Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng khung pháp lý và triển khai các dự án CDM

Một phần của tài liệu Việt nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, (Trang 65 - 71)

Các quan chức chính phủ Trung Quốc ban đầu tỏ ra dè dặt khi tham gia vào thị trƣờng CDM, nhƣng sau đó đã trở thành quốc gia hàng đầu về thị trƣờng CDM. Các dự án CDM đã đăng ký và các chứng chỉ đã cấp ở Trung Quốc chiếm lần lƣợt 39,3% và 55,5% trên thế giới [78, tr.69]. Quốc gia này thu hút các nhà đầu tƣ và những ngƣời mua Chứng chỉ giảm phát thải nhà kính CERs với các điều kiện ƣu đãi cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và quản lý công tốt.

Vấn đề đáng quan tâm là quản trị carbon ở Trung Quốc theo tiếp cận từ trên xuống, với các quy định ra lệnh và kiểm soát và kiểm tra của Chính phủ với các công ty của nƣớc ngoài. Thị trƣờng CDM Trung Quốc có đặc điểm là giám sát chặt chẽ và “nhà nƣớc chiếm lĩnh thị trƣờng” do Chính phủ Trung Quốc rất có năng lực trong việc sử dụng các cơ chế thị trƣờng quốc tế để thực hiện các ƣu tiên chính trị của quốc gia mình. Mặc dù ở Trung Quốc với sự hạn chế việc tham gia của cộng đồng trong việc ra quyết định, nhƣng lại có sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ vào các chiến dịch nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Chính phủ Trung Quốc cũng đặt ra các mục tiêu CDM rất rõ ràng:

Thứ nhất, tìm kiếm sự tham gia thị trƣờng carbon để đạt đƣợc thị phần. Bên cạnh đó, đầu tƣ nƣớc ngoài và tiềm năng chuyển giao công nghệ là những động lực chính.

Thứ hai, các dự án CDM nhằm cải thiện hiệu suất năng lƣợng hoặc thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng ngành năng lƣợng ở các vùng kém phát triển hơn của Trung Quốc.

Thứ ba, chính phủ Trung Quốc đánh thuế thu nhập với các dự án CDM; thƣờng thì tỷ lệ là 2% tổng doanh thu mang lại, nhƣng một số dự án nhƣ khí gas công nghiệp, thuế có thể lên tới 65%. Lợi nhuận đƣợc chuyển vào Quỹ CDM thiết lập dùng để cung cấp tài chính cho các dự án năng lƣợng tái tạo. Chính phủ Trung Quốc cho rằng họ sở hữu nguồn giảm khí thải của quốc gia và số khí thải giảm đƣợc từ dự án CDM cụ thể thuộc về chủ sở hữu của dự án

