Hiện nay việc mua bán, trao đổi CERs tại Việt Nam còn hạn chế, do những bất cập của việc thực hiện CDM nhƣ rào cản về thủ tục hành chính, khó tiếp cận các ƣu đãi, và thiếu chỉ tiêu phát thải nền... cũng nhƣ thiếu kinh nghiệm, linh hoạt trong thị trƣờng CERs. Thị trƣờng CDM trên thế giới đang hoạt động khá mạnh mẽ nhƣng đối với Việt Nam hình thức mua bán CERs này còn mới nên giá thành các CERs còn khá rẻ và tính rủi ro cũng rất cao. Thực chất, CERs đƣợc coi là một loại hàng hóa đặc biệt, nó gần giống với các giấy tờ có giá khác nhƣ: chứng nhận bản quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp...nhƣng lại có điểm khác ở chỗ, nó đƣợc hình thành trên một cơ chế đền bù giữa quyền phát thải và nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính trên một giới hạn chung cho phép. Điều quan trọng là CERs có thể mua bán trên thị trƣờng, thông thƣờng giữa một bên bán là nhà đầu tƣ vào các dự án CDM đã đƣợc EB cấp CERs và bên mua thƣờng là các doanh nghiệp thuộc các nƣớc công nghiệp phát triển thuộc Phụ lục I của UNFCCC. Một khi chúng ta đã coi CERs là một loại hàng hóa trong thị trƣờng carbon thì cũng cần phải xem xét các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch này dƣới góc độ pháp luật. CERs và thị trƣờng carbon sẽ đƣợc xem xét dƣới những góc độ sau:
3.2.3.1. Vấn đề sở hữu CERs
Vấn đề sở hữu CERs là điểm quan trọng trong chính sách về CDM, quyết định đến tính hấp dẫn và lợi ích mà dự án CDM mang lại cho nhà đầu tƣ. Trên thế giới, có sự quy định khác nhau về vấn đề này. Trung Quốc là quốc gia hàng đầu về CDM, quy định Chính phủ và chủ dự án CDM là đồng sử hữu đối với khoản thu nhập có đƣợc từ việc chuyển nhƣợng CERs mà dự án CDM mang lại. Vì vậy Trung Quốc đã quy định một số tỷ lệ phân chia
nhất định đối với phần thu nhập có đƣợc từ việc chuyển nhƣợng CERs tùy theo loại dự án CDM đƣợc đầu tƣ từ ngày 12/10/2005 trở đi. Giống nhƣ Ấn độ và Brazil, Việt Nam có quy định rất rõ về vấn đề sở hữu CER, trong đó ghi nhận quyền sở hữu và bán CERs thuộc về chủ đầu tƣ nhƣng cũng có một số trƣờng hợp riêng biệt. Điều 7, Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 quy định về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tƣ theo cơ chế phát triển sạch quản lý, sử dụng CERs:
"CERs thuộc sở hữu của nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM, được theo dõi và quản lý thông qua Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam" [9].
Thông tƣ Liên tịch số 204/2010/TTLT-BTC-BTN&MT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tƣ Liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC- BTN&MT quy định:
"Đối với các dự án CDM có sử dụng vốn ODA, CERs thu được được quản lý, sử dụng như sau: Đối với các dự án CDM sử dụng vốn ODA được cấp phát toàn bộ từ ngân sách nhà nước, CERs thu được thuộc sở hữu của Nhà nước. Nhà đầu tư thực hiện dự án có trách nhiệm bán và nộp vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam toàn bộ số tiền bán CERs sau khi trừ chi phí bán (nếu có).
Đối với các dự án CDM sử dụng vốn ODA vay lại toàn bộ từ các tổ chức tín dụng trong nước hoặc vay lại trực tiếp từ Bộ Tài chính, cơ quan được Bộ Tài chính uỷ quyền cho vay lại; CERs thu được thuộc sở hữu của nhà đầu tư.
Đối với các dự án CDM có sử dụng một phần vốn ODA được cấp phát từ ngân sách nhà nước, phần còn lại là vốn tự có hoặc vốn tự huy động của doanh nghiệp, vốn ODA mà doanh nghiệp được vay lại từ ngân hàng thương mại hoặc vay lại trực tiếp từ Bộ Tài chính, cơ quan được Bộ Tài chính uỷ quyền cho vay lại thì CERs thu được từ dự án CDM được phân chia giữa nhà nước và nhà đầu tư theo tỷ lệ tương
ứng giữa vốn được cấp phát từ ngân sách nhà nước và phần vốn còn lại để đầu tư dự án CDM" [9].
Nhƣ vậy, pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền sở hữu CERs của nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc và cũng có quy định về vấn đề đồng sở hữu giữa Nhà nƣớc và nhà đầu tƣ; giữa các nhà đầu tƣ thực hiện dự án theo hình thức PoA.
Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam và nhiều nƣớc chƣa đề cập đến vấn đề thị trƣờng thứ cấp với CERs. Nếu coi CERs là một hàng hóa đặc biệt thì điều đó có nghĩa là một cá nhân hoặc tổ chức trong hoặc ngoài nƣớc không tham gia vào thực hiện dự án có thể mua CERs từ chủ sở hữu và thực hiện việc bán lại cho một doanh nghiệp có nhu cầu mua CERs của nƣớc phát triển nhằm thực hiện nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính. Trƣờng hợp này, các cơ chế pháp lý dành cho hoạt động thƣơng mại thứ nhất đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Phí thu đƣợc từ việc chuyển nhƣợng CERs có đƣợc miễn thuế thu nhập hay không? Thuế giá trị gia tăng có đƣợc áp với khâu thƣơng mại có phát sinh giá trị tăng thêm của hàng hóa đặc biệt này không? Trong trƣờng hợp này nó là mặt hàng xuất khẩu vì vậy thuế suất đƣợc xác định nhƣ thế nào?
