Pháp luật Việt Nam về biến đổi khí hâu

Một phần của tài liệu Việt nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, (Trang 79 - 117)

2.2.2.1. Pháp luật Việt Nam về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường

Khoản 5, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005 định nghĩa:

"Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường."

nhiễm nhất định trong các thành phần môi trƣờng có thể chấp nhận đƣợc khi chƣa gây nguy hại đến sức khỏe của con ngƣời và tác động xấu đến môi trƣờng. Các tổ chức, cá nhân phải kiểm soát hoạt động của mình trong giới hạn đó.

Trong việc thực hiện các quy định của pháp luật nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính dẫn tới biến đổi khí hậu, hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng đóng vai trò quan trọng. Trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng, các cơ quan chức năng sẽ xác định đƣợc một cách chính xác mức độ phát thải, cũng nhƣ chất lƣợng môi trƣờng, mức độ cụ thể các chất có hại cho khí quyển, từ đó chỉ ra đƣợc nguy cơ gây biến đổi khí hậu ỏ mức độ nào và có biện pháp điều tiết thích hợp.

Hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng quốc gia bao gồm tiêu chuẩn về chất lƣợng môi trƣờng xung quanh và tiêu chuẩn về chất thải. Công tác xây dựng, thẩm định, ban hành và phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trƣờng có vị trí quan trọng hàng đầu trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng. Những năm qua, công tác này luôn đƣợc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quan tâm và chú trọng. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn ban hành đã đóng góp thiết thực cho công tác quản lý môi trƣờng (xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng; xây dựng các quy hoạch môi trƣờng; đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trƣờng; hoạt động thanh kiểm tra và giải quyết khiếu nại…).

Những năm trƣớc đây, hoạt động biên soạn và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trƣờng ở Việt Nam đƣợc điều chỉnh theo hai văn bản pháp lý cao nhất là Luật Bảo vệ môi trƣờng (năm 1993) và Pháp lệnh Chất lƣợng hàng hóa (năm 1991, sửa đổi năm 1999). Các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trƣờng ban hành từ trƣớc năm 2000 của nƣớc ta đƣợc hình thành từ "Chƣơng trình khoa học công nghệ cấp nhà nƣớc về Bảo vệ môi trƣờng" giai đoạn 1991 - 1995, có mã số là KT - 02. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã đƣợc nghiệm thu ở cấp nhà nƣớc, Bộ trƣởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng đã ký Quyết định 229/QĐ - TĐC ngày 25/3/1995 ban hành 9 tiêu chuẩn Việt Nam

về BVMT.

Năm 2001, Bộ trƣởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng ra Quyết định số 62/2001/QĐ- BKHCNMT ngày 21/11/2001 về việc ban hành văn bản kỹ thuật đối với lò đốt chất thải y tế, kèm theo là 10 văn bản kỹ thuật làm cơ sở cho việc đánh giá, thẩm định lò đốt chất thải y tế.

Năm 2002, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng đã ra Quyết định số 35/2002 - QĐ/BKHCNMT công bố 31 tiêu chuẩn Việt Nam về môi trƣờng bắt buộc áp dụng. Từ năm 2002 đến năm 2004, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã ban hành thêm một số TCVN (tiêu chuẩn Việt Nam) để làm cơ sở cho việc kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc thải bệnh viện và môi trƣờng khu dân cƣ.

Năm 2005, xuất phát từ yêu cầu thực tế của ngành nhiệt điện, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành Quyết định số 07/2005/QĐ-BTNMT bắt buộc áp dụng TCVN 7440 - 2005 Chất lƣợng không khí - Tiêu chuẩn thải ngành công nghiệp nhiệt điện.

Năm 2006, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành Quyết định số 22/2006/QĐ- BTNMT bắt buộc áp dụng 5 TCVN thay thế 19 TCVN trong danh mục tiêu chuẩn môi trƣờng bắt buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT. Bắt đầu áp dụng phân loại tiêu chuẩn thải theo quy mô nguồn thải và quy mô nguồn tiếp nhận và lộ trình tăng dần các yêu cầu về xử lý chất thải.