đó. Vì vậy Trung Quốc quy định Chính phủ và chủ dự án CDM là đồng sở hữu đối với khoản thu nhập có đƣợc từ việc chuyển nhƣợng CERs mà dự án CDM mang lại. Vì vậy Trung Quốc đã quy định một số tỷ lệ phân chia nhất định đối với phần thu nhập có đƣợc từ việc chuyển nhƣợng CERs tùy theo loại dự án CDM đƣợc đầu tƣ từ ngày 12/10/2005 trở đi. Các khoản tài chính thu đƣợc từ thuế CERs sẽ đƣợc sử dụng trong việc trợ giá cho các hoạt động biến đổi khí hậu khác. Nói cách khác, doanh thu thuế CERs sẽ tài trợ các dự án có lợi hơn về phát triển bền vững. Theo quyết định này, Trung Quốc làm giảm các lợi ích hiệu quả thu đƣợc từ CERs và tăng chi phí cho quá trình thực hiện dự án CDM. Điều này có thể dẫn đến mất nguồn đầu tƣ CDM cho các nƣớc đang phát triển lớn khác nhƣ Ấn Độ và Brazil. Ngoài ra, các cấp độ khác nhau của các loại thuế khác nhau theo loại dự án cho thấy mối quan tâm lớn của chất lƣợng của CDM đã đƣợc phê duyệt. Trung Quốc áp đặt thuế cao hơn vào lợi nhuận của những dự án giảm phát thải hydrofluorocarbon (HFC) và perfluorocarbons (PFC) và nitơ oxit (N20), trong khi thuế thấp hơn đáng kể vào những ƣu tiên. Cùng với trợ cấp, bổ sung thuế, lệ phí thu đƣợc sẽ trợ cấp cho những dự án có lợi ích lớn hơn bền vững. Mặc dù các loại dự án trong các lĩnh vực giảm phát thải khí HFC và N20 mang lại một số lƣợng lớn CERs, nói cách khác, cung cấp các phƣơng tiện chi phí thấp nhất của tạo ra CERs. Các loại dự án này không đƣợc coi là thuận lợi cho phát triển bền vững của Trung Quốc. Do đó, cơ chế thuế/trợ cấp sẽ tạo ra sự hấp dẫn đối với các dự án mang lại những lợi ích phát triển bền vững cao nhất cho Trung Quốc. Việc hạn chế bởi thuế và cơ chế trợ giá để đảm bảo kết quả tối ƣu cho việc giảm phát thải khí nhà kính. Việc đầu tƣ số lƣợng lớn nhất công nghệ từ CDM sẽ trở thành khả thi bởi việc chuyển giao gián tiếp của thu nhập giữa các chủ dự án thông qua thuế và trợ giá. Nếu thuế không đƣợc áp dụng, lợi nhuận của những dự án sẽ tạo ra cạnh tranh với các dự án khác có thể đóng góp lợi ích phát triển bền vững cao hơn. Thuế trên CERs có thể làm tổn thƣơng khả năng tài chính của các dự án CDM, do đó làm giảm lợi nhuận của nhà đầu tƣ.

Trung Quốc cũng quản lý ngoại hối đối với các dự án CDM. Chính phủ Trung Quốc quy định việc chỉ định ngân hàng trong việc thực hiện các giao dịch liên quan đến việc bán các CERs, đồng thời hạn chế sử dụng ngoại tệ trong thanh toán. Luật quản lý quỹ CDM ghi nhận việc các chủ sở hữu CERs có thể nhận khoản tiền bán CERs trong vòng 15 ngày, nếu muốn nhận thanh toán bằng ngoại tệ qua ngân hàng thì phải bỏ tiền để mua theo giá quy đổi hiện hành.

Ngoài ra, tƣơng tự các chính sách đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, nhà nƣớc đảm bảo nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không kiểm soát đa số các dự án ở Trung Quốc. Chính vì thế, các dự án CDM đƣợc thiết lập thƣờng có ít nhất 51% vốn của Trung Quốc. Cuối cùng, chính phủ thiết lập giá sàn không chính thức đối với chứng chỉ giảm phát thải nhà kính CERs để tránh phá giá. Tóm lại, nhà nƣớc áp dụng việc kiểm soát ra lệnh và kiểm soát truyền thống và điều hành từ trên xuống. Nhà nƣớc Trung Quốc nắm giữ và kiểm soát chặt chẽ bằng mệnh lệnh để quản lý thị trƣờng carbon.

Chính phủ Trung Quốc cũng thành lập một quỹ CDM riêng thông qua luật Quỹ quốc gia về cơ chế phát triển sạch ban hành năm 2010, với mục đích Quỹ nhằm mục đích hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững và kinh tế. Nguồn tài chính gây quỹ từ một phần việc bán CERs theo tỷ lệ giữa chủ sở hữu CERs và Nhà nƣớc; phần quyên góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; các nguồn khác. Việc quản lý quỹ cũng đƣợc đặt ra chặt chẽ, không cho phép sử dụng quỹ để tham gia thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng bất động sản và các sản phẩm tài chính khác.