Vì thế, để đảm bảo phát triển một thị trƣờng CERs theo đúng nghĩa cần nghiên cứu và đặt ra các quy định pháp luật giải quyết các câu hỏi nêu trên.
3.2.3.2. Vấn đề kiểm soát giá CERs
Theo pháp luật Việt Nam, giá CERs sẽ trên cơ sở thỏa thuận của chủ sở hữu và bên mua theo nguyên tắc thị trƣờng; trong trƣờng hợp nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển CERs về nƣớc để thực hiện nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính thì sẽ lấy giá trung bình thị trƣờng tại thời điểm chuyển dịch làm giá tính phí nộp cho Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn ra thế giới, Trung Quốc có quy định về vấn đề kiểm soát giá và có đặt ra giá sàn cho các giao dịch CERs nhằm tránh phá giá. Nhƣ vậy, nên chăng Việt Nam cũng cần quy định về vấn đề giá sàn và có điều chỉnh linh hoạt giá sàn này theo giá thị trƣờng để bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc và nhà đầu tƣ. Việc làm này nên giao cho Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát
giá và tƣ vấn về giá cho các chủ sở hữu CERs. Bên cạnh đó, cũng nên học tập kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc quy định việc kiểm soát với lƣợng ngoại hối thu đƣợc từ việc bán CERs thông qua một kênh trung gian là Ngân hàng nhà nƣớc nhằm đảm bảo Nhà nƣớc thu đƣợc ngoại tệ và bảo vệ giá trị nội tệ.
3.2.3.3. Vấn đề về thỏa thuận trong hợp đồng mua bán CERs
Thực tế, hợp đồng mua bán CERs cũng là hợp đồng thƣơng mại, do đó nó phải tuân theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Thƣơng mại năm 2005. Tuy nhiên, do CERs là một hàng hóa đặc biệt, nó phụ thuộc vào hành vi thực hiện của nhà đầu tƣ và có quãng thời gian thực hiện dài, khả năng kiểm soát phụ thuộc vào nƣớc chủ nhà. Do đó, trong quá trình thực hiện cũng khó tránh khỏi những rủi ro. Để đối phó với những rủi ro về CERs, một số khách hàng đã quy định trong hợp đồng mua CERs về nghĩa vụ của bên bán liên quan đến các khoản thuế và các chi phí tăng lên do việc tuân thủ các nghĩa vụ trong tƣơng lai liên quan đến CERs. Bên cạnh đó, ngƣời mua có thể lo ngại về việc khi thâm hụt trong khi phát hành CERs và yêu cầu ngƣời bán phải cung cấp CERs thay thế từ thị trƣờng (hoặc chịu toàn bộ chi phí cho ngƣời mua đối với nguồn thay thế này). Mặt khác, ngƣời bán có thể mong muốn nhận khoản tài chính trả trƣớc đối với CERs để thực hiện dự án. Cũng có thể ngƣời bán muốn nhận tiền cho số tấn CO2 giảm đƣợc (tất nhiên đã qua kiểm tra) và đùn đẩy việc xin cấp chứng chỉ CERs cho ngƣời mua. Trƣớc những vấn đề trên, các bên cần giải quyết rõ bằng đàm phán hợp đồng thƣơng mại và cần lƣu ý đến những vấn đề về: nghĩa vụ của ngƣời bán trong việc đảm bảo quyền pháp lý vững chắc đối với CERs và ngƣời bán không cho phép bên thứ ba quyền đối với CERs hoặc giảm phát thải ƣu đãi; thời gian mà ngƣời bán chuyển giao quyền pháp lý đối với CERs cho ngƣời mua; đảm bảo rằng, CERs trong thực tế sẽ đƣợc ban hành cho ngƣời mua; cam kết về số CERs đƣợc ban hành và thứ tự thời gian ban hành và những trƣờng hợp thâm hụt CERs đƣợc ban hành so với số lƣợng đã cam kết đƣợc bán trƣớc; mức độ
trách nhiệm pháp lý đối với việc vi phạm hợp đồng (trách nhiệm thay thế CERs hoặc bồi thƣờng); các sự kiện bất khả kháng và miễn trách cho các bên; Các loại sự kiện dẫn tới chấm dứt hợp đồng, và hậu quả của vệc chấm dứt; vấn đề giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra, cần nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của Brazil trong việc quy định về dán nhãn "Tiêu chuẩn chất lƣợng vàng" cho các dự án CDM và mua lại Tiêu chuẩn Vàng đƣợc thực hiện trong chu trình dự án CDM thƣờng xuyên, đồng thời cho phép mua bảo hiểm với các dự án rủi do từ các dự án CDM ở giai đoạn tiêu chuẩn vàng cuối cùng.
Những vấn đề trên nên đƣợc quy định trong một khung pháp lý cụ thể để đảm bảo chắc chắn các giao dịch diễn ra thành công, tăng tính hấp dẫn với thị trƣờng CERs của Việt Nam.