Trong thời gian từ năm 2004 - 2010, Bộ Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trƣờng áp dụng riêng cho các ngành đặc thù bao gồm: công nghiệp chế biến thuỷ sản, dệt may, giấy và bột giấy, chế biến cao su thiên nhiên, xi măng, sản xuất phân bón hóa học, nƣớc rỉ bãi chôn lấp rác, ngƣỡng chất thải nguy hại; thăm dò và khai thác dầu khí; kho và cửa hàng xăng dầu,... và hàng loạt các Quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng khác liên quan đến chất lƣợng môi trƣờng xung quanh và các loại chất thải công nghiệp

nói chung.

Xét về tổng thể các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành đã cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng, đồng thời tháo gỡ đƣợc hầu hết các khó khăn, vƣớng mắc của các cơ sở sản xuất kinh doanh khi áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng trƣớc đây. Các vấn đề bất cập trong hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đã đƣợc chỉnh sửa cho phù hợp với khả năng công nghệ, điều kiện hiện tại của Việt Nam. Tuy nhiên, công tác xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn trong những năm qua còn bộc lộ những bất cập, hạn chế cần đƣợc kiên quyết khắc phục, hoàn thiện trong thời gian tới:

Một là, tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam về biến đổi khí hậu chƣa phản ánh tổng lƣợng thải và thời gian xả thải. Tổng lƣợng thải và thời gian xả thải là hai yếu tố quan trọng cần đƣợc phản ánh trong hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng. Tuy nhiên, thực trạng các tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam hiện nay mới chỉ đƣa ra quy định về tiêu chuẩn chất lƣợng không khí xung quanh, tiêu chuẩn thải với các nguồn thải tĩnh mà chƣa có quy định về tổng lƣợng thải. Trên thực tế, các cơ sở sản xuất có quy mô lớn thì lƣợng chất gây ô nhiễm thải vào môi trƣờng sẽ lớn hơn các cơ sở sản xuất cùng lĩnh vực có quy mô nhỏ hơn. Nếu không quy định tổng lƣợng thải mà áp dụng đồng đều nồng độ tối đa cho phép các chất độc hại trong việc phát thải thì sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ không có điều kiện đầu tƣ để xử lý chất thải theo yêu cầu chung [20, tr.49]. Ngoài ra, việc thiếu vắng các quy định cụ thể về thời điểm xả thải sẽ dẫn đến tính trạng quá tải các chất gây nguy hại đến môi trƣờng tại một thời điểm và không gian nhất định.

Hai là, tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam chƣa có sự phân biệt về vị trí địa lý và không gian áp dụng. Tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam về không khí hiện nay vẫn hầu nhƣ áp dụng cho tất cả mọi địa điểm. Mặc dù, ở các khu vực địa lý khác nhau chất lƣợng môi trƣờng là khác nhau, mức độ nhạy cảm về khả năng chịu tải khác nhau. Điều này sẽ gây khó khăn cho các chủ thể ở các khu vực nhạy cảm về môi trƣờng.

Ba là, một số quy định trong hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn chƣa đồng bộ, còn có những bất cập và hạn chế, dẫn đến khó khăn khi áp dụng. Chƣa có quy định về phát thải trong một số lĩnh vực nhƣ: sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.

Bốn là, chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng còn chƣa đủ mạnh, dẫn đến các tổ chức và cá nhân chƣa nghiêm túc trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn môi trƣờng. Có sự so sánh giữa mức phạt và lợi ích kinh tế của việc phát thải chất ô nhiễm chƣa qua xử lý ra môi trƣờng.

Những hạn chế trên sẽ là nguyên nhân cản trở quá trình thực thi các cam kết của Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và trực tiếp ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng sống của chúng ta.