Liên quan đến chính sách thuế, Trung Quốc cũng có chính sách ƣu đãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh theo cơ chế phát triển sạch cụ thể: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo. Đối với các doanh nghiệp có thu nhập từ việc bán CERs đƣợc xem xét khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp với phần trăm nhất định tùy thuộc vào lĩnh vực của dự án đầu tƣ. Đáng lƣu ý là bên

cạnh việc thu thêm thuế môi trƣờng, Trung Quốc cũng đã triển khai một số chính sách ƣu đãi thuế nhằm khuyến khích tiết kiệm năng lƣợng. Chẳng hạn nhƣ: ƣu đãi thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng sử dụng năng lƣợng sạch hoặc thúc đẩy tái tạo chất thải và nguyên liệu đã qua sử dụng; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trƣờng hoặc công nghệ tiết kiệm năng lƣợng, tiết kiệm nguồn nƣớc… Mặt khác, Trung Quốc cũng đã áp dụng một số chính sách đầu vào về tài chính để thúc đẩy tiết kiệm năng lƣợng, bảo vệ môi trƣờng. Ví dụ, ngƣời tiêu dùng mua sản phẩm tiết kiệm năng lƣợng sẽ đƣợc tài trợ 50% chi phí; hoặc thành lập quỹ đặc biệt để phục vụ việc bảo vệ môi trƣờng nhƣ quỹ về sử dụng năng lƣợng gió, quỹ về sử dụng năng lƣợng tái sinh, quỹ về sử dụng khí gas sinh học…

Về cơ quan liên quan đến thủ tục cấp thƣ xác nhận và thƣ phê chuẩn dự án CDM. Ủy ban Quốc gia về CDM của Trung Quốc đƣợc thiết kế đơn giản chỉ bao gồm đại diện từ 7 bộ ngành chịu trách nhiệm xem xét và phê duyệt các dự án CDM (Ủy ban cải cách và phát triển nhà nƣớc (Đồng chủ tịch); Bộ Khoa học và Công nghệ (Đồng chủ tịch); Bộ Ngoại giao (Phó Chủ tịch); Cục Bảo vệ môi trƣờng (thành viên); Cục Khí tƣợng Trung Quốc (thành viên); Bộ Tài chính (Thành viên); Bộ Nông nghiệp (thành viên). Ủy ban Quốc gia về CDM có trách nhiệm xem xét và phê duyệt các dự án CDM, các thành viên còn lại có trách nhiệm cụ thể theo sự phân công trong quá trình thực hiện hoạt động. Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia (NDRC) đã đƣợc bổ nhiệm là Cơ quan quốc gia (DNA). Với sự thiết kế DNA gọn nhẹ, là cơ sở để các thủ tục hành chính sẽ gọn nhẹ hơn, đỡ tốn thời gian và chi phí hành chính cho việc cấp LOA làm thủ tục đề nghị công nhận của EB. Khoảng thời gian để ra ra văn bản chấp thuận của DNA Trung Quốc là 3 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Đề nghị dự án sau đó đƣợc chuyển tiếp đến Hội đồng quản trị CDM để đánh giá đề nghị và ra quyết định chung. Nếu dự án bị từ chối, nó sẽ phải đƣợc sửa đổi. Sau khi sự chấp thuận của Ủy ban Quốc gia về CDM, NDRC

(DNA) cung cấp một giấy uỷ quyền.

Về số lƣợng hồ sơ phải nộp, pháp luật Trung Quốc quy định rõ ràng, nhà đầu tƣ phải nộp 15 bản sao tiếng Trung Văn kiện thiết kế dự án và 5 bản sao văn kiện bằng tiếng Anh, thêm vào đó, phải cung cấp 15 bản sao (tiếng Trung) thông tin chung về dự án và tài chính.

