2.1.1.1. Mục tiêu của Chương trình
Mục tiêu chiến lƣợc của Chƣơng trình là đánh giá đƣợc mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành và địa phƣơng trong từng giai đoạn và xây dựng đƣợc kế hoạnh hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nƣớc, tận dụng các cơ hội phát triển theo hƣớng carbon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái Đất [8, tr.22].
Trên cở mục tiêu tổng quát, Chƣơng trình đã đƣa ra các mục tiêu cụ thể gồm: đánh giá mức độ biến đổi của khí hậu Việt Nam do biến đổi khí hậu toàn cầu và mức độ tác động của biến đổi khí hậu (bao gồm cả biến động khí hậu, nƣớc biển dâng và các hiện tƣợng khí tƣợng cực đoan) đối với các lĩnh vực, ngành và các địa phƣơng; xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cƣờng các hoạt động khoa học công nghệ nhằm xác lập các cơ sở khoa học và thực tiễn cho các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu; củng
cố và tăng cƣờng năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu; nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực; tăng cƣờng hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu; tận dụng các cơ hội phát triển theo hƣớng carbon thấp, góp phần cùng cộng đồng quốc tế giảm nhẹ biến đổi khí hậu và bảo vệ hiệu quả hệ thống khí hậu toàn cầu; tích hợp yếu tố biến đổi khí hậu vào các chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và các địa phƣơng; xây dựng và triển khai đƣợc các kế hoạch hành động của các bộ, ngành và địa phƣơng ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai đƣợc các dự án thí điểm [8, tr.22-23].
2.1.1.2. Nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình
Đánh giá mức độ và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện ngay là đánh giá diễn biến khí hậu; xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu, đặc biệt là nƣớc biển dâng, và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (bao gồm cả biến động khí hậu, nƣớc biển dâng và các hiện tƣợng khí tƣợng cực đoan) đến các lĩnh vực, các ngành và các địa phƣơng.
Xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng tổn thƣơng do biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành và địa phƣơng, xây dựng và lựa chọn các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Xây dựng chƣơng trình khoa học công nghệ về biến đổi khí hậu. Xây dựng và triển khai chƣơng trình khoa học công nghệ quốc gia nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các thể chế, chính sách và kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu; nghiên cứu và triển khai sử dụng năng lƣợng hiệu quả và tiết kiệm; phát triển công nghệ năng lƣợng sạch; tăng cƣờng năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu trong các bộ, ngành.
Rà soát hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành, đánh giá mức độ quan tâm đến yếu tố biến đổi khí hậu trong các văn bản pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc, từ đó xác định những văn bản cần ban hành, cần sửa đổi bổ sung và những nội dung cần bổ sung để nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp. Xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu và các cơ chế chính sách khác có liên quan; đảm bảo các cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động, chú trọng các định chế tích hợp yếu tố biến đổi khí hậu vào các chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phƣơng. Xây dựng cơ chế khuyến khích việc phối hợp thực hiện Chƣơng trình trên toàn quốc, các vùng lãnh thổ, các ngành và các thành phần kinh tế; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức quản lý liên quan tới biến đổi khí hậu từ trung ƣơng tới địa phƣơng.
Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho toàn xã hội về biến đổi khí hậu; tăng cƣờng sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc hoạch định chính sách và cơ chế điều phối, sự tham gia rộng rãi của các doanh nghiệp và cộng đồng trong thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu của Chƣơng trình qua từng giai đoạn.
Tăng cƣờng hợp tác quốc tế. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế nhằm góp phần giải quyết hai yêu cầu chính là: (1) Tranh thủ khai thác, tiếp nhận và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ của quốc tế, bao gồm cung cấp tài chính, chuyển giao công nghệ mới thông qua các kênh hợp tác song phƣơng, khu vực và đa phƣơng và (2) Tham gia các hoạt động hợp tác khu vực và toàn cầu về biến đổi khí hậu.
Tích hợp yếu tố biến đổi khí hậu vào các chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phƣơng. Tích hợp yếu tố biến đổi khí hậu vào các chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội là hoạt động điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch phát triển đó, bao gồm chủ trƣơng, chính sách, cơ chế, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện Kế hoạch phát triển, các nhiệm vụ và sản phẩm của kế hoạch cũng nhƣ các phƣơng tiện, điều kiện thực hiện Kế hoạch phát triển cho phù hợp với xu thế biến đổi khí hậu, các hiện tƣợng khí hậu cực đoan và những tác động trƣớc mắt và lâu dài của chúng đối với Kế hoạch phát triển. Với những tác động của biến đổi khí hậu, việc tích hợp yếu tố biến đổi khí hậu vào Kế hoạch phát triển là sự rà soát, điều chỉnh và bổ sung các Kế hoạch phát triển đã đƣợc hoặc sẽ đƣợc ban hành có tính đến các tác động của biến đổi khí hậu và các biện pháp ứng phó tƣơng ứng. Lồng ghép việc ứng phó với biến đổi khí hậu vào các Kế hoạch phát triển là triển khai sâu rộng chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, nhà nƣớc; là sự thể hiện trách nhiệm không những của các bộ, ngành, địa phƣơng mà cả các doanh nghiệp và cả cộng đồng xã hội ứng phó với biến đổi khí hậu.
Xây dựng các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Dựa trên các đánh giá về diễn biến khí hậu, tác động và khả năng tổn thƣơng theo các kịch bản biến đổi khí hậu đã đƣợc thống nhất, các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu đã đƣợc xác định, các bộ, ngành và các địa phƣơng xây dựng kế hoạch hành động của mình để ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc xây dựng Kế hoạch hành động phải đƣợc thực hiện từng bƣớc theo một trình tự nhất định, bảo đảm chất lƣợng, tính khả thi và hiệu quả thực hiện [8, tr. 24-36].