2.2.2.1. Pháp luật Việt Nam về bảo vệ tài nguyên

Pháp luật về bảo vệ không khí. Dƣới góc độ pháp lý, ô nhiễm không khí là sự thay đổi tính chất không khí, vi phạm tiêu chuẩn không khí mà pháp luật đã quy định. Nói cách khác, ô nhiễm không khí là tình trạng không khí có xuất hiện một số chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm thay đổi tính chất lý hoá vốn có của nó và sự thay đổi này vi phạm tiêu chuẩn môi trƣờng do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành gây tác động có hại cho con ngƣời và thiên nhiên. Theo số liệu quan trắc và phân tích cho thấy: Ở hầu hết các đô thị nƣớc ta đều bị ô nhiễm bụi, có những nơi tới mức báo động, điển hình là các khu dân cƣ cạnh đƣờng giao thông lớn, ở gần các nhà máy, xí nghiệp. Ở các nút giao thông chính và gần một số khu công nghiệp, một số xí nghiệp nung gạch ngói, nồng độ các khí NO2, SO2… đã xấp xỉ hoặc lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho phép, có chỗ tới 2 đến 3 lần. Trƣớc thực trạng đó, Việt Nam cần có một đạo luật riêng điều chỉnh vấn đề về bảo vệ không khí. Thời gian tới, Việt nam phải nhanh chóng xây dựng và thực thi có hiệu quả kế hoạch quản lí chất lƣợng không khí trong phạm vi quốc gia và từng địa phƣơng cụ thể. Ở các địa phƣơng cần có biện pháp triển khai Quyết định 16/2007/QĐ- TTg ngày 29/1/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ

về quy hoạch tổng thể mạng lƣới quan trắc tự nhiên và môi trƣờng, trong đó xây dựng mạng lƣới quan trắc môi trƣờng không khí. Hoàn thiện một số quy định về vấn đề làm sạch và tiêu chuẩn làm sạch không khí trƣớc khi thải vào môi trƣờng. Cần bổ sung các quy định về thanh tra và giải quyết tranh chấp về môi trƣờng không khí, nghiên cứu hoàn thiện các biện pháp chế tài xử lý với hành vi gây ô nhiễm không khí. Các văn bản pháp luật về bảo vệ không khí có thể kể đến nhƣ: Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật năm 2006; Nghị định 127/2007 ngày 01/8/2007 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Quyết định 23/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành kèm theo Danh mục chất thải nguy hại...

Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước. Có thể thấy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên nƣớc còn thiếu và chƣa đồng bộ. Điều này, thể hiện ở việc không có điều luật quy định về bảo vệ các hệ sinh thái thủy sinh, bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, bảo vệ hành lang bảo vệ nguồn nƣớc và thiếu các quy định về bảo vệ số lƣợng nƣớc. Một số văn bản đƣợc ban hành quá chậm khiến cho việc thực thi các điều luật vào trong cuộc sống còn rất khó khăn.

Sau hơn 12 năm đi vào cuộc sống, Luật Tài nguyên nƣớc 1998 đang đứng trƣớc những đòi hỏi mới của công tác quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc cũng nhƣ tác động của biến đổi khí hậu. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật có chứa các quy định về khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nƣớc nhƣ: Luật Đầu tƣ, Bảo vệ môi trƣờng, Đất đai, Khoáng sản, Thuế tài nguyên… hiện đã đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới; trong khi, các quy định có liên quan của pháp luật về tài nguyên nƣớc vẫn chƣa điều chỉnh, bổ sung để bảo đảm tính đồng bộ. Nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn nhƣng chƣa đƣợc điều chỉnh nhƣ bảo vệ số lƣợng nƣớc, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nƣớc; bảo vệ các nguồn nƣớc quan trọng nhƣ sông, suối, hồ, đầm, hoạt động quản lý, kiểm soát ô nhiễm nƣớc ở các vùng nông thôn chƣa đƣợc quan