Tổng thời gian giải quyết thủ tục cấp thƣ xác nhận ý tƣởng (PIN) và cấp thƣ phê duyệt cho dự án CDM (LOA) là 60 ngày. Trong đó, đơn vị thực hiện dự án hoặc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài gửi hồ sơ dự án CDM cho Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia (NDRC), sau đó cơ quan này sẽ NDRC tổ chức cho các chuyên gia để xem xét các hoạt động dự án trong vòng 30 ngày. NDRC sẽ có quyết định về việc có hay không phê duyệt dự án trong vòng 20 ngày (có thể gia hạn thêm 10 ngày và thông báo cho ngƣời nộp đơn về lý do ra hạn) kể từ ngày nộp đơn. Tiếp đó, một tổ chức hoạt động của các cơ quan thực hiện đƣợc mời để tiến hành một đánh giá độc lập các tài liệu thiết kế dự án và đánh giá dự án đủ điều kiện đăng ký CDM.

Về lĩnh vực triển khai dự án CDM ở Trung Quốc đƣợc xác định gồm: ngành công nghiệp năng lƣợng; phân phối năng lƣợng; nhu cầu năng lƣợng; sản xuất; công nghiệp hóa chất; xây dựng; giao thông vận tải; khai thác, chế biến quặng; sản xuất kim loại; phát thải của các nhiên liệu dễ bay hơi (rắn, lỏng, khí); clorua, carbon, sản xuất và tiêu thụ hexafluoride lƣu huỳnh dễ bay hơi của khí thải; dung môi; xử lý chất thải; trồng rừng và tái trồng rừng; nông nghiệp. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích phát triển các dự án CDM trong các lĩnh vực: năng lƣợng tái tạo: nhƣ các dự án thủy điện, các dự án năng lƣợng gió, năng lƣợng mặt trời, điện sinh khối (nhƣ rơm, thế hệ điện sinh học chất thải) các dự án, quá trình công nghiệp năng lƣợng hiệu quả: chẳng hạn nhƣ nhà máy giấy, nhà máy phân bón, xi măng, nhà máy nhiệt điện, nhà máy thép; các dự án giảm phát thải khí mê-tan chẳng hạn nhƣ: xử lý nƣớc thải từ nhà máy chế biến, các nhà máy dƣợc phẩm, sản xuất các chất hữu cơ, dự án xử lý rác thải bằng công nghệ sinh học; lĩnh vực sử nhiên liệu thay thế than đá

và nhiên liệu hóa thạch khác trong sản xuất công nghiệp nhƣ các dự án phát điện từ khí tự nhiên thu hồi từ bãi rác hay phân hữu cơ.

Nhƣ vậy, pháp luật Trung Quốc cũng có những quy định khá chặt chẽ về CDM trong đó đặc biệt là chính sách ƣu đãi thuế đối với các dự án CDM và việc đánh thuế thu nhập với việc xuất khẩu CERs trong các lĩnh vực khác nhau. Việc quy định giá sàn với CERs nhằm hạn chế việc phá giá và đảm bảo lợi ích quốc gia trong hoạt động xuất khẩu CERs là điều cần thiết. Việc quản lý ngoại tệ cũng là một trong những quy định mà Việt Nam cần nghiên cứu để quy định nhằm bảo vệ nội tệ quản lý nguồn ngoại hối. Cần có sự phân biệt giữa các dự án CDM trong các lĩnh vực khác nhau trên cơ sở chính sách thuế. Chính điều này sẽ mang lại cho lợi ích chung lâu dài và thiết thực hơn, đảm bảo tính công bằng cho các dự án đầu tƣ theo hình thức CDM; khuyến khích các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực kém hấp dẫn và hoàn thành tốt nhất nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng. Thủ tục và hồ sơ xin cấp PIN và LOA của Trung Quốc cũng khá thuận lợi và nhanh chóng. Đây là một khuyến khích đáng kể với các dự án CDM trong giai đoạn xây dựng ý tƣởng. Việc hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng bằng chính sách giá với các sản phẩm sản xuất theo công nghệ sạch đã giúp nâng cao ý thức của ngƣời dân trong bảo vệ môi trƣờng và khuyến khích, hỗ trợ khâu tiêu thụ sản phẩm của các chủ đầu tƣ dự án; phân biệt đƣợc sản phẩm của dự án CDM với các dự án khác.

Một phần của tài liệu Việt nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)