Hoàn thiện các quy định về phát triển năng lượng sạch

Một phần của tài liệu Việt nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, (Trang 133 - 134)

Năng lƣợng giữ vai trò trọng yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Tuy nhiên, việc tiêu thụ năng lƣợng cũng là nguồn nguy hại. Vì vậy, dƣới góc độ sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng nói riêng hay phát triển bền vững nói chung, năng lƣợng sạch đƣợc coi là một nội dung quan trọng không tách rời các hoạt động này. Để góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về năng lƣợng sạch và năng lƣợng tái tạo, sau đây là một số ý kiến đề xuát hoàn thiện:

Thứ nhất, cần mở rộng định nghĩa về năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo trên cơ sở tham khảo định nghĩa của EU và một số quốc gia.

Thứ hai, cụ thể hóa các biện pháp thúc đẩy việc phát triển năng lƣợng sạch, đặc biệt là cơ chế hỗ trợ về thuế, tài chính và công nghệ. Các khoản thuế môi trƣờng cũng nên tính cao hơn đối với các nguồn nhiên liệu truyền thống so với nguồn nhiên liệu sạch khác để hƣớng tới nguồn năng lƣợng sạch.

Trong một thời gian ngắn, sẽ rất khó thay đổi để cung cấp 100% nguồn năng lƣợng tái tạo. Do vậy, các tiêu chuẩn ô nhiễm cần điều chỉnh cho phù hợp để có thể giảm thiểu dẫn ô nhiễm gây ra từ việc tiêu thụ năng lƣợng nhƣ đối với các nhà máy điện, các phƣơng tiện giao thông, công trình xây dựng. Khuyến khích các công trình sử dụng năng lƣợng tái tạo: nhƣ pin mặt trời, năng lƣợng từ gió...

Thứ ba, một biện pháp khuyến khích nữa cũng rất nên sử dụng đó là việc trao giải thƣởng cho các công ty có các sản phẩm phù hợp với việc tiết kiệm nhiên liệu, năng lƣợng và dán nhãn cho các sản phẩm này, đồng thời có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, định hƣớng ngƣời tiêu dùng.

Thứ tƣ, cần có quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa EVN và các đơn vị sản xuất điện sạch theo dự án CDM và các dự án khác về năng lƣợng tái tạo nhằm tránh độc quyền và nghiên cứu cơ chế giá trong việc mua điện từ EVN, đảm bảo có lãi cho đơn vị sản xuất. Nên tham khảo kinh nghiệm của một số

quốc gia phát triển nhƣ CHLB Ðức. Từ năm 1991, Đức đã ban hành luật về năng lƣợng tái tạo (RE Law), theo đó, các nhà sản xuất điện đều mặc nhiên đƣợc hòa lƣới (không phải thƣơng thuyết, ký kết hợp đồng với hãng truyền tải và phân phối điện) và đƣợc thanh toán tiền theo khung giá quy định (còn có thể đƣợc trợ giá từ ngân sách nhà nƣớc, bởi vì lợi ích đem lại từ phát triển nguồn điện này có ý nghĩa toàn diện cả về quốc kế, dân sinh, môi trƣờng).

Một phần của tài liệu Việt nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, (Trang 133 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)