tâm thoả đáng. Bên cạnh đó quy phạm pháp luật hiện hành cũng chƣa quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nƣớc của các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan; giáo dục cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên nƣớc. Một số quan hệ mới trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nƣớc, phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nƣớc gây ra phát sinh trong thực tiễn chƣa đƣợc Luật điều chỉnh nhƣ: Quy hoạch tài nguyên nƣớc, quản lý lƣu vực sông; điều hoà, phân bổ nguồn nƣớc một cách hợp lý, cân bằng lợi ích kinh tế - xã hội - môi trƣờng… Việc cấp phép về tài nguyên nƣớc vẫn mang nặng cơ chế “xin-cho”; chƣa có quy định chặt chẽ về điều kiện cấp giấy phép; điều kiện chuyển nhƣợng quyền khai thác tài nguyên nƣớc, xả nƣớc thải. Ngoài ra, nhiều quy định đã đƣợc kiểm nghiệm qua thực tiễn thi hành nhƣng mới chỉ đƣợc thể hiện trong các văn bản dƣới luật nên tính pháp lý còn thấp. Chính vì thế, mặc dù có thể thấy rõ giá trị kinh tế của tài nguyên nƣớc song việc quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc, vấn đề kinh tế, tài chính trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc chƣa đƣợc coi là biện pháp quan trọng góp phần bảo vệ bền vững tài nguyên nƣớc. Một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên nƣớc có thể kể đến nhƣ: Luật Tài nguyên nƣớc năm 1998; Nghị định 179/1999 ngày 30/12/1999 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nƣớc; Nghị định 117/2009 ngày 31/12/2009 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; Quyết định 23/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành kèm theo Danh mục chất thải nguy hại. Tuy nhiên, chƣa quy định rõ về hành vi xả nƣớc thải có chứa chất nguy hại hoặc hành vi thải khí, bụi có chứa chất nguy hại vƣợt tiêu chuẩn cho phép quy định tại Điều 10 và Điều 11 vì hiện nay hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng Việt nam đang áp dụng theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT (gồm 12 tiêu chuẩn) và Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 (gồm 5 tiêu chuẩn) trong 17 TCVN nói trên không phân biệt chất nào là chất nguy hại, nên rất khó áp dụng để xử phạt vi phạm hành chính; nhƣng theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và

Môi trƣờng ban hành Danh mục chất thải nguy hại có quy định về chất thải nguy hại là chất có các đặc tính nguy hại, nằm trong danh mục chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành và vƣợt ngƣỡng nguy hại. Bên cạnh đó, còn quy định rất chung chung cụm từ “nƣớc thải, khí thải vƣợt tiêu chuẩn”, vì thực tế có nhiều thông số trong nƣớc thải. Do đó gây khó khăn cho công tác kiểm soát và xử lý vi phạm. Việc phân định khoảng cách thải lƣợng nƣớc thải rất xa từ 50m3/ngày đến dƣới 5.000m3/ngày mà cùng một mức phạt là chƣa hợp lý.

Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng. Theo thống kê của các địa phƣơng trong cả nƣớc, đến năm 2008, toàn quốc có trên 12,9 triệu ha rừng, bao gồm: 10,35 triệu ha rừng tự nhiên và trên 2,55 triệu ha rừng trồng; độ che phủ đạt 38,27%. Từ năm 1991 đến nay (sau khi Luật bảo vệ và phát triển rừng đƣợc ban hành), hoạt động bảo vệ rừng và thực thi pháp luật lâm nghiệp có chuyển biến tích cực, diện tích rừng ngày càng đƣợc phục hồi, Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất trong khu vực có diện tích rừng ngày càng tăng. Thống kê về diện tích rừng trên đây cho thấy, độ che phủ rừng toàn quốc 5 năm qua (2002 - 2007) tăng bình quân gần 0,5% mỗi năm, kết quả này là cố gắng rất lớn trong công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng của Việt Nam,

Một phần của tài liệu Việt nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, (Trang 79 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)