nam. Cho đến nay, còn rất ít ngƣời biết đến CDM, thị trƣờng CERs và những lợi ích kinh tế, môi trƣờng mà nó mang lại. Để giải quyết vấn đề trên, trƣớc mắt chúng ta cần thực hiện một số giải pháp đồng bộ, trong đó có các vấn đề sau.

Thứ nhất, Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu đƣợc nêu ra trong Chiến lƣợc quốc gia về CDM.

Thƣ hai, cần xây dựng và thực hiện các chƣơng trình tuyên truyền, phổ biến thông tin về cơ chế phát triển sạch.

Thứ ba, các bộ, ngành, địa phƣơng cần lồng ghép vấn đề phát triển sạch vào chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch phát triển của mình.

Thứ tƣ, quỹ cần nghiên cứu, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án Cơ chế phát triển sạch. Quỹ Bảo vệ Môi trƣờng Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng Thông tƣ liên tịch sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp liên quan đến cơ chế hỗ trợ của Quỹ và các nội dung khác về CDM.

3.2.4.2. Tăng cường năng lực xây dựng và triển khai dự án CDM

Việc xây dựng và thực hiện dự án CDM là một quy trình lâu dài và phức tạp, nó đỏi hỏi phải đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn quốc tế với những đòi hỏi khắt khe. Thực tiễn xây dựng CDM ở Việt Nam cho thấy, rất khó tìm đuợc các chuyên gia có kinh nghiệm về CDM ở Việt Nam, đặc biệt là đối với các dự án CDM do chủ đầu tƣ nƣớc ngoài triển khai. Trong trƣờng hợp này, khó tiến hành dự án hiệu quả mà thiếu sự hỗ trợ của các chuyên gia hoặc trợ lý ngƣời Việt Nam có kiến thức và am hiểu về CDM, cũng nhƣ hệ thống pháp lý có liên quan ở Việt Nam.

Để giải quyết những vấn đề trên đây, cần phải có đội ngũ chuyên gia trong nuớc có trình độ và kinh nghiệm, muốn vậy chúng ta cần có giải pháp

bền vững và tổng thể. Sau đây là một số giải phải nhằm nâng cao năng lực xây dựng và triển khai các dự án CDM cho các nhà đầu tƣ ở Việt Nam.

Thứ nhất, cần có một cơ quan chuyên môn với tƣ cách là bộ phận tƣ vấn thƣờng xuyên cho các chủ đầu tƣ ngay từ khâu khởi tạo ý tƣởng về phát triển dự án. Cơ quan này có thể hoạt động theo cơ chế dịch vụ hành chính công hoặc hạch toán đôc lập. Các tƣ vấn nên nghiên cứu lƣợng phát thải để đánh giá mức độ nên hay không nên triển khai dự án.

Thứ hai, cần phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ CDM ở địa phƣơng. Đặc biệt là các cơ quan liên quan đến lĩnh vực thẩm định môi trƣờng.

Thứ ba, cần xây dựng dữ liệu về các chuyên gia CDM ở Việt Na m và công khai các thông tin này trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý về CDM ở Việt Nam.

Thứ tƣ, định kỳ tổ chức các khóa tập huấn và bồi dƣỡng kiến thức về phát triển dự án CDM cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu. Việc làm này sẽ vừa tuyên truyền đƣợc về CDM vừa cung cấp kiến thức và đào đạo kỹ năng thực hiện dự án.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Qua nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về biến đổi khí hậu và kinh nghiệm của một số quốc gia tác giả đã đƣa ra một số kết luận mạng tính khuyến nghị, về cơ bản nhƣ sau:

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật về tiêu chuẩn môi trƣờng trong đó: cần quy định tổng lƣợng thải và thời gian xả thải; có sự phân biệt về vị trí địa lý và không gian áp dụng.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định về ĐTM: cần nghiên cứu hoàn thiện các quy định đảm bảo chất lƣợng của báo cáo ĐTM đƣợc lập, trong đó có việc đƣa ra các tiêu chí đánh giá chất lƣợng của báo cáo ĐTM; cần có cơ chế để đảm bảo thực thi các nội dung của báo cáo ĐMC trên thực tế; cần cụ thể hoá các quy định về điều kiện chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị đối

với các tổ chức cung ứng dịch vụ lập báo cáo ĐTM; cần có cơ chế đảm bảo sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào quá trình lập, thẩm định và giám sát thực hiện các báo cáo ĐTM và ĐMC; cần làm rõ trách nhiệm môi trƣờng của các chủ thể tham gia vào việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM; cần tích cực tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ thẩm định báo cáo ĐTM cho các cán bộ cấp tỉnh; cần có những chế tài nghiêm khắc hơn đối với các vi phạm nghĩa vụ từ việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện báo cáo ĐTM.

Thứ ba, hoàn thiện các quy định về giảm phát thải các chất độc hại gây biến đổi khí hậu: nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các quy định Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005 liên quan đến chất thải nguy hại; hoàn thiện quy định về quản lý chất thải độc hại theo hƣớng xây dựng văn bản chi tiết hƣớng dẫn việc thực hiện; cần quy định về việc xử lý chất thải nguy hại tập trung, áp dụng biện pháp hỗ trơ tài chính cho các đơn vị thực hiện việc xử lý các chất thải nguy hại; nên đƣa vào Luật các quy định về cơ chế hợp tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ xử lý các chất thải nguy hại; cần ban hành văn bản quy định rõ các quy chuẩn kỹ thuật về máy móc, thiết bị, công nghệ cũ; hoàn thiện chế tài xử phạt với hành vi vi phạm trong phát thải chất thải nguy hại nói riêng và lĩnh vực môi trƣờng nói chung; nên thực hiện công cụ kinh tế trong quản lý bằng việc áp dụng cơ chế đặt cọc - hoàn trả; cần ban hành các quy định liên quan đến kiểm soát việc sở hữu và sử dụng các thiết bị phát thải chât thải nguy hại.

Thứ tƣ, hoàn thiện các quy định về phát triển năng lƣợng sạch: cần mở rộng định nghĩa về năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo trên cơ sở tham khảo định nghĩa của EU và một số quốc gia; cụ thể hóa các biện pháp thúc đẩy việc phát triển năng lƣợng sạch, đặc biệt là cơ chế hỗ trợ về thuế, tài chính và công nghệ; nghiên cứu hoàn thiện cơ chế khuyến khích với sản phẩm của cơ chế phát triển sạch; cần có quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa EVN và các đơn vị sản xuất điện sạch theo dự án CDM và các dự án khác về năng lƣợng tái tạo.

Thứ năm, hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về cơ chế phát triển sạch - CDM: cải tiến các quy định pháp luật về thủ tục cấp phép và triển khai dự án CMD; hoàn thiện thủ tục cấp Thƣ xác nhận và Thƣ phê duyệt dự án CDM; hoàn thiện về thành phần hồ sơ và số lƣợng hồ sơ đề nghị dự án CDM; nghiên cứu rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục hành chính cấp PIN và LOA; điều chỉnh các quy định pháp luật thuế và tài chính về CDM theo hƣớng ƣu đãi nhằm tăng tính hấp dẫn của các dự án CDM; cần nghiên cứu để hoàn thiện các quy định pháp luật về thƣơng mại CERs; thúc đẩy một số biện pháp nhằm tăng cƣờng năng lực thực hiện dự án CDM tại Việt Nam trong đó đặc biệt chú ý đến cơ chế về hỗ trợ tài chính.

Một phần của tài liệu Việt nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, (Trang 144 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)